Giáo án Mĩ thuật 7 cả năm

Giáo án Mĩ thuật 7 cả năm

Bài 1- THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT

 SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN

I. Mục tiêu.

*Kiến thức: - HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời trần.

*Kĩ năng: - HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.

*Thái độ: - HS biết trân trọng, yêu quý nền nghệ thuật dân tộc .

II. Chuẩn bị.

 1: GV:Tranh, ảnh, tài liệu liên quan đến tiết dạy.

 2 :HS: SGK, tranh, ảnh sưu tầm

III.Tiến trình dạy học.

1. kiểm tra:

2. Bài mới:

 

doc 32 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 6180Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp :7A
 7B
 7C
 Bài 1- Thường thức mĩ thuật
 Sơ lược về mĩ thuật thời trần
I. Mục tiêu. 
*Kiến thức: - HS hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời trần.
*Kĩ năng: - HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
*Thái độ: - HS biết trân trọng, yêu quý nền nghệ thuật dân tộc .
II. Chuẩn bị.
 1: GV:Tranh, ảnh, tài liệu liên quan đến tiết dạy.
 2 :HS: SGK, tranh, ảnh sưu tầm
III.Tiến trình dạy học.
1. kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1.
Tìm hiểu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội .
- GV: Em hãy cho biết bối cảnh xã hội nhà Trần sau khi lên thay Lí? GV: Nhận xét
Hoạt động 2	
Tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Trần.
- Cho HS xem tranh
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm : 3 nhóm. Thảo luận trong 4 phút.
Các câu hỏi như sau :
.- Tại sao nói mĩ thuật thời Trần là sự kết hợp của mĩ thuật thời Lý? 
- Mĩ thuật thời Trần có đặc điểm gì khác so với mĩ thuật thời Lí ? 
- Em hãy kể tên một số loại hình nghệ thuật thuộc mĩ thuật thời Trần? 
- Cử đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV: Nghệ thuật kiến trúc gồm mấy thể loại ? GV: Nhận xét .
- GV: Kiến trúc cung đình có gì khác so với thời Lí?
- GV:Kiến trúc phật giáo được nhà Trần cho xây dựng như thế nào ? GV: Nhận xét .
- GV:Giới thiệu vài tranh ảnh về nghệ thuật điêu khắc thời Trần .
- GV: Nghệ thuật điêu khắc thời Trần có đặc điểm gì nổi bật ? GV: Nhận xét .
- GV: Em hãy kể tên một số tượng mà em biết ?
- GV: Nhận xét .
- GV: Giới thiệu một số hình ảnh nghệ thuật chạm khắc trang trí.
- GV: Vì sao nói nghệ thuật chạm khắc trang trí lại gắn liền với các công trình kiến trúc ? GV: Nhận xét 
- GV: Hãy nêu tên một số bức trạm khắc mà em biết ?
GV: Nhận xét .
- GV: Giới thiệu một vài loại hình nghệ thuật gốm.
- GV: Gốm thời Trần có gì khác so với gốm thời Lí ? GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra kết luận đặc điểm mĩ thuật thời Trần
- GV hỏi: Từ những tinh hoa của mĩ thuật thời Trần em hãy cho biết đặc điểm của mĩ thuật thời Trần? GV nhận xét, bổ xung
I.Vài nét về bối cảnh xã hội.
-Việt Nam vào đầu thế kỷ XIII có những biến động về xã hội.
-Vai trò đất nước có sự thay đổi ở thời Trần.
II.Vài nét về mĩ thuật thờỉ Trần.
1.Kiến trúc.
*Kiến trúc cung đình.
Nhà Trần cho xây dựng một vài cung điện ở kinh thành Thăng Long.
*Kiến trúc phật giáo.
Nhà Trần cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc như: (chùa,tháp,đền,miếu.)
2.Điêu khắc và chạm khắc trang trí.
* Điêu khắc:
Bao gồm nhiều tượng khác nhau: Tượng quan hầu, tượng các con thú và một số tượng phật.
* Chạm khắc trang trí.
Một số bức chạm khắc gỗ với nhiều nội dung phong phú,đa dạng.
*Nghệ thuật gốm.
Gốm thời Trần có xương gốm dày, thô và nặng hơn. Đồ gốm gia dụng phát triển mạnh .
III. Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.
SGK (trang 81).
- Khoẻ khoắn, phóng khoáng, biểu hiện sức mạnh, lòng tự hào dân tộc
- Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lí nhưng dung dị chất phác hơn
- Tiếp nhận tinh hoa nghệ thuật các nước láng giềng
4. Củng cố:.
- GV: Mĩ thuật thời Trần có đặc điểm gì nổi bật ? GV: Nhận xét .
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học thuộc bài cũ. Đọc và chuẩn bị bài sau: Bài vẽ theo mẫu Cái cốc và quả.
 Lớp :7A
 7B
 7C
 Bài 2: - Vẽ theo mẫu
 Cái cốc và quả
 (Vẽ bằng bút chì đen)
I. Mục tiêu:
*Kiến thức: - Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết .
*Kĩ năng : - Học sinh vẽ được cái cốc và quả dạng hình cầu.
*Thái độ : - Hiểu được vẻ đẹp của bố cục và tương quan tỉ lệ ở mẫu.
II. Chuẩn bị :
*Giáo viên: Tranh, ảnh, một vài mẫu vật.
 Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu.
* Học sinh: Chì, tẩy, mầu.
III. Tiến trinh day hoc 
1. Kiểm tra bài cũ.
GV:Em hãy nêu một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Trần? Cho điểm
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 * Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
- GV: Chọn mẫu và cùng học sinh đặt mẫu.
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm: 4 nhóm thảo luận trong 3 phút
+ Câu hỏi: Nhận xét hình dáng, vị trí, độ đậm nhạt của vật mẫu
- GV: Hỏi một vài học sinh ở các góc ngồi khác nhau để tìm hiểu về: (đặc điểm, cấu tạo, đậm nhạt) của mẫu
- Cử đại diện nhóm trình bày, nhận xét
- GV: Cho học sinh quan sát một vài bài vẽ của học sinh năm cũ để học sinh tham khảo về bố cục, Tương quan tỉ lệ, đậm nhạt.
- GV: cho học sinh quan sát một vài tranh tĩnh vật màu của hoạ sĩ để học sinh tham khảo.
 * Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh cách vẽ .
-GV: Em hãy nêu các bước vẽ theo mẫu? GV: Nhận xét.
- GV: Treo bài hướng dẫn cách vẽ.
- GV: Các bước vẽ trên đã được trình bày đúng thứ tự chưa? GV: Nhận xét
- GV: Phân tích cụ thể từng bước để học sinh hiểu rõ hơn cách vẽ.
 * Hoạt động 3 
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV: Giao phần bài tập.
- GV: Xuống lớp gợi ý, hướng dẫn cụ thể hơn các bước vẽ.
- GV quan sát, chỉnh sửa cho HS
I. Quan sát, nhận xét.
- Hình dáng
- Vị trí
- Độ đậm nhạt
II.Cách vẽ:
- Bước1:Ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang để tìm ra khung hình chung của mẫu.
- Bước 2: ước lượng tỉ lệ của quả,cốc để vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
- Bước3: ước lượng tỉ lệ các bộ phận rồi vẽ mẫu bằng các đường thẳng mờ.
- Bước 4: Nhìn mẫu vẽ chi tiết để hoàn chỉnh hình.
- Bước 5: Vẽ đậm nhạt.
III.Bài tập:
Vẽ cái cốc và quả có dạng hình cầu.
 4. Củng cố:
- GV: Yêu cầu một học sinh nhắc lại các bước vẽ.
- GV:Yêu cầu học sinh trình bày bài theo nhóm và nhận xét
5. Hướng dẫn về nhà.
- Tập quan sát đậm nhạt ở các đồ vật trong gia đình: ấm, phích nước, chai, lọ
- Chuẩn bị bài sau. Bài 3: Vẽ trang trí. tạo hoạ tiết trang trí.
 Lớp :7A
 7B
 7C
 Bài3: Vẽ trang trí
Tạo hoạ tiết trang trí
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu thế nào là hoạ tíêt trang trí và hoạ tiết là yếu 
 tố cơ bản của nghệ thuật trang trí 
2. Kĩ năng: - Học sinh biết tạo được một hoạ tiết đơn giản.
3. Thái độ: - Học sinh yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh, ảnh về hoạ tiết trang trí. Bài hướng dẫn cách vẽ trang trí.
 Một vài hoạ tiết trang trí của học sinh năm cũ.
HS: Chì, tẩy, màu
III. Tiến trình dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra bài cũ chỉ kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1 
Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- GV cho HS quan sát đồ vật chiếc khăn được trang trí và một số đồ vật không được trang trí
*Hoạt động nhóm: 
- GV: Cho học sinh chia nhóm : 4 nhóm thảo luận câu hỏi trong 3 phút.
Câu hỏi phiếu bài tập như sau:
- GV: Em hãy so sánh sự khác nhau giữa các đồ vật trên? 
- GV: Hoạ tiết là gì ? 
- GV: Hoạ tiết thường được dùng để làm gì?
- GV : Vậy làm thế nào để các hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống trở thành hoạ tiết trang trí?
- GV cử đại diện nhóm trình bày, nhận xét
* Hoạt động 2. 
Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
- GV: Em hãy nêu cách tạo một hoạ tiết trang trí?
GV: Nhận xét...
- GV: Đưa ra bài minh hoạ hướng dẫn học sinh cách vẽ. Phân tích cụ thể để học sinh hiểu và nắm rõ cách vẽ: chọn những hoạ tiết đẹp như hoa,lá
khi vẽ cần cách điệu và lược bỏ một số nét nhưng phải giữ được đặc trưng hình dáng mẫu
* Hoạt động 3. 
Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV: Ra yêu cầu bài tập
- Gợi ý cho HS vẽ các hình hoa lá, hình kỉ hà và tô màu đẹp, sắc xảo
- GV: Xuống lớp quan sát hướng dẫn học sinh làm bài chỉ ra những chỗ được và chưa dược để học sinh có bài vẽ tốt hơn.
I. Quan sát, nhận xét
- Là những hình ảnh thiên nhiên
gắn bó với đời sống con người
- Trang trí các vật dụng trong đời sống
- Dựa vào hình dáng, đường nét, màu sắc các hình ảnh tự nhiên để sắp xếp lại
II.Cách tạo hoạ tiết trang trí.
1.Lựa chọn nội dung hoạ tiết.
2.Quan sát mẫu thật .
3.Tạo hoạ tiết trang trí.
III.Bài tập:
Chép một mẫu hoa, lá, con vật .sau đó vẽ đơn giản và cách điệu thành hoạ tiết trang trí.
4. Củng cố: 
 - GV: Yêu cầu một HS nhắc lại cách vẽ. GV nhận xét
 - GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về: Bố cục, hình, nét, màu sắc của hình 1
 (SGK) GV: Bổ sung.
5. Hướng dẫn về nhà. 
 - Vẽ thêm một số hoạ tiết theo ý thích, đọc và chuẩn bị bài sau. Bài 4:Vẽ 
 tranh đề tài phong cảnh
 Lớp :7A
 7B
 7C
 Bài4 : vẽ tranh
 Đề tài Tranh phong cảnh
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - HS hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của 
 thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ
2/ Kĩ năng : - Biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh 
 đơn giản có bố cục và màu sắc hài hoà
3/ Thái độ : - HS thêm yêu qmến cảnh đẹp của quê hương đất nước
II/ Chuẩn bị:
 GV: SGK mĩ thuật 7, tranh phong cảnh( đồ dùng dạy học), tranh của HS năm 
 trước
 HS: SGK mĩ thuật 7, giấy, bút chì, màu
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Kiểm tra bài: Bài vẽ Tạo hoạ tiết trang trí
2/ Bài mới:
 Hoạt động GV- HS
 Nội dung
* Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài
- GV treo tranh phong cảnh của hoạ sĩ nước ngoài : Đồ dùng dạy học
- Hướng dẫn HS hoạt động nhóm: 4 Nhóm thảo luận trong 3 phút 
- Câu hỏi: Em hãy nhận xét bức tranh trên có nội dung gì, bố cục, màu sắc, hình ảnh?
- GV cử đại trình bày, nhận xét
- GV cho HS xem tranh hoạ sĩ Việt Nam, phân tích nội dung, hình ảnh, bố cục, màu sắc cho HS nắm rõ hơn
- Hỏi : Vì sao tranh phong cảnh tạo nhiều cảm hứng cho người xem?
- GV giải thích: Tranh phong cảnh diễn tả vẻ đẹp đa dạng , phong phú của thiên nhiên và rất gần với đời sống con người
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh phong cảnh
- GV hỏi: Muốn vẽ tranh phong cảnh ta cần tiến hành mấy bước?
- GV gọi HS đọc cách vẽ ở SGK
- GV hướng dẫn HS cách vẽ: Chọn và cắt cảnh( nếu vẽ ngoài trời), lấy tấm bìa cứng có khuông hình chữ nhật đưa ngang tầm mắt nhìn qua lỗ thủng để cắt cảnh, tìm vị trí có bố cục đẹp nhất để vẽ theo cảnh thực. Phác hình đơn giản và vẽ màu
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài vẽ phong cảnh
- Treo tranh phong cảnh của HS năm trước cho HS tham khảo
- Gợi ý HS vẽ phong cảnh quê hương mình
- Quan sát HS vẽ, chỉnh sửa cho HS 
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Nội dung
- Hình ảnh
- Bố cục
- Màu sắc
II/ Cách vẽ
1/ Chọn cảnh và cắt cảnh: Tìm và chọn góc cảnh có bố cục đẹp
2/ Thể hiện : Vẽ phác hình toàn cảnh từ bao quát đến chi tiết , có mảng chính, mảng phụ. vẽ màu
III/ Bài tập: 
 Vẽ tranh bức phong cảnh theo ý thích
 4/ Củng cố
 - Chọn một số tranh cho HS xem, nhận xét
 5/ Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành bài vẽ tranh phong cảnh
Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí- Tạo dáng trang trí lọ hoa.
 Lớp:7A
 7B
 Bài 6 Vẽ theo mẫu 7C 
 Lọ hoa và quả 
 ( Vẽ hình ) 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu và biết cách vẽ lọ hoa và quả.
2.Kĩ năng:Vẽ được hình gần giống mẫu.
3.Thái độ:Nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, nét vẽ. 
II.Chuẩn b ... lời .
GV: Nhận xét.
GV: Phân tích thêm để học sinh nắm được sự khác nhau của một số bìa lịch treo tường.
GV: Cho học sinh quan sát bài vẽ của học sinh năm cũ.
* Hoạt động 2.(5phút).
Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV: Em hãy nêu các bước tiến hành.
HS: Nêu.
GV: Đưa ra bài hướng dẫn cách vẽ. Phân tích cụ thể từng cách để học sinh hiểu rõ cách vẽ.
* Hoạt động 3. (25phút)
Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV: Ra yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài .
GV: Xuống lớp chỉ ra những chỗ được và chưa được để học sinh làm bài tốt hơn.
I. Quan sát nhận xét.
II. Cách trang trí bìa lịch.
.Có thể là hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật.
Phân mảng, tìm hoạ tiết, đặt hoạ tiết và trang trí sao cho phù hợp.
III. Bài tập.
Trang trí một bìa lịch treo tường theo ý thích.
4. Củng cố:(5phút)
GV: Em hãy nhắc lại cách tiến hành bài vẽ.
HS: Nêu.
GV: Yêu cầu học sinh dán bài và nhận xét bài theo nhóm.
HS: Nhận xét về (bố cục, hình dáng, màu sắc, cách trang trí).
GV: Bổ sung.
5. Hướng dẫn về nhà.(1phút).
Đọc và chuẩn bị bài sau.
Bài 18 vẽ theo mẫu. Kí hoạ.
 Lớp :7A
 7B
 7C
 Bài 18. Vẽ theo mẫu
 Kí hoạ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết thế nào là kí hoạ, và cách kí hoạ.
2. Kĩ năng: Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoacác con vật quen thuộc( đơn giản về hình và cấu trúc).
3. Thái độ: Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tranh, ảnh kí hoạ.
*Học sinh: Chì, tẩy, giấy, bảng vẽ.
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
GV: Em hãy nêu cách vẽ trang trí một bìa lịch treo tường?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét .
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm về kí hoạ.
GV: Treo một vài hình ảnh và giới thiệu về tranh kí hoạ.
GV: Em hiểu như thế nào về kí hoạ?
HS: Trả lời.
GV: nhận xét.
GV: Kết luận.
GV: Em hãy nêu đặc điểm của tranh kía hoạ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và cho biết kí hoạ đối với hoạ sĩ và kí hoạ đối với học sinh có gì khác nhau?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét .
GV: Người ta thường sử dụng những chất liệu nào để kí hoạ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
*Hoạt động 2.
Hướng dẫn học sinh cách kí hoạ.
GV: Để có một bài kí hoạ đẹp chúng ta cần thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Thực hiện mẫu .cho học sinh quan sát những bài kí hoạ đẹp.
GV: Phân tích cụ thể hơn cách vẽ để học sinh hiểu rõ cách vẽ.
* Hoạt động 3.
Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập SGK trang 122. 
HS: Làm bài.
GV: Xuống lớp hướng dẫn học sinh làm bài.
I. Kí hoạ.
1. Thế nào là kí hoạ?
Kí hoạ là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, những nét chủ yếu nhất. đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên , cảnh vật và con người.
+Đối với hoạ sĩ kí hoạ có nhiều mục đích khác nhau, tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người.
+ Đối với học sinh kí hoạ nhằm mục đích quan sát, nhận xét hình dáng kích thước, đạm nhạt, giúp cho bài học vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài được tốt hơn.
2.Chất liệu để kí hoạ.
Có thể sử dụng nhiều chất liệu để kí hoạ như: mực nho, sáp màu, màu nước.
II. Cách kí hoạ.
+Quan sát và nhận sét về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, đặc điểm của đối tượng.
+ Chọn hình dáng đẹp, điển hình dể kí hoạ.
+ So sánh đopói chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước.
+ Vẽ những đường nét chính trước rồi mới vẽ chi tiết sau.
III. Bài tập.
Kí hoạ đồ vật theo ý thích.
4. Củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm vẽ kí hoạ, và cách vẽ.
5. Hướng dẫn học sinh về nhà.
Tập quan sát các con vật và cây cối.
Chuẩn bị bài sau. Kí hoạ ngoài trời.
 Lớp :7A
 7B
 7C
 Bài 19. Vẽ theo mẫu
 Kí hoạ ngoài trời.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách quan sát mọi vật xung quanh để tìm hiểu đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng.
2. Kĩ năng: Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa,các con vật quen thuộc( đơn giản về hình và cấu trúc).
3. Thái độ: Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị:
* Giáo viên: Tranh, ảnh kí hoạ.
*Học sinh: Chì, tẩy, giấy, bảng vẽ.
III. Tiến trình dạy học:
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
GV: Em hãy nêu cách vẽ của bài vẽ kí hoạ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét .
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1.
Hướng dẫn học sinh vẽ ngoài trời.
GV: Cho học sinh chia nhóm và tìm địa điểm để vẽ.
GV: Nêu yêu cầu bài vẽ.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Em hãy nêu đặc điểm của tranh kía hoạ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Cho học sinh quan sát nhanh một số hình ảnh về cây cối, hoa lá, con vật, con người.
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về hình, màu, nét, 
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét .
*Hoạt động 2.
Hướng dẫn học sinh cách kí hoạ.
GV: Để có một bài kí hoạ đẹp chúng ta cần thực hiện như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
*Hoạt động 3.
Hướng dẫn học sinh làm bài.
HS: Chia nhóm.
GV: Quan sát, hướng dẫn.
I.Quan sát nhận sét.
II. Cách kí hoạ.
Như bài 18.
III. Bài tập.
Kí hoạ cây, con vật, người.
4.Củng cố.
HS: Nêu cách kí hoạ.
GV: Nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh nhận sét bài theo nhóm.
Nhận sét về:
- Nét.
- Hình.
- Đậm nhạt.
5. Hướng dẫn về nhà.
Kí hoạ con vật, cây cối.
Chuẩn bị bài sau. Bài 20 vẽ tranh đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
 Bài 20 Vẽ tranh
 Đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức. Học sinh hiểu và biết cách vẽ tranh.
2. Kĩ năng. Học sinh vẽ được tranh về đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
3. Thái độ. Học sinh có ý thức làm đẹp cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị.
GV: Tranh, ảnh, tài liệu tham khảo.
HS: Chì, tẩy, màu.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.(1phút)
2. Kiểm tra bài cũ.(1phút)
GV: Không kiểm tra bài chỉ kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung
* Hoạt động 1(5phút).
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung dề tài.
GV: Em hãy nêu những hoạt động thuộc đề tài về môi trường?
HS: trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Treo một vài tranh có các hoạt động khác nhau và yêu cầu học sinh quan sát , nhận xét về nội dung, bố cục, màu sắc của tranh.
HS: Nhận xét.
GV: Gợi ý để học sinh nêu thêm một số hoạt động xung quanh mình.
* Hoạt động 2.(5phút)
Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh.
GV: Em hãy nêu cách vẽ tranh đề tài?
HS: Nêu .
GV: Nhận xét.
GV: Treo bài hướng dẫn cách vẽ và yêu cầu học sinh lên bảng trình bày các bước vẽ theo thứ tự?
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét .
GV: phân tích cụ thể các bước để học sinh làm bài tốt hơn.
* Hoạt động 3.(25phút)
Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV: Nêu yêu cầu bài tập .
HS: Làm bài.
GV: quan sát và chỉ ra những chỗ được và chưa được để học sinh hoàn thiện bài vẽ tốt hơn.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
II. Cách vẽ.
B1. Tìm và chọn nội dung đề tài.
B2. Tìm và phác bố cục tranh.
B3. Vẽ hình.
B4. Vẽ màu.
III. Bài tập.
Vẽ một tranh về đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
4. Củng cố.(5phút)
GV: Yêu cầu một học sinh nhắc lại các bước vẽ và dán bài lên bảng rồi nhận xét bài theo sự hướng dẫn của gv.
HS: Thực hiện.
5. Hướng dẫn về nhà.(3phút)
Đọc và chuẩn bị bài 21 thường thức mĩ thuật.
 Bài 21 Thường thức mĩ ThuậT
 Một số tác giả tác phẩm tiêu biểu từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1954.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức. HS hiểu biết thêm về thân thế và sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số hoạ sĩ đối với nền văn học nghệ thuật.
2. Kĩ năng. HS có khả năng phân tích và nhận ra được một số vẻ đẹp của các tác phẩm thời kì đó.
3. Thái độ. HS thêm yêu thích và tìm tòi những tác phẩm của các hoạ sĩ thời kì đó.
II. Chuẩn bị.
GV: Tranh, ảnh, tài liệu tham khảo.
HS: SGK, tài liệu sưu tầm.
III. Tiến trình dạ học.
1. ổn định tổ chức.( 1phút)
2. Kiểm tra bài cũ.
Không kiểm tra bài cũ do lượng kiến thức bài mới nhiều.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Nội dung
* Hoạt động 1.( 10phút)
Tìm hiểu vài nét về hoạ sĩ nguyễn phan chánh.
GV: Treo ảnh chân dung hoạ sĩ và giới thiệu hoạ sĩ.
GV: Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Phân tích kĩ hơn để hs hiểu được cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ.
GV: Em hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Giới thiệu một vài tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ.
GV: Em có nhận xét gì về các bức tranh trên? em thích nhất bức tranh nào? vì sao em thích bức tranh đó?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
 * Hoạt động 2.(20phút)
Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân.
GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm.
*Hoạt động nhóm.(5phút)
Câu hỏi thảo luận luận nhóm như sau.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trước khi trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Những tác phẩm nào của Ông được xem là tiêu biểu nhất?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Cho học sinh quan sát tranh của hoạ sĩ.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Ngoài ra em còn biết gì thêm về chủ đề sáng tác và sự thành lập của một số trường nghệ thuật?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Đưa ra một số tác phẩm qua ảnh hoặc tài liệu sưu tầm và phân tích làm rõ từng đặc điểm để học sinh hiểu bài rõ hơn.
* Hoạt động 3.(5phút)
Trưng bày các tác phẩm sưu tầm được.
GV: Phân tích cụ thể hơn về các tác phẩm trong bài.
GV: Trưng bày một số tác phẩm và cho học sinh lên bảng ghi tên tác phẩm và tập phân tích tác phẩm qua sự hướng dẫn của giáo viên.
HS: Có thể kể tên những tác phẩm khác đã sưu tầm được. Giới thiệu tác phẩm đó được làm từ những chất liệu gì?
I. Vài nét về bối cảnh xã hội.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ cuối XIX - 1954 xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi :
+ 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
+1930 ĐCS VN được thành lập.
+ 1945 cm tháng 8 thành công.
.
II. Một số hoạt động mĩ thuật.
Mĩ thuật Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XI X đến 1954 được chia làm 3 giai đoạn:
+Giai đoạn từ cuối thế kỉ XI X đến 1930.
Về kiến trúc chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa.
Một số trường nghệ thuật ra đời.
Nhiều hoạ sĩ được đào tạo cơ bản, chính quy trong giai đoạn này.
+ Giai đoạn 1930đến 1945.
Nhiều phong cách nghệ thuật mới ra đời.
Chất liệu sơn dầu và chất liệu sơn mài được sử dụng khá phổ biến.
Một số tác giả .
+ Giai đoạn 1945 đến 1954.
Cách mạng tháng tám mở ra một hướng mới cho nền mĩ thuật Việt Nam.
Tháng 12năm 1946 cách mạng kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Năm 1952 trường mĩ thuật kháng chiến được thành lập.
Kí hoạ giai đoạn này phát triển mạnh.
4. Củng cố.( 7phút)
GV: Đặt một số câu hỏi để kiểm tra phần kiến thức học sinh vừa học.
5. Hướng dẫn về nhà.( 2phút)
Học thuộc và sưu tầm những tác phẩm đã học trong bài.
Đọc và chuẩn bị bài sau.
Bài 15+16. Vẽ tranh. Đề tài tự chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an my thuat 7 ful.doc