Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 29+ 30: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 29+ 30: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TiÕt 29+ 30

NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức

- Nêu được nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai? ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo?

- Cơ cấu tổ chức nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia giai cấp thế nào?

- Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước

2.Kĩ năng

- Giúp hs biết thực hiện PL, qui định của địa phưong, qui định, qui chế, nội qui của nhà trường, giúp đỡ nhà nước làm nhiệm vụ.

- Biết đấu tranh hiện tượng vô kỉ luật

3.Thái độ

 Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách pháp luật và tin thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3826Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 29+ 30: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So¹n: /3/2011
Gi¶ng: 7b,c ( /3), 7a ( / 3)
TiÕt 29+ 30 (TuÇn )
NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Nêu được nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai? ra đời từ bao giờ, do ai (Đảng nào) lãnh đạo?
- Cơ cấu tổ chức nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào? Phân chia giai cấp thế nào?
- Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước
2.Kĩ năng
- Giúp hs biết thực hiện PL, qui định của địa phưong, qui định, qui chế, nội qui của nhà trường, giúp đỡ nhà nước làm nhiệm vụ.
- Biết đấu tranh hiện tượng vô kỉ luật
3.Thái độ
 Hình thành ở HS ý thức tự giác thực hiện chính sách pháp luật và tin thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 SGK, SGV GDCD 7, hiến pháp 1992, sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy nhà nước
III. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Nhà nước CHXHCNVN là của ai? Do tổ chức nào lãnh đạo?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự ra đời của nhà nước CHXHCNVN.
-GV: Nhà nước ta hiện nay có tên gọi là gì? Bản chất nhà nước ta là gì?
-HS: Nhà nước ta tên gọi là nước CHXHCNVN, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
-HS: Đọc thông tin sự kiện sgk và trả lời các câu hỏi gợi ý sgk:
+Nhà nước ta ra đời từ năm nào? Tên gọi là gỉ? Ai làm chủ tịch nước đầu tiên?
+Nhà nước ta ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào?
+Nhà nước đổi tên từ năm nào?
- GV: Tóm tắt ý chính
-GV: Giới thiệu Điều 2,3,4,5 của HP 1992
I: Thông tin sự kiện:
1. Nhà nước:
-Ra đời 2.9.1945 do Bác Hồ làm chủ tịch nước, tên gọi là nước VN dân chủ cộng hoà. Là thành quả của cuộc cách mạng tháng 8/1945 do ĐCS Việt Nam lãnh đạo.
-1975 giải phóng thống nhất đất nứoc cả nước quá độ đi lên CNXH.
-Nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân, vì dân.
HĐ2: Tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước
-GV: Cho hs xem sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước sau đó nêu câu hỏi hs thảo luận:
+Bộ máy nhà nước ta đựoc phân thành mấy câp/ tên gọi của từng cầp?
+Bộ máy nhà nước cấp TW gồm những cơ quan nào?
+ Bộ máy nhà cấp tỉnh, huyện, xã gồm những cơ quan nào?
- GV: Yêu cầu hs lên bảng điền vào bảng gv đã chuẩn bị.
-Hs: cá nhân đại diện lên bảng điền.
-GV: nhận xét phần trả lời, kết luận 1
2. Phân cấp bộ máy nhà nước: 4 cấp
 Trung ương
Tỉnh (TP trực thuộc TW)
Huyện (Quận,TX,TP thuộc tỉnh)
Xã (phường, TT)
* Bộ máy nhà nước cấp TW gồm có: Quốc hội, chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao
*Cấp Tỉnh gồm:
HĐND Tỉnh (TP)
UBND Tỉnh (TP)
TAND Tỉnh (TP)
VKSND Tỉnh (TP)
* Cấp Huyện gồm;
HĐND Huyện (Quận, TX)
UBND Huyện (Quận, TX)
TAND Huyện(Quận. TX)
VKSND Tỉnh (Quận. TX)
*Cấp Xã: Phường, TT gồm:
HĐND xã
UBND xã
TIẾT 2:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng, nội vụ của các cơ quan nhà nước.
-GV: Cho học sinh quan sát và tìm hiểu sơ đồ phân công bộ máy nhà nước (GV sử dụng bảng phụ) . Nêu câu hỏi:
+Bộ máy nhà nước gồm những loại nào? mỗi loại cơ quan bao gồm những cơ puan cụ thể nào?
+Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân gồm những cơ quan nào?
+Cơ quan xét xử gồm các cơ quan nào?
+Cơ quan kiểm sát gồm những cơ quan nào?
-Chức năng nhiệm vụ của cơ quan quốc hội? Vì sao quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? 
-Hs:Vì là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra..)
-Gv: Vì sao HĐND được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương?
-GV:Cho học sinh đọc điều 119,120 HP 1992.
-UBND làm nhiệm vụ gì?.
3.Phân công bộ máy nhà nước:
a) Phân công các cơ quan của bộ máy NN:
+ Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân, do nhân dân bầu ra, bao gồm: Quốc hội, HĐND các cấp( cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã)
- Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: Chính phủ và UBND các cấp
- Cơ quan xét xử bao gồm TAND tối cao, TAND tỉnh(TP trực thuộc TW) và các TAND huyện(quận. Txã,TP thuộc tỉnh), Các TA quân sự 
- Cơ quan kiểm sát bao gồm VKSND tối cao,VKSND tỉnh( TP trực thuộc TW), VKSND( huyện, quận, txã, TP thuộc tỉnh),các VKS quân sự
b. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước: ( nội dung sgk)
Quốc hội
Chính phủ
HĐND
UBND
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
-GV: gọi học sinh nhắc lại nội dung chính của từng phần.
-Học sinh thảo luận trả lời vào phiếu học tập.GV đặt câu hỏi:
-Bản chất của nhà nước ta?
-Nhà nước ta do ai lảnh đạo?
-Bộ máy nhà nước bao gồm cơ quan nào?
-Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì?
-GV: gọi học sinh đọc lại nội dung.
HĐ5: Luyện tập
-GV: Hướng dẫn hs làm bt sgk
Em hãy chon câu trả lời đúng:
1 Chính phủ biẻu quyết thông qua HP và luật
2. Chính phủ thi hành HP và luật
3 Chính phủ do nhân dân bầu ra
4 Chính phủ do QH bầu ra
5 UBND do nhân dân bầu ra
II/ Bài học:
1. Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân
2. Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo
3. Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan:
Cơ quan quyền lực do nd bầu ra
Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan xét xử
Cơ quan kiểm sát
4. Quyền và nghĩa vụ công dân:
- Có quyền và trách nhiệm giám sát, góp ý kiến va9ò hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện các chính sách pháp luật tốt của nhà nước, bải vệ các cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.
III. Bài tập:
Bài 1: Đáp án 2,4
IV. Củng cố:
-Nêu nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân em?
-Giả thích vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân?
Hướng dẫn về nhà.
-Làm các bt còn lại
-Tìm hiểu nhưng tấm gương mẫu mực ở địa phương, nhưng chính sách của nhà nước và chính quyền địa phương, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đến lợi ích của nd và gđ mình
-Chuẩn bị bài 18

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 29.doc