I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp và hình lập phương.
- Tích hợp toán học với cuộc sống: GD sức khỏe cho HS thông qua gói thuốc lá (hình hộp).
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học: Giải quyết được các vấn đề gắn với thực tiễn như tính diện tích, thể tích
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ, Tivi, mô hình.
TUẦN 1 Tiết 1; 2 BÀI 1 : HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp và hình lập phương. - Tích hợp toán học với cuộc sống: GD sức khỏe cho HS thông qua gói thuốc lá (hình hộp). 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học: Giải quyết được các vấn đề gắn với thực tiễn như tính diện tích, thể tích 3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu: - SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ, Tivi, mô hình. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: GV giới thiệu và làm quen Hình học trực quan và các hình khối trong thực tiễn b) Nội dung: - Giới thiệu và làm quen Hình học trực quan: các hình khối trong thực tiễn và HĐKĐ c) Sản phẩm: HĐKĐ: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: Hãy đọc và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKĐ * HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và đưa ra câu trả lời * Báo cáo, thảo luận: Hs thay phiên nhau để trả lời để thỏa yêu cầu bài toán; HS khác nêu nhận xét * Kết luận, nhận định: - GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (40 phút) Hoạt động 1: Hình hộp chữ nhật a) Mục tiêu: - Mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp b) Nội dung: Hãy lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi phần: -Tìm hiểu về hình hộp CN: GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, hình 3 để mô tả các góc, đỉnh, cạnh và đường chéo hình hộp CN. c) Sản phẩm: - HĐKP 1: hình b * Thực Hành 1: * Thực Hành 2: d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau: - Hãy đọc đề và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKP 1 - Hãy đọc đề và thảo luận chung (cả lớp) để trả lời cá nhân các câu hỏi phần Tìm hiểu về hình hộp CN - Hãy đọc đề và thảo luận nhóm nhỏ để trả lời cá nhân các câu hỏi phần TH 1 và TH 2 tr47 sgk. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và lần lượt đưa ra câu trả lời * Báo cáo, thảo luận: Hs thay phiên nhau để trả lời báo cáo HĐ nhóm nhỏ để thỏa yêu cầu bài toán; HS khác nêu nhận xét * Kết luận, nhận định: - GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS. - GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần). Hoạt động 2: Hình lập phương a) Mục tiêu: - Mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình lập phương. - Tích hợp toán học với cuộc sống: GD sức khỏe cho HS thông qua gói thuốc lá (hình hộp). b) Nội dung: Hãy lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi phần: -Tìm hiểu về hình lập phương: GV hướng dẫn HS quan sát hình 6, hình 7 để mô tả các góc, đỉnh, cạnh và đường chéo hình lập phương. - Tích hợp toán học với cuộc sống: + Gói thuốc lá có dạng hình gì? + GD sức khỏe cho HS thông qua gói thuốc lá (hình hộp). c) Sản phẩm: * HĐKP 2: Hình 5b * Tìm hiểu về hình lập phương: GV hướng dẫn HS quan sát hình 6, hình 7 để mô tả các góc, đỉnh, cạnh và đường chéo hình lập phương. * Thực Hành 3: * Vận dụng: - Hình 9a gấp thành hình lập phương. - Hình 9b gấp thành hình CN. * Tích hợp toán học với cuộc sống: + Gói thuốc lá có dạng hình hộp chữ nhật + GD sức khỏe cho HS: hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người và mọi người xung quanh. d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau: - Hãy đọc đề và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKP 2 - Hãy đọc đề và thảo luận chung (cả lớp) để trả lời cá nhân các câu hỏi phần Tìm hiểu về hình lập phương. - Hãy đọc đề và thảo luận nhóm nhỏ để trả lời cá nhân các câu hỏi phần TH 3 và vận dụng tr49 sgk. - Hãy đọc đề và trả lời cá nhân phần Tích hợp toán học với cuộc sống. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và lần lượt đưa ra câu trả lời * Báo cáo, thảo luận: Hs thay phiên nhau để trả lời, báo cáo HĐ nhóm nhỏ để thỏa yêu cầu bài toán; HS khác nêu nhận xét * Kết luận, nhận định: - GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS. - GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần) 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 35phút) a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học như mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình hộp và hình lập phương. b) Nội dung: HS lần lượt làm các BT1,2,3 tr 49+50 sgk c) Sản phẩm: Đáp án các BT 1,2,3 tr 49+50 sgk d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ giải các BT 1,2,3 tr 49+50 sgk bằng HĐ nhóm nhỏ. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS HĐ nhóm nhỏ lần lượt giải các BT 1,2,3 tr 49+50 sgk. * Báo cáo, thảo luận: HS lần lượt báo cáo HĐ nhóm nhỏ; HS khác nêu nhận xét * Kết luận, nhận định: - GV chốt lại đáp án của các BT; nhận xét tinh thần tham gia HĐ nhóm của HS. - GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần) 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút) a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. b) Nội dung: HS lần lượt làm BT 4 tr 50 sgk c) Sản phẩm: Đáp án BT 4 tr 50 sgk: Hình 13b d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS làm BT 4 tr 50 sgk. - HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoạt động nhóm nhỏ, sau đó HS trình bày bài giải. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV có thể ghi điểm khuyến khích cho HS nếu cần (làm đúng ghi điểm khá-giỏi, không đúng không ghi điểm) * Hướng dẫn về nhà - Xem lại bài học (các kiến thức trọng tâm), làm lại các bài tập trong sgk vào vở BT. - Mỗi HS làm một mô hình hình hộp chữ nhật có các kích thước như Hình 12a tr 50 sgk - Làm thêm các BT trong SBT - Xem và soạn trước ở nhà nội dung bài học tiếp theo là §2 Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: BÀI 2: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Học sinh (HS) nêu được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - HS giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 2. Về năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. * Năng lực đặc thù: - Năng lực giao tiếp toán học: HS nhận biết được công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học: thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng các kiến thức trên để giải các bài toán có nội dung gắn với thực tiễn ở mức độ đơn giản. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, mô hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: Tiết 1: 1. Hoạt động 1: Khởi động (8 phút) a) Mục tiêu: - Gợi động cơ tạo hứng thú học tập. - Thông qua trò chơi học sinh nhớ lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. b) Nội dung: - Thực hiện nội dung hoạt động khởi động: HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn” c) Sản phẩm: - Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: chiếu sile ghi nội dung và cách thực hiện trò chơi: “Ai nhanh hơn” * GV giao nhiệm vụ học tập - GV: Chia lớp thành 6 đội. - GV: Yêu cầu học sinh chuẩn bị tư thế và đặt tên cho mỗi đội. - GV: Yêu cầu cả lớp cùng hô, tạo khí thế. - GV: Tuyên bố luật chơi: các học sinh trong mỗi đội giơ tay giành quyền ưu tiên trả lời. Đội nào giơ tay nhanh hơn sau khi có tính hiệu đọc hết câu hỏi và trả lời chính xác nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc (đội thắng sẽ được nhận một phần quà). Câu 1: Công thức tính diện tích xung quanh (Sxq) của hình hộp chữ nhật là A. Sxq = 2(a + b).h B. Sxq = 4a2 C. Sxq = a.b.h D. Sxq = a3 Câu 2: Công thức tính thể tích (V) của hình hộp chữ nhật là A. V = 2(a + b).h B. V = 4a2 C. V = a.b.h D. V = a3 Câu 3: Công thức tính diện tích xung quanh (Sxq) của hình lập phương là A. Sxq = 2(a + b).h B. Sxq = 4a2 C. Sxq = a.b.h D. Sxq = a3 Câu 4: Công thức tính thể tích (V) của hình lập phương là A. V = 2(a + b).h B. V = 4a2 C. V = a.b.h D. V = a3 * HS thực hiện nhiệm vụ: Hai đội thực hiện trò chơi để tìm ra đáp án đúng. *Báo cáo, thảo luận: HS nhận kết quả thực hiện. * Kết luận, nhận định - GV: Nhận xét tinh thần tham gia trò chơi. - GV nhận xét các câu trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài mới: “Diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương”. Khởi động: Trò chơi “Ai nhanh hơn” Đáp án: Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. D 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động 2.1: Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích (10 phút) a) Mục tiêu: - Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. b) Nội dung: - Từ hoạt động khởi động giáo viên (GV) liên hệ và nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - GV cho HS thực hiện ví dụ 1: Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có độ dài hai cạnh đáy là 30m và 20m, chiều cao 50m. c) Sản phẩm: - Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - Ví dụ minh họa. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS: + Nhắc lại các công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hìn hộp chữ nhật, hình lập phương. + Thực hiện ví ... Học sinh: SGK, các vật thể có dạng hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: GV giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễn b) Nội dung: - Giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễn A. KHỞI ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu: Giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễn Nội dung : Giới thiệu và làm quen các hình trụ tam giác, tứ giác trong thực tiễn c) Sản phẩm: HĐKĐ: Hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: Hãy đọc và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKĐ * HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và đưa ra câu trả lời * Kết luận, nhận định: - GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS. - GV đặt vấn đề vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. (40 phút) Hoạt động 1: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC, HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC Mục tiêu: - Nhận diện và mô tả các yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao của hình lăng trụ b) Nội dung: Hãy lần lượt đọc và trả lời các câu hỏi phần: -Tìm hiểu về hình lăng trụ đứng tam giác và tứ giác: GV hướng dẫn HS quan sát hình 2, hình 3 để mô tả các đỉnh, cạnh mặt bên, chiều cao và mặt đáy hình lăng trụ đứng. * Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng Tứ giác * Thực Hành 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác trong Hình 3 a) Hãy chỉ ra các mặt đáy và mặt bên của lăng trụ đứng tứ giác b) Cạnh bên AE bằng các cạnh nào ? * Vận dụng 1: c) Sản phẩm: Hình lăng trụ đứng d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau: - Hãy đọc đề và trả lời cá nhân các câu hỏi phần HĐKP - Hãy đọc đề và thảo luận chung (cả lớp) để trả lời cá nhân các câu hỏi phần Tìm hiểu về hình Lăng trụ đứng - Hãy đọc đề để trả lời cá nhân các câu hỏi phần TH 1, vận dụng 1/ tr56 sgk. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đề và lần lượt đưa ra câu trả lời * Kết luận, nhận định: - GV chốt lại câu trả lời của HS; nhận xét tinh thần tham gia HĐ trả lời của HS. - GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS trả lời đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần). Hoạt động 2: TẠO LẬP HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC VÀ HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC a) Mục tiêu: - Giúp HS biết cách vẽ và tạo hình lăng trụ đứng tam giác. b) Nội dung: - Lăng trụ đứng tam giác. * Thực Hành 2: * Thực Hành 3: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm * Vận dụng 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều cạnh 3 cm và chiều cao 4 cm c) Sản phẩm: - HS biết cách vẽ lăng trụ đứng tam giác đều và hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông. d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: GV lần lượt giao các nhiệm vụ sau: - Hãy đọc đề trả lời các câu hỏi phần TH 2, 3 và vận dụng 2/tr56 sgk. * HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân * Kết luận, nhận định: - GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS vẽ đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần) Hoạt động 3: LUYỆN TẬP ( 35phút) Mục tiêu: Củng cố kỹ năng xác định các yếu tố của lăng trụ đứng Nội dung : Xác định các yếu tố của lăng trụ đứng Sản phẩm: Bài 1, 2,3,4 /56,58 sgk Tổ chức hoạt động : Cá nhân Hoạt động 4: VẬN DỤNG ( 10phút) a) Mục tiêu: - Giúp HS biết cách vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác. - Dùng ứng dụng Geogebra vẽ tạo hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác và áp dụng thực tế ảo trong App Geogebra b) Nội dung : Lăng trụ đứng tam giác, tứ giác. - Hãy vẽ theo hình a, rồi cắt gấp lại để được lăng trụ đứng hình b - Dùng App Geogebra 3D hoặc phần mềm Geogebra Classic vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác c) Sản phẩm: HS biết cách vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác. d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ học tập: - GV hướng dẫn HS xem clip hướng dẫn tạo hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác qua kênh Youtube sau. https://youtu.be/hh4tL5rEhlY Hoặc https://youtu.be/qcfhDA2zAS4 * HS thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân * Kết luận, nhận định: - GV có thể ghi điểm khá, giỏi cho HS vẽ đúng để khuyến khích học sinh (nếu cần) * Hướng dẫn về nhà - Xem lại bài học (các kiến thức trọng tâm), làm lại các bài tập trong sgk vào vở BT. - Mỗi HS làm một mô hình hình lăng trụ đứng hoặc dùng app vẽ 1 hình lăng trụ đứng - Làm thêm các BT trong SBT - Xem và soạn trước ở nhà nội dung bài học tiếp theo là §4 - Giới thiệu phần Em có biết ? Chương 4: GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG §5. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VÀ ĐO GÓC BẰNG PHẦN MỀM GEOGEBRA (Thời gian thực hiện: 1 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Về Kiến thức: - Ôn tập tính chất về góc của hai đường thẳng song song thông qua đo đạc. - Sử dụng được các chức năng của Geogebra. 2. Về Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. - Năng lực đặc thù: + Năng lực sử dụng công cụ học toán: Vận dụng được các kiến đã học về Geogebra để vẽ đường thẳng song song và đo góc. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, thước thẳng, bảng phụ hoặc máy chiếu, máy tính bảng hoặc laptop có kết nối internet, chia nhóm HS để HS chủ động chuẩn bị bài nhóm. 2. Học sinh: SGK, thước thẳng, máy tính có cài đặt Geogebra Classic 5. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: (10 phút) Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục đích: - Củng cố được kiến thức về hai đường thẳng song song. b) Nội dung: - HS làm bài tập: Cho điểm C nằm ngoài đường thẳng AB em hãy vẽ đường thẳng đi qua C và song song với đường thẳng AB. c) Sản phẩm: - HS vẽ được d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân thực hiện vẽ đường thẳng đi qua C và song song với đường thẳng AB cho trước. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - 1-2 HS lên bảng trình bày, các HS khác bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh gía bài làm của HS và chốt kiến thức. Gv nhắc lại qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. Hs hoạt động cá nhân vẽ hình. 2. Hoạt động: (40ph) Hình thành kiên thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng các chức năng của Geogebra a) Mục đích: - Sử dụng được các chức năng của Geogebra. b) Nội dung: - Các chức năng của Geogebra. - Cách đo góc trong Geogebra. c) Sản phẩm: - Bước đầu học sinh vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước. - Đo được số đo của góc cho trước trên Geogebra. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu HS chuẩn bị sẵn từ nhà đọc trước nội dung cách hướng dẫn sử dụng các chức năng Geogebra. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm sử dụng máy tính thực hiện theo hướng dẫn trong sgk. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm hoàn thành hình vẽ trên phần mềm Geogebra và nêu cách thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV kết luận và nhận xét thái độ, tinh thần trách nhiệm các thành viên trong các nhóm 1. Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với đường thẳng AB. - Vẽ điểm C nằm ngoài đường thẳng AB. - Dựng đường thẳng qua điểm C song song với đường thẳng AB. - Hoàn thành hình vẽ. - Chọn điểm D thực hiện đo góc DCA. 2.2. Hoạt động 2: Thực hiện vẽ hình theo yêu cầu bằng phần mềm Geogebra a) Mục đích: - Vẽ được hình theo yêu cầu bằng phần mềm Geogebra. b) Nội dung: - Gv yêu cầu học sinh thực hiện bài tập trên phần mềm Geogebra. + Vẽ ba điểm A, B, C. + Vẽ đường thẳng a đi qua hai điểm A, B. + Vẽ đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a. + Vẽ điểm D trên đường thẳng b. + Vẽ đường thẳng c cắt a tại A và cắt b tại C. + Đo và so sánh hai góc so le trong và c) Sản phẩm: - Hình vẽ trên geogebra của học sinh gồm + Ba điểm A, B, C. + Đường thẳng a đi qua hai điểm A, B. + Đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a. + Điểm D trên đường thẳng b. + Đường thẳng c cắt a tại A và cắt b tại C. - Đo được số đo của góc và trên Geogebra. d) Tổ chức thực hiện: Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Chia lớp thành các nhóm. - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động nhóm hoàn thành bài tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS hoạt động nhóm sử dụng máy tính thực hiện theo yêu cầu của gv. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu đại diện mỗi nhóm hoàn thành hình vẽ trên phần mềm Geogebra và nêu cách thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV kết luận và nhận xét thái độ, tinh thần trách nhiệm các thành viên trong các nhóm. Gv chốt lại cách vẽ trên Geogebra và nhấn mạnh lưu ý với học sinh nêu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau. + Ba điểm A, B, C. + Đường thẳng a đi qua hai điểm A,B. + Đường thẳng b đi qua điểm C và song song với đường thẳng a. + Điểm D trên đường thẳng b. + Đường thẳng c cắt a tại A và cắt b tại C. Số đo và Nhận xét = 3. Hoạt động: (5 ph) Vận dụng 4.1. Hoạt động 1: Bài tập vận dụng - Tiếp tục lấy điểm E trên đường thẳng C em hãy dự đoán số đo - Làm bài tập sau: Hình bên là sơ đồ một số đường phố của Thành phố Hồ Chí Minh. Em hãy quan sát sơ đồ và cho biết : a) Các đường phố song song với nhau. b) Bạn Mi đang ở điểm A, bạn ấy muốn đi tới điểm B thì có thể đi theo những đường phố nào ? Sản phẩm dự kiến a) Các đường phố song song với nhau là : • Nam Kỳ Khởi Nghĩa song song với Pasteur. • Lê Duẩn song song với Hàn Thuyên, Nguyễn Du. b) Bạn Mi đang ở điểm A, bạn ấy muốn đi tới điểm B thì có thể đi bằng cách : • Đi thẳng đường Lê Duẩn, sau đó đến ngã tư Lê Duẩn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì bạn rẽ trái đi theo đường đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sẽ tới điểm B. • [Trường hợp bạn đi bộ (vì đường Pasteur là đường một chiều)] : Đi trên vỉa hè từ đường Pasteur, đến ngã tư Pasteur và Hàn Thuyên thì bạn rẽ phải vào đường Hàn Thuyên, sau đó đi thẳng tới ngã tư Hàn Thuyên và Nam Kỳ Khởi Nghĩa rồi rẽ trái thì tới điểm B. 4.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học ở nhà - Ôn lại các kiến thức đã học trong Chương 4 và chuẩn bị bài: “BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 4”
Tài liệu đính kèm: