Bài 13: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Về kiến thức
- Hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó.
- Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và cách phòng tránh.
2. Về thái độ
- Đồng tình với chủ trương của Nhà nước đối với việc phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội.
- Ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
Ngày soạn 09 /01 /2011 Tiết19 Bài 13: phòng, chống tệ nạn xã hội A. Mục tiêu cần đạt 1.Về kiến thức - Hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó. - Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó. - Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và cách phòng tránh. 2. Về thái độ - Đồng tình với chủ trương của Nhà nước đối với việc phòng chống tệ nạn xã hội. - Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội. - ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. 3. Về kĩ năng - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tên nạn xã hôi ở trường, ở địa phương. B. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: Tranh ảnh, tình huống, các câu chuyện về tệ nạn xã hội. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài chu đáo. C. các hoạt độn g dạy - học 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra ý thức chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: Hoạt động của GV Định hướng hoạt động của HS HĐ1: - Kể các tệ nạn xã hội mà em biết? HĐ 2: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề trong sách giáo khoa. * Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm giải quyết một vấn đề được nêu trong sách giáo khoa. + Nhóm 1: - Em có đồng ý với An không vì sao? - Nếu các bạn lớp em củng chơi thì em sẽ làm gì? + Nhóm 2: - Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không? và phạm tội gì? - Họ sẽ bị xử lí như thế nào? + Nhóm 3: - Qua ví dụ trên em rút ra bài học gì? - Theo em cờ bạc, ma tuý, mại dâm có liên quan đến nhau không? Vì sao? HĐ3 Giáo viên tiếp tục cho HS thảo luận nhóm về tác hại của tệ nạn xã hội: - Tác hại đối với xã hội? - Tác hại đối với gia đình? - Tác hại đối với bản thân? Giáo viên cho HS thảo luận về nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội. - Theo các em thì có những nguyên nhân nào? - Biện pháp phòng tránh? HĐ 4: Rút ra bài học - Đánh bạc, hút chích ma tuý vi phạm vào tội gì? - Vậy, thế nào là tên nạn xã hội? HĐ 5: GV cho HS làm bài tập 1, 2 GSK, tr 36. - HS trả lời. I- Đặt vấn đề 1. Tình huống - Học sinh đọc. - Học sinh làm việc theo nhóm. * Học sinh cử đại diện nhóm trình bày theo hướng: + Nhóm 1: - ý kiến của An là đúngvì nếu trò đó phát triển và duy trì thì đó chính là hình thức đánh bạc mà đánh bạc là hành vi phạm pháp. - Ngăn cản, nếu không được thì sẽ nhờ cô giáo can thiệp. + Nhóm 2: - P, H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc, nghiện hút (chứ không phải là vi phạm đạo đức). Còn bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý - Họ sẽ bị xử lí theo pháp luật, riêng P, H xử theo tội của vị thành niên. + Nhóm 3: - Học sinh nêu. - Nó có liên quan mật thiết với nhau ma tuý, mại dâm dẫn đến HIV/ AIDS. 2. Thảo luận * Thoả luận tìm hiểu về tác hại của tệ nạn xã hội - Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết. Sa sút tinh thần huỷ hoại phẩm chất đạo đức của con người. Vi phạm pháp luật. * Thảo luận tìm hiểu nguyên nhân của tên nạn xã hội - Nguyên nhân khách quan: Kĩ cương pháp luật không ngiêm, kinh tế kém phát triển, ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ, cha mẹ nuông chiều, bạn bè rủ rê... - Nguyên nhân chủ quan: Lười lao động, đua đòi tò mò ưa của lạ, thiếu hiểu biết, hoàn cánh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng, thiếu hiểu biết...( đây chính là nguyên nhân chính) - Biện pháp chung: nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục đạo đức tư tưởng pháp luật, tăng cường hoạt động tổ chức đoàn thể, kết hợp 3 môi trường giáo dục. - Biện pháp riêng: Kiên quyết nói không với ma tuý và tệ nạn xã hội, sống lành mạnh chú ý học tập và lao động tốt. II. Nội dung bài học: => Tệ nạn xã hội. 1. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo dức và pháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là cá tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. 2. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. III. Bài tập HS làm bài tập 1, 2 GSK, tr 36. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Làm các bài tập vào vở - Về tập tạo dựng tình huống cố liên quan đến nội dung bài học. - Tìm hiểu thêm về luật phòng chống tệ nạn xã hội. Tiết 20 Ngày soạn 17 /01/2011 Bài 13: phòng, chống tệ nạn xã hội (Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt 1.Về kiến thức - Hiểu thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của nó. - Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội và ý nghĩa của nó. - Hiểu được trách nhiệm của công dân nói chung và của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và cách phòng tránh. 2. Về thái độ - Đồng tình với chủ trương của Nhà nước đối với việc phòng chống tệ nạn xã hội. - Xa lánh các tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội. - ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội. 3. Về kĩ năng - Nhận biết được những biểu hiện của tệ nạn xã hội. - Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tên nạn xã hôi ở trường, ở địa phương. B. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, tình huống, các câu chuyện về tệ nạn xã hội. - Tài liệu về câu chuyện tình huống pháp luật, các bài viết liên quan. 2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị bài chu đáo. C. các hoạt độn g dạy - học 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của tệ nạn xã hội?Kể một tên nạn mà em biết? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Định hướng Hoạt động của HS HĐ 1: Giới thiệu nội dung tiết học HĐ2: GV cho HS đọc báo về thông tin tệ nạn ma tuý GV thông tin thêm cho HS. - Em có suy nghĩ gì trước những thông tin trên? HĐ 3: - ở địa phương em, hiện tượng đánh bạc, uống rượu và các tệ nạn xã hội khác có tồn tại không? - Nếu gia đình em có người sa vào các tệ nạn xã hội thì em sẽ làm gì? - Em có suy nghĩ gì trước thực trạng xã hội ta ngày nay? Theo em làm thế nào để phòng chống tốt các tệ nạn xã hội? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. - Em biết những quy định nào? - GV cho 1 HS đọc Luật phòng chống ma tuý năm 2000 HĐ 4: -Tệ nạn xã hội là gì? - Tác hại của tệ nạn xã hội? - Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta quy định như thế nào? - Là học sinh em phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội? HĐ 5: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, trong đó có nêu lên một số biểu hiện về lối sống, yêu cầu học sinh điền vào những ý mà các em cho là đồng tình được. GV cho HS lần lượt lêmn làm bài tập 3, 4, 5. Sau đó cho HS làm bài tập 6 trong sách giáo khoa. - Em sẽ làm gì nếu tình cờ thấy một quán nước bán ma tuý? GV gọi HS đọc lại nội dung bài học và GV chốt, khắc sâu kiến thức trọng tâm. - HS nghe và tạo tâm thế vào bài I. Đặt vấn đề 1. Thông tin về tội phạm ma tuý 6 tháng đầu năm 2007. - HS đọc - HS nghe 2. Thông tin về án tử hình 3 đối tượng mau bán ma tuý. 3. Thông tin về khởi tố 14 bị can về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. - HS tự do trình bày quan điểm của mình. * Liên hệ thực tế + ở địa phương em hiện tượng đánh bạc, uống rượu và cac tệ nạn xã hội khác vẫn đang còn tồn tại trong thanh thiếu niên và người lớn. - HS tự nêu ra suy nghĩa của riêng mình. - HS trả lời * Tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội - HS tự do nêu. - HS nghe. III.. Nội dung bài học - Học sinh làm việc cá nhân, rút ra nội dung bài học và ghi bài 3. Để phòng, chống tệ nạn xã hội pháp luật nước ta quy định: + Cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nghiêm cẩm tổ chức đánh bạc. + Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sửt dụng, cưỡng bức, lôi kéo..... + Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. - Trẻ em không được đánh bạc,..... 4. Chúng ta phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương. III- Bài tập 1. Học sinh làm việc cá nhân, lần lượt trình bày, lớp nhận xét bổ sung. 2. HS lần lượt lên bảng làm bài tập 3, 4, 5. 3. Học sinh làm theo yêu cầu sgk, yêu cầu diền đúng vào các ý: a, c, g ,i, k. 4. Em sẽ tố cáo với chính quyền địa phương, công an,... 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Làm các bài tập vào vở. - Về tập tạo dựng tình huống cố liên quan đến nội dung bài học. - Tìm hiểu thêm về luật phòng chống tệ nạn xã hội. ********************************** Ngày dạy: 19/01/2011 Tiết 21 Bài 14: Phòng chống nhiễm HIV/ aIDS A. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức - Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS, và các biện pháp để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này. - Nắm được những quy định của pháp luật, và trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống HIV/ AIDS. 2. Về thái độ - ủng hộ những hoạt động phòng chống HIV/AIDS. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. 3. Về kĩ năng - Biết giữ mình không để bị lây nhiễm căn bệnh này, và không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/ AIDS. - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. B. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên: - Soạn bài, tìm hiểu kĩ về luật phòng chống lây nhiễm HIV/ AIDS. - Sưu tầm thêm một số bài viết về HIV/ AIDS. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài theo yêu cầu của SGK. - Sưu tầm thêm các tranh ảnh có liên quan. C. Các hoạt độn g dạy học: 1.ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu các quy định của pháp luật đối việc phòng chống các tệ nạn xã hội? Trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc phòng chống các tệ nạn xã hội? 3. Bài mới: Hoạt động của Giáo Viên Định hướng hoạt động của HS HĐ 1: GV kể một câu chuyện có liên quan dẫn vào bài. HĐ 2: - Gọi 2 học sinh (một nam, một nữ) có giọng đọc tốt đọc bức thư. - Tai hoạ dáng xuống gia đình bạn của Mai là gì? - Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của anh trai bạn của Mai? - Cảm nhận riêng của em về nỗi đau trên? - Lời nhắn nhủ của bạn của Mai đã mang đến cho chúng ta bài học gì? HĐ 3: GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu các thông tin, số liệu về HIV/AIDS, qua đó hiểu được tính chất nguy hiểm của căn bệnh thế kỉ này. Giáo viên treo bảng phụ có ghi một số thông tin về nạn dịch này (Theo nội dung tư liệu ở sách thiết kế bài soạn). - Qua các tư liệu trên em có suy ... huẩn bị tiết ôn tập học kì. Ngày soạn 01 /5 /2009 Tiết 34 ôn tập học kì II A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức các bài đã học trong chương trình kì 2 B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Hệ thống kiến thức, bảng phụ ghi một số hoạt động cụ thể để yêu cầu học sinh ôn tập. - Học sinh: Tìm hiểu và chuẩn bị các nội dung trên theo hướng dẫn của giáo viên. 1.ổn định tổ chức: Ngày dạy Tiết/ lớp Số HS vắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy - học ............................................................................................... ............... ............... .................................... ............... ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... ................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................... 2. Bài cũ: Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật? 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Định hướng hoạt động của trò HĐI: Giới thiệu bài mới và nêu nội dung yêu cầu của tiết học. HĐII: Bài mới: I. Nội dung ôn tập: Toàn bộ chương trình kì 2(Từ bài 13 cho đến bài 21) - Chương trình kì 2 chủ yếu học về các nội dung gì? - Em hiểu thế nào là phòng, chống tệ nạn xã hội. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? - Theo em cái gì là nguy hiểm nhất trong những điều đã nêu ở trên? - Làm thế nào để phòng tránh các vấn đề trên? Giáo viên cho học sinh xem một số tranh, ảnh thuộc nội dung này, yêu cầu các em phân tích rõ nội dung từng chi tiết được thể hiện trên đó. - Nhắc lại những quyền và nghĩa vụ cụ thể được bàn đến trong các bài từ 16=>19? - Nhắc lại nội dung những quyền và nghĩa vụ này? - Em hiểu gì về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? - Em hiểu gì về pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? - Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Pháp luật? Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh làm bài tập củng cố. - Học sinh nghe. - Học sinh nêu theo hướng: Từ bài 13 đến bài 15: Chủ yếu bàn về việc phòng, chống, ngăn ngừa một số tệ nạn xã hội - Từ bài 16 đến bài 19: Bàn về mộy số quyền và nghĩa vụ của công dân. - Bài 20,21: Học về Hiến pháp và Pháp luật. - Học sinh hệ thống theo chuẩn bị ở nhà, cử đại diện nhóm trình bày. - Học sinh tự do nêu ý kiến, giáo viên chốt lại theo hướng và khắc sâu cho học sinh: Một cái đều có tính chất nguy hiểm riêng của nó, vấn đề chủ yếu là chúng ta biết “phòng bệnh hơn chữa bệnh” - Học sinh nêu. - Học sinh làm việc cá nhân - Quyền: Sở hữu tài sản. Khiếu nại, tố cáo, Tự do ngôn luận. - Nghĩa vụ: Tôn trọng tài sản của người khác. Tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trả lời. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh nêu. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh làm việc theo nhóm. 4. Hướng dẫn học bài : Dặn các em ôn tập, chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì 2 Tiết 35 Soạn ngày 09 tháng 5 năm 2009 Kiểm tra học kì ii A. Mục tiêu cần đạt 1.Về kiến thức - Kiểm tra lại quá trình nhận thức của HS từ đầu học kì 2 lại nay. - Giúp HS củng cố và nắm chắc hơn lượng kiến thức đã học. - Qua kiểm tra giúp các em tự đánh giá được năng lực của bản thân. 2. Về kĩ năng - HS biết phân biệt được những hành vi, việc làm thể hiện thái độ tích cực và tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày để biết điều chỉnh cá nhân cho phù hợp với yêu cầu chung. - Rèn luyện kĩ năng làm bài cho các em. 3. Về thái độ - Giáo dục ý thức tự giác, sáng tạo trong là bài. - Biết phê phán những hành vi thiếu trong thực trong làm bài cũng như trong cuộc sống hàng ngày. B. Tài liệu và phương tiện dạy học - SGK, SGV GDCD 8 - GV ra đề, xây dựng đáp án, biểu điểm cụ thể. - Phô tô bài kiểm tra và tổ chức thi nghiêm túc, khách quan, đảm bảo nguyên tắc chung trong thi cử. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: Ngày dạy Tiết/ lớp Số HS vắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy - học ....................................................................................... ...................... ..................... ............................................ ...................... ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra bài cũ mà nói rõ mục đích của tiết kiểm tra 3. Dạy bài mới GV phát bài cho HS A. Mục tiêu cần đạt 1. Về kiến thức: - HS tập nhận xét, phân tích, đánh giá các hiện tượng, tình huống, sự kiện đạo đức pháp luật, công tác xây dựng nếp sống văn hoá cộng công, nơi em đang sống,... - HS biết báo cáo kết quả điều tra, tìm hiểu tình huống đạo đức pháp luật ở địa phương. 2. Về kĩ năng: - Phân biệt được những việc làm có tính tích cực và tiêc cực trong cuộc sống hàng ngày để góp phần vào thực hiện pháp luật và kỉ luật; xây dựng nếp sống ở khu dân cư. - Có thói quen thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật, có ý thức trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư. 3. Về thái độ: - Biết nhìn nhận, đánh giá, các sự việc, hiện tượng ở địa phương trong việc thực hiện đạo đức pháp luật, xây dựng nếp sống văn hoá cộng đồng dân cư,..... - Học tập những tấm gương tốt trong cuộc sống mà em đã chứng kiến. B. Tài liệu và phương tiện chuẩn bị - SGK, SGV GDCD8, bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ. - Một số mẫu chuyện, tấm gương, bài tập tình huống có liên quan tới nội dung. - Tìm hiểu thu thập thông tin về việc thực hiện pháp luật và kỉ luật của địa phương, gia đình; việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng khu dân cư. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: Ngày dạy Tiết/ lớp Số HS vắng Nhận xét, xếp loại giờ dạy - học ....................................................................................... ...................... ..................... ............................................ ...................... ..................... ..................... ..................... ..................... ..................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của con, cháu trong đình? Hãy kể một vài hành vi thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình? 3. Bài mới Hoạt động của GV Định hướng Hoạt động của HS HĐ 1: Giới thiệu bài GV giới thiệu mục đích, nội dung của tiết học HĐ 2: GV chia lớp thành 4 nhóm và cho HS nhận theo 4 tình huống sau: + Hoà chơi rất thân với Tú. Có lần, Hoà hứa là đến nhà Tú để giúp Tú tiến bộ trong học tập. Nhưng khi đến hẹn thì Hoà lại đổi ý định không đến nữa với lí do là sợ Tú sẽ giỏi hơn mình. Ngày hôm sau đến lớp thấy Tú, Hoà liền bảo: - Hôm qua tớ đau đầu quá không đến giúp cậu được. Câu thông cảm cho tớ nhé! - Em có nhận xét gì về cách cư xử của Hoà? Nếu em là Hoà thì em có hành động như vậy không? Vì sao? + Nam là một học sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có nên được bố mẹ chiều chuộng. Biết được bố mẹ chiều mình , nên Nam đòi bố mẹ mua cho chiếc xe máy để đi học cho nhanh kẻo muộn giờ cô giáo phê bình. Thấy con đòi mãi nên bố mẹ đã mua cho Nam chiếc xe máy theo sở thích. Hàng ngày đi học Nam đi bằng xe máy và chở 3 bạn theo sau. - Em có nhận xét gì về hành vi của Nam và cách nuôi dạy con của bố mẹ Nam. Nếu em là bạn của Nam thì em sẽ làm gì? - Em hãy nhận xét về nếp sống văn hoá ở gia đình em và nơi em ở ? Lấy ví dụ về những việc góp phần xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại? HĐ 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em đang sống sau đó yêu cầu HS viết bài thu hoạch và hôm sau nộp. - Hãy kể một hành vi thực hiện tốt Pháp luật và kỉ luật? - Kể một tấm gương sáng trong cuộc sống thể hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? - HS nghe và liên tưởng tạo tâm thế vào bài. I. Thực hành tập nhận xét, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, tình huống đạo đức 1. Tình huống a: + Cách cư xử của Hoà như vậy là sai. Làm như vậy là không giữ chữ tín, sẽ đánh mất lòng tin của mình đối với bạn và mọi người. Nếu đã hứa thì phải thực hiện bằng bất cứ giá nào. + Nếu em là Hoà thì em sẽ không hành động như thế. Vì làm như vậy sẽ đánh mất lòng tin của mọi người đối với mình và trong cuộc sống sẽ không tiến bộ được. 2. Tình huống b: + Hành vi của Nam như vậy là không đúng và vi phạm về Luật Giao thông đường bộ. Nam vi phạm về việc chưa đén tuổi mà điều khiển mô tô và chở người quá sự cho phép. + Bố mẹ nhà Nam cũng sai vì cho Nam điều khiển xe mô tô khi con chưa đủ tuổi đièu khiển. Cách giáo dục con cái của bố mẹ Nam như vậy là chưa làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình và quá nuông chiều con nên dẫn đến hư hỏng. + Nếu là em là bạn của Nam thì em sẽ khuyên Nam không nên lêu lòng và đòi bố mẹ nuông chiều theo sở thích. Điều trước mắt của HS chúng ta là phải chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ để sau này trở thành công dân tốt có ích cho xã hội... 3.Tình huống c: + Ưu điểm: - Mọi gia đình đều tham gia xây dựng gia đình văn hoá. - Hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục ở bậc tiểu học. - Đường làng ngõ xóm sạch sẽ, đã được bê tông hoá. - Không còn những tập tục lạc hậu trong cưới xin,... - Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tién bộ, hiện đại,... + Tồn tại: - Rác thải làng mộc chưa được xử lí kịp thời. - Nhiều gia đình ý thức vệ sinh nơi công cộng chưa tốt,.. + Ví dụ: HS tự nêu. .Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư nơi em sống - HS tìm hiểu và viết bài thu hoạch hôm sau nộp cho GV. II. Luyện tập củng cố - HS trả lời. - HS tự kể. 4. Hướng dẫn học bài ở nhà - Ôn lại kiến thức đã học từ đầu năm lại nay. - Lập bảng hệ thống lại kiến thức và xem lại kiến thức đã học có phần nào chưa rõ để hôm sau thảo luận và giải đáp.
Tài liệu đính kèm: