Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 19 đến 23

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 19 đến 23

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

- Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.

- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.

2. Kỹ năng:

- Biết phân biệt nhưng biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.

- Biết sống, làm việc có kế hoạch.

3. Thái độ :

- Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạc, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch.

 

doc 23 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 19 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/12/2010 Tiết 19.Tuần 19
Ngày dạy : 04/01/2011 Bài 12. ( Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Kiến thức:
- Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.
- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
Kỹ năng:
- Biết phân biệt nhưng biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.
- Biết sống, làm việc có kế hoạch.
Thái độ :
- Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạc, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch.
II/ CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG CHỦ ĐỀ BÀI:
- Kỹ năng phân tích, so sánh.
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng quản lí thời gian.
- Kỹ năng dảm nhận trách nhiệm để xây dựng kế hoạch và thực hiện sống và làm việc có kế hoạch.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC SỬ DỤNG:
Nghiên cứu trượng hợp điển hình.
Động não.
Thảo luận nhóm
Thực hành xây dựng kế hoạch làm việc, học tập.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
SGK và SGV GDCD7.
Giấy khổ lớn.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Ổn dịnh :
Kiểm tra:
1/ Khám phá: 
 GV giới thiệu tình huống.
 Cơm trưa mẹ đã dọn nhưng vẫn chưa thấy An về mặc dù giờ tan học đã lâu. An về nhà muộn với lí do mượn sách của bạn để làm bài tập.Cả nhà đang nghỉ trưa thì An ăn xong, vội vàng nhặt mấy quyển vở trong dống vở lộn xộn để đi học thêm. Bửa cơm tối cả nhà sốt ruột đợi An. An về muộn với lí do đi sinh nhật bạn. Không ăn cơm An đi ngủ và dặn mẹ: ”Sáng sớm mai gọi con dậy sớm để xem bóng đá và làm bài tập.” 
 GV đặt câu hỏi : 
1/ Những câu nào chỉ việc làm của An hàng ngày ?
2/ Những hành vi đó nói lên điều gì? 
 Gv nhận xét, bổ sung và chuyển ý vào bài học hôm nay. 
2/ Kết nối: 
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu các chi tiết trong bản kế hoạch mà Hải Bình đã xây dựng.
* Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
Kẻ bảng kế hoạch trong SGK trản 36 ra giấy khổ to treo lên để hs quan sát, phân tích.
1/Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của Hải Bình.
( Gợi ý :
+ Nội dung giáo dục toàn diện ở nhà trường, gia đình và xh.
+ Học văn hoá với các hoạt động khác.
+ Bản kế hoạch của Bình có hợp lí hay thiếu gì không, chỗ nào quá thừa ?)
2/Em có nhận xét gì về tính cách của Hải Bình ? ( Chú ý câu mở đầu : Ngay sau ngày khai giảng đã lên lịch làm việc, học tập)
3/Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì ?
Kết luận :
* Qua phần tìm hiểu thông tin, so sánh bảng kế hoạn của Hải Bình và Vân Anh ta rút ra được kinh nghiệm cho bản thân : Trong cuộc sống, học tập, lao động chúng ta luôn vạch ra kế hoạch từ việc nhỏ đến việc lớn...Bởi có vạch kế hoạch thì chúng ta sẽ tiết kiệm dược thời gian, công sức mà đạt hiệu quả cao... 
1/Tìm hiểu truyện đọc :
1/Thời gian biểu từng ngày có nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí.
Tuy nhiên trong kế hoạch còn có những điểm chưa thật hợp lí như : Thiếu những việc làm cụ thể trong khoảng thời gian từ 11h30 – 14h, từ 17h – 19h. Lạo động giúp gia đình còn quá ít. Thiếu thời gian ăn, ngủ, thể dục. Xem ti vi nhiều.
2/Là người có ý thức tự giác, có ý thức tự chủ. Chủ động làm việc một cách có kế hoạch không cần ai nhắc nhở.
3/Hải Bình sẽ chủ động trong công việc.
Không lãng phí thời gian.
Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
3/ Thực hành / Luyện tập :
b/ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạc công việc.
* Mục tiêu: Hình thành ở học sinh kĩ năng xây dựng kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và kĩ năng diều chỉnh, tự đánh giad kết quả hoạt động theo kế hoạch. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
Gv yêu cầu hs so sánh kế hoạch làm việc của Hải Bình và Vân Anh? 
Kết luận :
Rút ra được kết luận:
*Kế hoạch của Hải Bình cần bổ sung thêm khoản thời gian còn trống trong bảng kế hoạch.
* Kế hoạch của Vân Anh:
Cần điều chỉnh thời gian cho hợp lí.Chú ý thời gian từ 23h đến 23h30p
HS so sánh và đưa ý kiến :
+ Bản kế hoạch của Hải Bình: Thiếu ngày, như vậy có thể nhầm lịch tuần này sang lịch của tuần khác.
+ Bản kế hoạch của Vân Anh cụ thể, chi tiết hơn Hải Bình. Thể hiện rõ ràng công việc trong mỗi giờ, ngày.
+ Nội dung công việc của Vân Anh thể hiện trong kế hoạch cân đối, toàn diện hơn, thể hiện một qui trình hoạt động tự 5 giờ sáng đến 23 giờ hàng ngày và thứ hai đến chủ nhật. 
c/ Hoạt động 3 : Rèn luyện cho học sinh nhận biết cần phải làm việc có kế hoạch .
* Mục tiêu: : Gv hướng dẫn Hs nhận biết việc lợi khi làm việc có kế hoạch và hại khi làm việc không có kế hoạch. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
Gv tổ chức HS chơi “Nhanh mắt, nhanh tay”
Gv phát phiếu học tập( cả lớp trả lời 3 câu hỏi khác nhau) mối em trả lời một câu.
1/ Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch?
Có lợi
Có hại
2/ Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp khó khăn gì?
3/ Bản thân em làm tốt việc này chưa? Tự rút ra bài học gì cho bản than?
GV nhận xét , bổ sung và phân tích và phân tích để học sinh thấy được làm việc có kế hoạch là ích lợi hơn. Rèn luyện ý chí, nghị lực.
 Từ đó học tập và rèn luyện có kết quả cao hơn và các bạn có được cha mem, thầy cô yêu quí. 
Kết luận :
Hs thảo luận , trình bày ý kiến cá nhân.
1/ *Có lợi:
 - Rèn luyện ý chí, nghị lực 
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì.
- Kết quả rèn luyện, học tập tốt.
- Thầy cô, cha mẹ yêu quí.
 * Có hại :
- Ảnh hưởng dến người khác.
- Việc làm tùy tiện.
- Kết quả kém. 
2/ Khó khăn : 
Tự kiềm chế hứng thú, ham muốn, đấu tranh vói cám dỗ bên ngoài. 
3/ Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân. 
4/ Vận dụng :
d/ Hoạt động 4: Luyện tập :
* Mục tiêu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
Treo bảng kế hoạch của bạn Vân Anh. HS quan sát, ghi ý kiến vào phiếu học tập.
Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh ?
So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh ?
Từ ưu nhược điểm của 2 bản kế hoạch, chúng ta có thể đưa ra phương án nào để tránh các nhược điểm trên ?
Về nhà tự lập kế hoạch.
Kết luận :
 Học sinh quan sát, đưa ý kiến và về nhà lập kế hoạch cho bản than.
Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà lập kế hoạch làm việc trong tuần. Nộp cho GV vào tiết học sau.
Chuẩn bị phàn còn lại của bài học.
Sưu tầm tranh ảnh quy định về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em.
VI/ TƯ LIỆU:
 Tục ngữ:
 Việc làm hôm nay chớ để ngày mai.
 Ghi nhớ:
Làm bất cứ chuyện gì cũng phải suy nghĩ trước.
Lời nói mà suy nghĩ trước mới không bị vấp váp.
Việc làm mà tính trước không bị thất bại.
Tính nết cố định trước mới tránh được lỗi lầm.
 Trung Dung. 
VII/ RÚT KINH NGHIỆM :
...................
Ngày soạn : 28/12/2010 Tiết 20.Tuần 20.
Ngày dạy : 11/01/2011 Bài 12. Tiết 2
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1/ Kiến thức:
- Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.
- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
2/ Kỹ năng:
- Biết phân biệt nhưng biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch.
- Biết sống, làm việc có kế hoạch.
3/ Thái độ :
- Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạc, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch.
II/ CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG CHỦ ĐỀ BÀI:
- Kỹ năng phân tích, so sánh.
- Kỹ năng xác định giá trị.
- Kỹ năng quản lí thời gian.
- Kỹ năng dảm nhận trách nhiệm để xây dựng kế hoạch và thực hiện sống và làm việc có kế hoạch.
III/ PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC SỬ DỤNG:
Nghiên cứu trượng hợp điển hình.
Động não.
Thảo luận nhóm
Thực hành xây dựng kế hoạch làm việc, học tập.
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
SGK và SGV GDCD7.
Giấy khổ lớn.
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Ổn dịnh :
Kiểm tra:
 Gv yêu cầu học sinh trình bày bảng kế hoạch . Thu về nhà xem, nhận xét và trả cho HS vào tiết học sau. 
TIẾT 2
a/Hoạt động 1 : Tiếp hoạt động luyện tập : 
Mục tiêu :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Cách tiến hành :
Kiểm tra kế hoạch cá nhân của hs.
Nhận xét. đọc bản kế hoạch của một em xuất sắc nhất.
 Trình bày bảng phụ một số câu hỏi :
 1/ Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ?
2/ Yêu cầu của kế hoạch phải như thế nào?
3/ Trình bày ý nghĩa của làm việc có kế hoạch?
4/ Yêu cầu học sinh trinh f bày trách nhiệm của bản thân?
Kết luận:
II Nội dung bài học:
II Nội dung bài học:
1/ Thế nào là làm việc có kế hoach?
 Xác định được nhiệm vụ, sắp xêp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí.
2/ Yêu cầu của kế hoạch phải:
 Cân đối các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình
3/ Ý nghĩa của làm việc có kế hoạch:
 -Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
 -Đạt kết quả cao trong công việc.
 - Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.
4/Trách nhiệm bản thân:
Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
Cần biết làm việc có kế hoạch, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
b/ Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi. Rèn luyện cho học sinh tự giác trong học tập và các sinh hoạt khác.
* Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Cách tiến hành: 
Tổ chức trò chơi nhanh tay nhanh mắt :
Hình thức : Trình bày trên bảng xem ai nhanh hơn.
Có thể có sự tiếp sức giữa các bạn trong nhóm.
Câu hỏi :
Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch.
Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
Bản thân em có làm tốt việc này không ?
Giải thích câu : Việc hôm nay chớ để ngày mai.
(Quyết tâm tránh lãng phí thời gian, đúng hẹn với mọi người, làm đúng kế hoạch đề ra.)
Kết luận :
 HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
c/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
* Mục tiêu: Giúp Hs nắm vững kiến thức đã học. Thự hành các bài tập ở tại lớp và về nhà.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Cách tiến hành: 
Tổ chức trò chơi đóng vai :
1. Bạn Hạnh cẩu thả, tuỳ tiện, tác phong luộm thuộm, không có kế hoạch, kết quả học tập kém.
2. Bạn Minh cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, kết quả học tập tốt được mọi người quý mến.
Kết luận : Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển cao thì sống và làm việc có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. Hs chúng ta phải học tập, rèn luyện thói quen làm việc có khoa học để đạt kết quả tốt trong học tập, xứng đáng là con ngoan trò giỏi.
 HS chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của GV
Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà lập kế hoạch làm việc trong tuần.
Chuẩn bị bài 13 SGK trang 38,  ... về những gì?
2. Trong đó những gì có sẳn, những gì do con người tạo ra?
3 .Hãy kể một số yếu tố khác của môi trường tự nhiên và nhân tạo mà em biết?
4. Thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên? 
*Kết luận:
+Môi trường: là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người.
+Tài nguyên thiên nhiên: 
là những của cải vật chất có sẳn trong thiên nhiên mà con người có thể khai thac, chế biến, sử dụng và phục vụ cho con người 
là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. 
I/ TRUYỆN ĐỌC:
 HS thảo luận và đưa ra ýkiến của nhóm. (Trình bày bảng phụ)
Nhóm 1: 
 Những hình ảnh về sông hồ, biển, rừng, núi, động thực vật, khoáng sản, trường học, nhà máy, đường giao thông
Nhóm 2:
 + Có sẳn:
 Sông hồ, biển, rừng, núi, động thực vật, khoáng sản,
 + Con người tạo ra:
Trường học, nhà máy, đường giao thông
Nhóm 3:
Một số yếu tố khác của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
 *Môi trường tự nhiên: Đất, nước, rừng, động thực vật, thực vật, khoán sản, không khí, nhiệt độ, ánh sáng
* Tài nguyên thiên nhiên là: Sản phẩm do thiên nhiên tạo nên như rừng cây, động thực vật quí hiếm, khoáng sản, nguồn nước, dầu khí 
Nhóm 4:
 HS dựa vào những nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi.
b / Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu nguyên nhân ô nhiễm môi trường và vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Mục tiêu :
HS nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người 
Rèn luyện các kĩ năng sống: Xử lí thông tin; tư duy phê phán; xác định giá trị.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK hoặc cho HS quan sát băng hình về tình hình môi trường, tác động của con người và hậu quả của những tác động đó đối với môi trường, tài nguyên.
 Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Hãy nêu những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta?
Câu hỏi 2: Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm, hủy hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ?
Câu hỏi 3: Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên đối với đời sống con người? Cho ví dụ?
Câu hỏi 4: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? 
* Kết luận :
 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như vậy nên chúng ta cần thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
HS chia thành các nhóm nhỏ thảo luận theo các câu hỏi : 
Câu 1 : Những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói, bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra; không khí ngột ngạt; khí hậu biến đổi bất thường
Câu 2: 
Câu 3: Hậu quả : Thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khỏe, tính mạng cn người 
Câu 4: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọngđặc biệt đối với đời sống con người. 
c / Hoạt động 3: Tìm hiểu những qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 * Mục tiêu:
 -HS kể được những qui định cơ bản của pháp luật nươc ta về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
 -Rèn luyện các KNS: giao tiếp/ ứng xử; phản hồi/ lắng nghe tích cực
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
GV sử dụng kĩ thuật hỏi chuyên gia để tiến hành hoạt động này.
 GV mời một nhóm HS đóng vai chuyên gia tư vấn/ luật sư môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 hiệu quả. 
Kết luận :
 - GV chốt lại những qui định của pháp luật về nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; một số điều nghiêm cấm liên quan đến bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, không khí, động vật quí hiếm.
- Nhấn mạnh trách nhiệm của công dân trong đó có HS phia rtuaan theo những qui định này, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật. 
- HS đóng vai là công dân lần lượt đặt câu hỏi cho các chuyên gia về các qui định của pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
- Một HS điều khiển, mời các bạn đặt câu hỏi và mời chuyên gia trả lời. 
? Ở nước ta có Luật nào qui định về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
? Pháp luật nước ta qui định như thế nào về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức , cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, tái nguyên thiên nhiên?
?Thế nào là bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?
? Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến bảo vệ rừng?
? Để bảo vệ nguồn nước, pháp luật nghiêm cấm hành vi nào? 
? Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến bảo vệ dộng vật quí hiếm? 
( Phần trả lời trong sach GDKNS/ 106)
Tiết 23.Tuần 23.
 Ngày soạn : 10/01/2011 Bài 14. ( Tiết 2) 
 Ngày dạy : 08/02/2011 TIẾT 2
 d/ Hoạt động 4: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 * Mục tiêu:
 -HS nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 -Rèn luyện kỹ năng tư duy phê phán sáng tạo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
GV phát phiếu học tập yêu cầu HS trả lời theo câu hỏi sau:
 ?Theo em những biện pháp, hành động nào có thể bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và môi trường có hiệu quả?
 GV và HS cùng đánh giá từng câu trả lời trên bảng để tìm ra những biện pháp phù hợp, có tính kinh tế, tính hiệu quả. 
Kết luận :
 - Biện pháp vi mô (hành động của mỗi người ): gữi gìn vệ sinh và môi trường ở xung quanh, trồng cay xanh,sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng qui định.
- Biện pháp vĩ mô (của nhà nước): Ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nghĩa vụ bảo vệ môi trường; xử lí nhũng hành vi vi phạm; tham gia các Chương trình hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, .. 
3/ Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người:
 + Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường con người không thể tồn tại được
+ Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
4/ Những qui định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
+ Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
+ Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường.
+ Bảo vệ môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững. 
5/ Biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường:
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi qui định.
+ Hạn chế dùng chất khó phân hủy (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và sử dụng đồ phế thải.
+ Tiết kiệm điện, nước sạch
+ Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở, các bạn cùng thực hiện. 
II/ NỘI DUNG BÀI HỌC:
1/ Môi trường:
Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên,
nhân tạo bao quanh con người, tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và tài nguyên thiên nhiên.
2/ Tài nguyên thiên nhiên:
 Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người.Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường, 
 HS phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận và dưa ra ý kiến của mình lên phiếu học tập và dán lên bảng. 
3/ Thực hành / Luyện tập:
e/ Hoạt động 5: Xử lí tình huống về bảo vệ môi trường. 
*Mục tiêu:
 - Phát triển kĩ năng đánh giá và ứng xử trước những tình huống liên quan dến vấn đề môi trường.
 - Rèn luyện KNS ra quyết định; tư duy phê phán ; kiểm soát căm xúc... 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
GV nêu tình huống:
Ở gia đình An sinh sống, một số người thường vứt xác động vật chết vuống hồ, ao hoặc vứt ra đường.
Yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận theo các câu hỏi:
? Em hãy nhận xét hành vi trên ?
? Nếu em là An, chứng kiến sự việc đó em sẽ làm gì?
Kết luận :
 Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cân bằng sinh thái; ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do con người gây ra 
 Mọi hành vi làm tổn hại cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên sẽ bị xử lí theo qui định của pháp luật. 
 HS thảo luận, tranh luận về cách đánh giá hành vi, về những cách ứng xử và lựa chọn cách ứng xử tối ưu trong những trường hợp, điều kiện cụ thể. 
 HS trả lời 
- Hành vi đó là sai trái, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến sưc khỏe của con người. 
- Nếu chứng kiến sự việc, em ngăn chặn bằng cách góp ý, khuyên nhủ, thuyết phục.. Nếu không ngăn chặn được thì phải kịp thời báo cho người có trách nhiệm biết để ngăn chặn xử lí. 
4/ Vận dụng:
f/ Hoạt động : Dự án tìm hiểu tình hình môi trường hoặc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. 
*Mục tiêu:
 - HS biết đánh giá tình hình môi trường liên quan dến vấn đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở địa phương và góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
 - Rèn luyện KNS:Tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, lập kế hoạch, đẩm trách trách nhiệm. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Cách tiến hành:
A/ GV hướng dẫn các nhóm HS xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện dự án:
- Xác định nội dung dự án: Các nhóm thảo luận , đề xuất nội dung công việc .
B/ Hs về nhà thực hiện các bước tiếp theo của dự án 
Thực hiện kế hoạch theo dự án theo kế hoạch đã phân công
Thu thập số liệu, viết báo cáo kết quả.
Trình bày báo cáo trước lớp về sản phẩm của dự án.
Kết luận :
 GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và khuyến khích HS thực hiện tốt các qui định về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên ở nhà trường và địa phương.
 HS thảo luận, tranh luận và đưa ra các ý kiến :
 -Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương có những biểu hiện tốt hoặc chưa tốt, các nguồn gây ô nhiễm, các hình thức gây ô nhiễm
 HS trả lời 
- Hành vi đó là sai trái, vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng xấu đến sưc khỏe của con người. 
- Nếu chứng kiến sự việc, em ngăn chặn bằng cách góp ý, khuyên nhủ, thuyết phục.. Nếu không ngăn chặn được thì phải kịp thời báo cho người có trách nhiệm biết để ngăn chặn xử lí. 
* Hướng dẫn học ở nhà:
 Về nhà làm các bài tập trong SGK.
Làm bài tập a, b, e, g SGK / 47
 Sưu tầm tranh ảnh về tài nguyên, môi trường.
Chuẩn bị bài 14 : BẢO VEEK DI SẢN VĂN HÓA.
VI/ TƯ LIỆU:
 Điều 29, Hiếp pháp 1992
 Điều 6,7, 9 Luật Bảo vệ môi trường năm 1997.
 Điều 20 Luật Bảo vệ và phát triển rừng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoan7 T 1923 co tich hop KNS.doc