Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Bài 3: Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật (2 tiết)

Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Bài 3: Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Giới thiệu một số di tích, cách thể hiện vẻ đẹp di tích qua tìm hiểu kiến trúc, cảnh quan

- Các bước thực hiện một bức tranh có hình ảnh về vẻ đẹp di tích;

- Biết trưng bày, nhận xét, đánh giá SPMT.

 2. Năng lực

- Biết cách khai thác hình ảnh các di tích trong thực hành, sáng tạo SPMT;

- Biết sử dụng chấm, nét, hình, màu, khối thể hiện được hình ảnh các di tích

- Cảm thụ được vẻ đẹp của SPMT thể hiện về hình ảnh di tích.

 3. Phẩm chất

- Nhận biết vẻ đẹp di tích trong thực hành, HS có tình yêu đối với di sản văn hóa quê hương đất nước

- Trân trọng những di sản văn hoá được bảo tồn qua nhiều thế hệ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Một số ảnh, clip liên quan đến những di tích chiếu trên Powerpoint để HS quan sát;

- Một số tranh, tượng thể hiện về di tích;

- Những sản phẩm mĩ thuật liên quan đến vẻ đẹp của di tích để làm minh họa, phân tích cách thể hiện cho học sinh quan sát trực tiếp.

 

docx 7 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Bài 3: Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 2: VẺ ĐẸP DI TÍCH 
BÀI 3: HÌNH ẢNH DI TÍCH TRONG SÁNG TẠO MĨ THUẬT (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Giới thiệu một số di tích, cách thể hiện vẻ đẹp di tích qua tìm hiểu kiến trúc, cảnh quan
- Các bước thực hiện một bức tranh có hình ảnh về vẻ đẹp di tích;
- Biết trưng bày, nhận xét, đánh giá SPMT.
 2. Năng lực
- Biết cách khai thác hình ảnh các di tích trong thực hành, sáng tạo SPMT;
- Biết sử dụng chấm, nét, hình, màu, khối thể hiện được hình ảnh các di tích
- Cảm thụ được vẻ đẹp của SPMT thể hiện về hình ảnh di tích.
 3. Phẩm chất
- Nhận biết vẻ đẹp di tích trong thực hành, HS có tình yêu đối với di sản văn hóa quê hương đất nước
- Trân trọng những di sản văn hoá được bảo tồn qua nhiều thế hệ. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số ảnh, clip liên quan đến những di tích chiếu trên Powerpoint để HS quan sát;
- Một số tranh, tượng thể hiện về di tích;
- Những sản phẩm mĩ thuật liên quan đến vẻ đẹp của di tích để làm minh họa, phân tích cách thể hiện cho học sinh quan sát trực tiếp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức 
Tiết 1
Tiết
Thứ
Ngày
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Tiết 2
Tiết
Thứ
Ngày
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
2.Kiểm tra Kiểm tra sản phẩm của học sinh
3. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Quan sát
 a. Mục tiêu
- HS làm quen tạo hình, có khả năng quan sát hình dáng bên ngoài của di tích.
- Thông qua phân tích một số TPMT thể hiện vẻ đẹp di tích, HS biết được cách xây dựng bố cục, sử dụng hình, màu để thể hiện vẻ đẹp di tích
- HS biết đến ý nghĩa của di tích.
 b. Nội dung 
- HS quan sát, tìm hiểu các hình ảnh di tích trong SGK Mĩ thuật 7, trang 13 (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm);
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7, trang 13 để có thêm gợi ý cho việc khai thác hình ảnh thể hiện SPMT theo chủ đề.
 c. Sản phẩm 
Kiến thức cơ bản của học sinh về vẻ đẹp di tích qua một số hình ảnh, TPMT, SPMT
 d. Tổ chức thực hiện
* Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số bức ảnh
- GV cho HS quan sát ảnh minh hoạ về di tích trong SGK Mĩ thuật 7, trang 13 và trả lời câu hỏi trong SGK
- GV ghi ý tóm tắt ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).
- GV gợi mở (phân tích trực tiếp trên hình ảnh minh hoạ):
+ Vẻ đẹp của di tích được thể hiện ở kiến trúc, cũng như mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc và không gian của di tích
+ Khi thể hiện thể hiện về vẻ đẹp của di tích các em cần lưu ý đến tạo hình của di tích như đường cong của mái, các bức tường cổ kính, cây xanh trong khuôn viên
* Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số TPMT
- GV cho HS quan sát ảnh minh hoạ về di tích trong SGK Mĩ thuật 7, trang 14 và trả lời câu hỏi trong SGK 
GV gợi ý:
+ Không gian xung quanh di tích như thế nào?
+ Trong tác phẩm hình nào là chính, hình nào là phụ?
+ Trong tác phẩm màu nào là màu đậm, màu nào là màu nhạt?
Bức tranh “Chùa tháp Phổ Minh”
Bức tranh “Ô Quan Chưởng”
Hòa sắc
Sử dụng gam màu son kết hợp với màu xanh, trắng (vỏ trứng), đen (sen then)... trong sơn mài truyền thống tạo nên màu sắc độc đáo.
Các viên gạch màu nâu, thô, nhám có sắc độ đậm tạo nên sự tương phản mạnh giữa hình và nền.
Không gian
Toàn cảnh, thể hiện không gian rộng lớn của cánh động với những hoạt động quen thuộc của người nông dân.
Cận cảnh, góc hẹp
2. Hoạt động 2: Thể hiện
 a. Mục tiêu
- HS biết được các bước để thực hiện sáng tạo sản phẩm mĩ thuật thể hiện về vẻ đẹp di tích.
- Thực hành được một SPMT thể hiện về vẻ đẹp di tích nơi em ở theo hình thức yêu thích.
 b. Nội dung 
- HS tham khảo các bước thực hiện vẻ đẹp di tích chùa Cầu bằng hình thức đắp nổi đát nặn.
- HS thực hiện một SPMT theo hình thức tranh vẽ hoặc chất liệu cách thể hiện em yêu thích.
 c. Sản phẩm học tập
SPMT cụ thể về vẻ đẹp theo hình thức tranh vẽ hoặc theo cách yêu thích.
 d. Tổ chức thực hiện
* Tìm hiểu cách tạo một SPMT thể hiện vẻ đẹp di tích bằng hình thức đắp đất nặn
GV phân tích theo các bước
 Bước 1: Từ những tư liệu , quan sát thực tế để tìm ý tưởng thể hiện SPMT
 Bước 2: Vẽ phác thảo hình cần thể hiện, trong đó đơn giản các chi tiết, hình rõ ràng, cân đối
 Bước 3: Lựa trọn màu sắc cần thể hiện.
 Bước 4: Thể hiện từ hình to đến nhỏ, dễ đến khó.
 Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm
GV cho HS phân tích các bước thực hiện để HS củng cố lại cách thực hiện sản phẩm, bên cạnh đó, có thể làm một hoặc kết hợp nhiều chất liệu để thể hiện.
* Thực hiện một SPMT mô phỏng vẻ đẹp di tích theo cách em yêu thích 
Trước khi thực hiện SPMT về chủ đề vẻ đẹp di tích theo hình thức tự chọn, GV cho HS trao đổi trong nhóm về ý tưởng và cách thức thực hiện.
Gợi ý:
Về ý tưởng: Thể hiện di tích nào? Tạo hình của di tích có gì đặc biệt? Ngoài hình di tích, có thể hiện thêm hình ảnh nào khác?
Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một chất liệu hay kết hợp nhiều chất liệu?
GV có thể nói qua về hiệu quả thị giác hay chất cảm mà mỗi chất liệu đem đến, ví dụ như: nhẵn hay thô ráp; cảm giác về mặt phẳng hay không gian ba chiều,...
Đối với những HS còn khó khăn trong việc tìm ý tưởng, GV tổ chức cho HS thực hành các kĩ năng tìm ý tưởng để thể hiện đề tài từ quan sát ảnh, SPMT đã thực hiện ở hoạt động Quan sát.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
Mục tiêu
Củng cố kiến thức về cách thể hiện vẻ đẹp di tích qua nhận xét, đánh giá SPMT của bạn/ nhóm.
Biết cách trình bày những cảm nhận SPMT đã thực hiện trước nhóm, lớp. 
Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của bạn/ nhóm đã thực hiện.
HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 7, trang 16.
Sản phẩm
HS nhận xét được vẻ đẹp di tích trong SPMT đã thực hiện của bạn/ nhóm.
Tổ chức thực hiện
GV cho HS thảo luận trong nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 7, trang 16, sau đó mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp về các nội dung này. GV gợi ý:
+ SPMT của bạn thể hiện di tích nào?
+ Hình ảnh di tích trong sản phẩm của bạn được thực hiện bằng cách nào? Hãy mô tả các bước thực hiện sản phẩm.
+ Bạn đã sử dụng hoà sắc nào tạo nên vẻ đẹp của di tích trong SPMT?
Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên được hiểu biết của mình về việc thực hiện sản phẩm, củng như sử dụng những nguyên lí tạo hình nào để thể hiện. Đây là hình thức kiểm tra, củng cố kiến thức hiệu quả (Thực hành SPMT mô phỏng theo di tích - trực tiếp, hay sáng tạo từ vẻ đẹp của di tích - gián tiếp).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu
Hình thành năng lực ứng dụng thẩm mĩ, gắn kết kiến thức kĩ năng ở bài học với việc thực hiện các SPMT tham gia chương trình gây quỹ ủng hộ bạn nghèo vượt khó ở trường.
Nội dung
GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện SPMT, trong đó khai thác vẻ đẹp của di tích trong thực hành, sáng tạo.
Sản phẩm
Kế hoạch thực hiện SPMT tham gia chương trình trình gây quỹ ủng hộ bạn nghèo vượt khó ở trường.
SPMT tham gia chương trình.
Tổ chức thực hiện
GV cho HS lên kế hoạch thực hiện các SPMT tham gia chương trình gây quỹ ủng hộ bạn nghèo vượt khó ở trường.
GV cho HS thảo luận về mục đích, yêu cầu liên quan đến SPMT tham dự chương trình và lưu ý HS khai thác vẻ đẹp di tích ở trong bài để lên ý tưởng, xây dựng bố cục,...
GV cho HS trao đổi theo nhóm về vật liệu sử dụng để thực hành: từ vật liệu sẵn có, vật liệu sưu tầm hay tận dụng vật liệu tái sử dụng, thậm chí là đề xuất mua những vật liệu khác để tạo nên SPMT hấp dẫn, có tính thẩm mĩ hiệu quả vê' mặt thị giác.
Trên cơ sở ý kiến HS, GV chốt ý:
+ SPMT tham gia chương trình cần hoàn chỉnh, có tính thẩm mĩ và đáp ứng được việc trưng bày, làm quà tặng,...
+ SPMT sử dụng đa dạng chất liệu, hướng đến tính thân thiện với môi trường và căn cứ vào khả năng sưu tầm của mỗi cá nhấn.
+ SPMT được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm và thời gian thực hiện ở nhà hoặc ngoài giờ học ở trường 
4. Củng cố
- Gv thu một số SPMT và yêu cầu các em nhận xét 
-Gv tuyên dương những bài vẽ nghiêm túc, động viên những em có SPMT chưa tốt 
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà
 Ngày duyệt / /2022 
-Chuẩn bị cho bài mĩ thuật sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_7_bai_3_hinh_anh_di_tich_trong_sang_tao.docx