Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 14: Tự tin

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 14: Tự tin

Tiết 14

 Bài 11 : TỰ TIN

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.

- Nêu được ý nghĩa của sống tự tin.

 2. Kĩ năng:

 - Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.

 3. Thái độ:

- Tin ở bản thân mình,không a dua,dao động trong hành động.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên: Chuyện kể về những tấm gương tự tin trong học tập và trong công việc.

2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2804Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 14: Tự tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn..
Ngày giảng
7A
7B Tiết 14
 Bài 11 : TỰ TIN
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của sống tự tin. 
 2. Kĩ năng: 
 - Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
 3. Thái độ: 
- Tin ở bản thân mình,không a dua,dao động trong hành động.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chuyện kể về những tấm gương tự tin trong học tập và trong công việc. 
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 7A :
 7B :
2. Kiểm tra bài cũ: 
 H: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?.
 2. Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
* Hoạt động 1:Tìm hiểu truyện đọc sgk.
GV: Gọi HS đọc truyện.
H: Hoàn cảnh gia đình Hà như thế nào?
HS: Trả lời.
H: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh ntn?
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét,ghi bảng.
GV : Lí do nào mà bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài?
HS : Trả lời.
GV:Hãy nêu những việc làm thể hiện sự tự tin của Hà?
HS : Nói chuyện thoải mái,tự tin và chững chạc
Tự tin kể chuyện cho người nước ngoài nghe để họ sửa giúp những từ nói chưa đúng ngữ pháp, nói sai. 
Tự tin chuyên sâu vào 2 vấn đề giáo dục và môi trường khi sang học ở Xin-ga-po.
H: Qua câu chuyện trên,em có nhận xét gì về bạn Hà?
HS: Trả lời.
H: Em hãy nêu một số biểu hiện của tính tự tin trong cuộc sống ?
HS: tin vào khả năng của bản thân mình,dám tự quyết định và hành động chắc chắn những việc khó khăn,dám nghĩ,dám làm..
H: Nêu ví dụ về những biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin trong cuộc sống?
HS: Nêu ví dụ.
GV: Bổ sung: 
- Tự tin: mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đông người;không lúng túng,sợ sệt khi phải đối mạt với khó khăn mà bình tĩnh tìm cách giải quyết..
- Thiếu tự tin như ngại ngùng,xấu hổ trước đám đông;lúng túng, lo lắng, sợ hãi khi phải đối mặt với những công việc khó khăn..
GV Yêu cầu HS kể về những tấm gương về sự tự tin trong cuộc sống.Nêu những kết quả mà sự tự tin mang lại cho họ.
H: Hãy kể một việc làm thiếu tự tin và hậu quả của nó.
HS: Trả lời.
GV:Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.Nếu không có tự tin con người trở nên nhỏ bé yếu đuối.
Chúng ta cần phải thể hiện sự tin trong những công việc cụ thể.VD như: Tự giải quyết lấy các công việc của mình trong học tập,lao động,trong các hoạt động,cuộc sống cá nhân.Khi gặp khó khăn không nản lòng,không chùn bước.Không phụ thuộc,dựa dẫm vào người khác..
*Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học.
H: Theo em tự tin là gì?.
HS :Trả lời.
H : Bản thân em đã tự tin chưa? Khi gặp việc khó,bài khó em có nản lòng,chùn bước không?
Hãy nêu 1 vài việc làm tốt của bản thân em nhờ có lòng tự tin?
HS :Trả lời.
H : Hãy nêu ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?
HS :Trả lời
Gv: Chốt một số ý.
H: Chúng ta phải rèn luyện như thế nào để có tính tự tin trong cuộc sống ?
HS: Trả lời.
GV : Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào?
HS : Tự liên hệ bản thân.
GV : Em hiểu thế nào là tự lực, tự lập? từ đó nêu mối quan hệ giữa tự lực, tự tin và tự lập?
HS : Trả lời.
GV : Giải thích thêm.
* Tự lực: tự làm lấy và giải quyết các công việc của bản thân.
* Tự lập: tự xây dựng cuộc sống cho mình, không dựa dẫm vào người khác.
* Tự tin, tự lực, tự lập có mqh chặt chẽ, người có tính tự tin mới có tính tự lập, tự lực trong cuộc sống
* Hoạt động 3.Luyện tập.
Bài b (SGK).
- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của đề bài
HS : Đọc và suy nghĩ làm bài.
HS: Trả lời,nhận xét,bổ sung.
GV : Nhận xét,kết luận.
Bài tập d.
- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của đề bài
HS: Nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên 
I.Truyện đọc:
“Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin-ga-po”.
- Góc học tập là căn gác xép ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát sét củ kĩ.
- Hà không đi học thêm, chỉ học ở SGK, sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên tivi.
- Hà cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài.
- Hà là học sinh giỏi toàn diện.
- Nói tiếng Anh thành thạo.
- Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin-ga-po.
- Hà là người chủ động, tự tin trong học tập.
- Tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, chủ động trong học tập.
=> Hà thành công trong học tập.
II.Nội dung bài học:
1.Khái niệm.
Tự tin là:
 Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động, cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
2. Ý nghĩa: 
- Giúp con người có thêm nghị lực, sức mạnh,sự sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn
- Nếu thiếu tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
3. Cách rèn luyện:
- Chủ động, tự giác trong học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải..
III.Bài tập.
Bài b : Đồng ý: 1,3,4,5,6,8.
Bài tập d
Hành vi của Hân là thiếu sự tự tin.Hân không tự tin vào bài làm của mình, lập trường không vững vàng.lo lắng khi thấy kết quả của mình không giống với kết quả của bạn.
4. Củng cố: 
 - Hãy kể 1 việc làm thể hiện thiếu tự tin và hâu quả của nó?
5.Hướng dẫn về nhà.
 - Học bài, hoàn thiện bài tập vào trong vở.
 - Tìm đọc các tài liệu về phòng chống Ma tuý.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14 c.doc