Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2021-2022

Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu tầm quan trọng của họa tiết trong nghệ thuật trang trí.

2. Kĩ năng: Biết cách tạo những hoạ tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí

3. Thái độ: Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.

4. Năng lực, phẩm chất: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình minh họa về hoạ tiết 9 (hoa, lá , chim, thú.)

- Hình minh hoạ các bước tiến hành .

2. Học sinh

- Sưu tầm 1số hoạ tiết yêu thích.

- Chuẩn bị một số loại hoa, lá để chép và sáng tạo hoạ tiết hoa lá(lá dâu, lá cóc, lá mướp,hoa cóc, hoa hồng, hoa sen.)

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan

 Luyện tập, gợi mở, dạy học khám phá,liên hệ thực tiễn cuộc sống

- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật công não, KT giao nhiệm vụ.

 

docx 7 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Tiết 5+6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .......9/2021
Ngày dạy: 7a..........7b............7c............
Chủ đề 2: Trang trí với đời sống
Tiết 5: Bài 4: Vẽ trang trí
TẠO HOẠ TIẾT TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu tầm quan trọng của họa tiết trong nghệ thuật trang trí.
2. Kĩ năng: Biết cách tạo những hoạ tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí 
3. Thái độ: Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
4. Năng lực, phẩm chất: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lý, hợp tác nhóm, năng lực quan sát, khám khá,năng lực biểu đạt, năng lực thực hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnhvà có trách nhiệm với bản thân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hình minh họa về hoạ tiết 9 (hoa, lá , chim, thú...)
- Hình minh hoạ các bước tiến hành .
2. Học sinh
- Sưu tầm 1số hoạ tiết yêu thích.
- Chuẩn bị một số loại hoa, lá để chép và sáng tạo hoạ tiết hoa lá(lá dâu, lá cóc, lá mướp,hoa cóc, hoa hồng, hoa sen...)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan
 Luyện tập, gợi mở, dạy học khám phá,liên hệ thực tiễn cuộc sống
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật công não, KT giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
d, Tổ chức thực hiện:
- Giới thiệu bài
Hoạ tiết là những chi tiết không thể thiếu trong vẽ trang trí. Những hoạ tiết này thực chất chính là những sự vật trong đời sống được cách điệu lên, đơn giản hoá lại, được tô với những màu sắc khác nhau nhằm phù hợp với mục đích trang trí nào đó. Vậy thì hôm nay chúng ta cùng học cách tạo hoạ tiết trang trí qua bài.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu cách sắp xếp vật mẫu, đặc điểm của vật mẫu
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập. Giao nhiệm vụ , 
KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép
c, Sản phẩm: HS nêu khái niệm và đặc điểm của vật mẫu
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Hãy nhắc lại khái niệm về hoạ tiết đã học ở lớp 6?
- GV đưa ra một số hình ảnh về hoạ tiết đã được cách điệu hoặc đơn giản nét (chim lạc, hoa cóc , hoa sen...)
? Đây là những hoạ tiết gì?
? Nó có giống thực so với nguyên bản không?
? vì sao hoạ tiết không giống nguyên bản mà ta vẫn có thể nhận ra?
? Hãy so sánh những hình ảnh thực tế với những hình ảnh là họa tiết khác nhau ở điểm nào?
? Thế nào gọi là sáng tạo hoạ tiết?
? Vì sao cần phải sáng tạo hoạ tiết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
I. Quan sát, nhận xét:
- Là những hình ảnh có thực trong tự nhiên: cỏ cây, hoa lá, con vật , sóng nước, mây trời, ...được kết hợp hài hoà trong bài vẽ .
- Chim lạc, hoa cóc , hoa sen...)
- Không.
- Vì hoạ tiết đó được cách điệu, đơn giản hoá nhưng nó dựa trên cơ sở các đặc điểm của sự vật đó để cách điệu. Vẫn giữ được nét đặc trưng của sự vật đó. 
- Từ những hả ngoài thực tế, khi trở thành những hoạ tiết trang trí sẽ được đơn giản hoặc cách điệu cao hơn dựa trên những nét, màu sắc của các hả đó.
- Việc làm đơn giản nét hoặc sáng tạo thêm nét cho hình ảnh được gọi là quá trình sáng tạo hoạ tiết.
- Để làm cho họa tiết thêm sinh động, đẹp, phù hợp với mục đích trang trí.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tạo họa tiết
a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách tạo họa tiết
b, Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập. Giao nhiệm vụ , KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép
c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV lưu ý với HS: hoạ tiết là những hả điển hình trong thiên nhiên về vẻ đẹp , màu sắc, sự độc đáo. Do đó phải lựa chọn hình ảnh để sáng tạo hoạ tiết.
- GV treo hình minh hoạ:
? Có mấy bước tạo hoạ tiết trang trí.
- B1: Lựa chọn hình ảnh.
- B2: Ghi chép ảnh nguyên mẫu.
- B3: Đơn giản hoá và cách điệu.
- B4: Vẽ màu cho hoạ tiết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II. Cách tạo hoạ tiết
- 4 bước:
+B1: Lựa chọn hình ảnh điển hình để tạo hoạ tiết(chọn hả hoạ tiết định sáng tạo có đường nét rõ ràng, hài hoà , cân đối)
+ B2: Quan sát và ghi chép hình ảnh nguyên mẫu để hình thành ý tưởng mới cho hoạ tiết. Từ những hình ảnh đã ưng ý đó ghi chép lại nguyên mẫu để định hình ý tưởng sáng tạo.
+B3: Đơn giản hoặc cách điệu nét từ hả thực để tạo thành hoạ tiết mới. Dựa vào những hả đã ghi chép được có 2 cách để tạo ra hoạ tiết mới:
+ Đơn giản : Lược bỏ bớt 1 số chi tiết của mẫu.
+ Cách điệu : Thêm vào hoặc biến tấu những nét ở cánh , ở gân lá,hoặc sắp xếp lại các chi tiết như gân, mép , răng cưa...để cho ra hoạ tiết mới nhưng vẫn giữ được đặc trưng của hình dáng mẫu.
+ B4: vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành chép họa tiết
a, Mục tiêu: giúp học sinh thực hành chép họa tiết
b, Nội dung: thực hành vẽ theo mẫu theo hướng dẫn GV. Giao nhiệm vụ , KT hỏi-đáp, KT công não, KT mảnh ghép
c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu: Chép từ 3-4 hình ảnh hoa, lá các em đã chuẩn bị ở nhà.
- Đây là bài quan trọng , hs làm quen với công việc sáng tạo hoạ tiết , gv gợi ý cho hs chép mẫu hoa lá mà các em mang theo , từ đó tùy theo khả năng sáng tạo của các em mà đơn giản hay cách điệu hoạ tiết cho sinh động.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
III. Thực hành
- Yêu cầu: Chép từ 3-4 hình ảnh hoa, lá các em đã chuẩn bị ở nhà.
- Đơn gỉan hoặc cách điệu hoạ tiết dựa trên những hình ảnh đó.
3.Hoạt động luyện tập (3')
- GV đánh giá nhận xét một số bài làm của hs, căn cứ vào những hình ảnh sáng tạo của các em mà động viên khích lệ.
+ Nếu chỉ dừng lại ở bước chép hình thì chưa gọi là tạo hoạ tiết.
4. Hoạt động vận dụng:
? Thế nào gọi là sáng tạo hoạ tiết
- Việc làm đơn giản nét hoặc sáng tạo thêm nét cho hình ảnh được gọi là quá trình sáng tạo hoạ tiết.
- Để làm cho họa tiết thêm sinh động, đẹp, phù hợp với mục đích trang trí.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng (1')
- Tạo tiếp từ 3-5 hoạ tiết có hình dáng khác nhau.
 Tổ duyệt: ngày./../2021
 Dương Thị Thảo
Ngày soạn: .......9/2021
Ngày dạy: 7a..........7b............7c............
Tiết 6: Bài 10 Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS tìm hiểu cách trang trí bề mặt một đồ vật có dạng hình chữ nhật.
2. Kĩ năng: HS trang trí được một đồ vật có dạng hình chưc nhật.
3. Thái độ: Yêu thích trang trí đồ vật, làm đẹp cho cuộc sống.
4. Năng lực, phẩm chất: Học sinh có tính sáng tạo, kẻ vẽ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: - Một số đồ vật có dạng hình chữ nhật.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ
 - Bài vẽ của HS năm trước
2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
- Phương pháp vấn đáp; phương pháp trực quan; phương pháp thực hành
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b, Nội dung: GV giới thiệu bài mới
c, Sản phẩm: HS lắng nghe GV giới thiệu
d, Tổ chức thực hiện
Giới thiệu bài
Trang trí đồ vật là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, trong đó có đồ vật hình chữ nhật.Vậy ta phải làm thế nào để trang trí được một đồ vật có dạng hình chữ nhật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
a, Mục tiêu: giúp học sinh tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của hình chữ nhật
b, Nội dung: quan sát, trực quan, vấn đáp gợi mở, luyện tập.
c, Sản phẩm: HS nêu khái niệm và đặc điểm của hình chữ nhật
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu vật mẫu và đặt các câu hỏi.
- Đây là các hình gì?
- Để các đồ vật này được đẹp người ta làm gì?
- Nó có hình dáng chung như thế nào?
- Các đồ vật đó được trang trí các hoạ tiết như thế nào?
- Màu sắc ra sao?
- Em hãy kể tên một số đồ vật có dạng
 hình chữ nhật mà em biết?
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- GV nhận xét chốt ý và ghi bảng
- HS chú ý ghi bài
- Đặt câu hỏi gợi mở để học sinh so sánh, nhận xét về cách trang trí: 
- Người ta thường dùng các họa tiết gì để trang trí?
- Những mẫu nào được trang trí theo nguyên tắc cơ bản?
- Những mẫu nào được trang trí theo cách riêng biệt?
- Nêu nhận xét về cách sắp đặt các họa tiết trên các mẫu vật?
+ Nêu điểm khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
- Mở rộng: Một sản phẩm trang trí đẹp phải phối hợp được hai nguyên tắc bố cục cơ bản nhất trong trang trí:
- Nguyên tắc cân đối: đảm bảo sự sắp xếp hài hòa, hợp lí giữa các yếu tố trong tổng thể.
- Nguyên tắc tương phản về mảng, về đậm nhạt, về đường nét, về màu sắc.
I. Quan sát, nhận xét
- Các đồ vật có dạng hình chữ nhật như: Hộp bánh, kẹo, hộp mứt, hộp đựng chai rượu, hộp đựng đầu đĩa, đấu kĩ thuật số 
- Được trang trí các hoạ tiết rất đa dạng, phong phú, gồm hình ảnh và
 chữ.
- Màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. 
 Khay Khăn
Khăn bàn Bình Phong
 Hộp Túi
 Hộp Bánh Thảm 1
- Cách sắp xếp
+ Trang trí cơ bản: tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về bố cục, sắp xếp, đảm bảo tính đăng đối chặt chẽ.
+ Trang trí ứng dụng: thường sử dụng lối bố cục phá thế, tự do; tổng thể hình trang trí thoáng, phóng khoáng.
- Họa tiết
+ Trang trí cơ bản: yêu cầu cấu trúc đăng đối, cách điệu cao.
+ Trang trí ứng dụng: cấu trúc của họa tiết ko có quy luật mà chỉ cần đảm bảo tính cân đối, đôi khi hình dáng họa tiết giống hình ảnh thật, ít tính cách điệu.
- Màu sắc:
+ Trang trí cơ bản: kết cấu gam màu chặt chẽ, ko lệ thuộc vào màu sắc thật của họa tiết.
+ Trang trí ứng dụng: tùy thuộc vào màu của đồ vật, của ko gian xung quanh, số lượng màu ko hạn chế.
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách trang trí
a, Mục tiêu: giúp học sinh nắm được cách trang trí
b, Nội dung: quan sát, vấn đáp gợi mở và luyện tập.
c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm theo từng bước
d, Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Em hãy nêu cách vẽ bài trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật?
- Bước 1: Chọn đồ vật muốn trang trí. Kẻ trục (đối với cách trang trí theo nguyên tắc đăng đối, xen kẽ, nhắc lại.)
Bước 2: Phân mảng chính, phụ.
Bước 3: Tìm họa tiết.
Bước 4: Vẽ màu.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng
- HS chú ý ghi bài.	
- Cho học sinh xem bảng biểu hướng dẫn cách trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật.
- Cho học sinh tham khảo một số bài của học sinh năm cũ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
II.Cách vẽ
+ gồm 4 bước
- Chọn đồ vật để trang trí.
- Sắp xếp bố cục cho cân đối,đẹp mắt.
- Chọn và vẽ hoạ tiết, kẻ chữ.
- Chọn và vẽ màu
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
a, Mục tiêu: giúp học sinh thực hành vẽ trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật
b, Nội dung: thực hành vẽ trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật theo hướng dẫn GV.
c, Sản phẩm: HS nêu trình bày sản phẩm
d, Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV theo sát hướng dẫn HS làm bài và gợi ý khi HS gặp khó khăn.
- Làm bài tập tại lớp: Yêu cầu học sinh làm bài tập: Trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật).
Theo dõi, nhắc nhở, góp ý và khuyến khích học sinh làm bài
- HS tập chung làm bài.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo thảo luận
HS trình bày sản phẩm, HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức
III. Thực hành
- Em hãy trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật có kích thước khoảng 15cm x 20cm.
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức để trả lời các câu hỏi
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi và thực hành luyện tập
c) Sản phẩm: Tranh vẽ trang trí đồ vật dạng hình chữ nhật của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV chọn một số bài kí hoạ tiêu biểu, gợi ý nhận xét và rút kinh nghiệm
- HS phát biểu ý kiến của mình về hình vẽ, bố cục...
- GV bổ sung và yêu cầu HS tự xếp loại bài vẽ của mình.
4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp những học sinh vận dụng và mở rộng thêm kiến thức của mình.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân hoàn thành yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Tranh vẽ của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật tại nhà .
- Sưu tầm các bài vẽ của họa sĩ, học sinh.
* Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện bài vẽ.
 Tổ duyệt: ngày./../2021
 Dương Thị Thảo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_7_tiet_56_nam_hoc_2021_2022.docx