Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiếp theo)

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiếp theo)

Tiết 28

Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.

I.Mục tiêu bài học. ( Tiếp theo)

1. Kiến thức.

- Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Kĩ năng.

- Biết phát hiện và báo cho mọi người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu.

3. Thái độ.

- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/ 4/ 2011
Ngày giảng:
7A..
7B.. Tiết 28
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.
I.Mục tiêu bài học. ( Tiếp theo)
1. Kiến thức.
- Hiểu thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Kĩ năng.
- Biết phát hiện và báo cho mọi người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm việc xấu.
3. Thái độ.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
II. Chuẩn bị.
Giáo viên: Hiến pháp 1992.
Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức: 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ.
HS: Trả lời.
* Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Nhận xét, đưa tình huống.
Tình huống.Ông Đông bị bệnh thấp khớp đã lâu mà không khỏi. Bà Đông đi xem bói ông thầy bói gần nhà, thầy bói nói nhà bà có ma quỷ ám, phải làm lễ cúng thật to để đuổi ma quỷ đi.
Tin thầy bói, nhà ông Đông đã bán con trâu duy nhất để làm lễ với mong muốn ông sẽ khỏi bệnh.
Em có suy nghĩ gì về tình huống trên?
HS: Suy nghĩ trả lời.
(Mê tín→ không khỏi bệnh, mất tiền.)
GV: Kết luận.
- Đây là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội, việc làm đó không thể hiện sự tín ngưỡng mà thể hiện mê tín dị đoan.
Vậy, em hiểu mê tín dị đoan là gì?
HS: Trả lời.
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình..
H: Lấy một số ví dụ về hành vi mê tín dị đoan?
HS: Tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng..
Quan niệm: Mùng năm mười bốn hai ba.
Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn.
- Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba
H: Lấy một số ví dụ về hành vi mê tín dị đoan ở HS chúng ta?
HS: Đi lễ để được điểm cao, không ăn trứng trước khi thi, không ăn xôi lạc, không ăn chuối, Sợ gặp phụ nữ..
H: Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các hành vi mê tín dị đoan?
HS: Vì đây là hành vi gây hậu quả xấu nên cần có thái độ phê phán, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan.
GV: Chuyển ý.
GV: Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung, kết luận ghi bảng
HS: ghi bài
H: Bản thân em thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như thế nào?
HS: Tự liên hệ.
GV:Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? 
HS: Trả lời
GV: Bổ sung, kết luận ghi bảng
HS: ghi bài
H: Nếu gần nhà em có địa điểm lập điện thờ với mục đích kinh doanh, em sẽ làm gì?
HS: Báo cho người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người không tin, mê tín dị đoan.
* Hoạt động 2. Luyện tập.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập e, g trong SGK.
HS: Làm bài tập.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét
I. Đặt vấn đề.
II. Nội dung bài học.
Tín ngưỡng, tôn giáo.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
* Mê tín dị đoan.
Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình..
3. Trách nhiệm của công dân.
- Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo, không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo.
4. Quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
II. Bài tập
Bài e: Đáp án 1, 2, 3, 4, 5.
Bài g: HS hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. HS trình bày cách khắc phục.
4. Củng cố.
GV kết luận bài học: Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta có thể theo đạo phật, đạo thiên chúa và có thể không theo đạo nào. Dù là đạo gì cũng là mục đích hướng vào điều thiện, tránh điều ác, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước..
5. Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà học bài, đọc trước bài mới
- Làm bài tập còn lại SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 28.doc