Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập

 A. Mục tiêu:

 - Củng cố các khái niệm và quy định cỷa mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm.

 - HS có kỷ năng thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước.

 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi vẽ toạ độ.

 B. Phương pháp: Vấn đáp, tự luận.

 C. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ.

 - HS: Bảng nhóm.

 D. Tiến trình lên lớp:

 (1') I. Ổn định tổ chức:

 (7') II. Bài cũ: HS1: Chữa bài tập 35/sgk.

 HS2: Chữa bài tập 45/sbt.

 III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề:

 2. Triển khai bài:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 04-12-05.
 Tiết 32: LUYỆN TẬP
 A. Mục tiêu:
 - Củng cố các khái niệm và quy định cỷa mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm.
 - HS có kỷ năng thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước.
 - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi vẽ toạ độ.
 B. Phương pháp: Vấn đáp, tự luận.
 C. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ.
 - HS: Bảng nhóm.
 D. Tiến trình lên lớp:
 (1') I. Ổn định tổ chức:
 (7') II. Bài cũ: HS1: Chữa bài tập 35/sgk.
 HS2: Chữa bài tập 45/sbt.
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:
 2. Triển khai bài:
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài dạy.
10'
14'
6'
a/. Hoạt động 1:
GV lấy thêm vài điểm trên trục hoành, vài điểm trên trục tung. Sau đó yêu cầu HS trả lời bài 34 tr68 sgk.
HS: Đọc toạ độ các điểm trên trục hoành, trên trục tung.
GV cho HS làm bài tập 37 tr68 sgk.
Hàm số y được cho trong bảng sau:
 x
 0
 1
 2
 3
 4
 y
 0
 2
 4
 6
 8
a). Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x;y) của hàm số trên.
b). Vẽ một hệ trục toạ độ Oxy và xác định các điểm biểu diển các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a.
GV: Hãy nối các điểm A, B, C, D, O có nhận xét gì về 5 điểm này?
Đến tiết sau ta sẽ nghiên cứu kĩ về phần này.
b/. Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bài tập 50 sbt.
HS hoạt động nhóm.
Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của góc phần tư thứ I, III.
a). Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ bằng 2. Điểm A có tung độ bằng bao nhiêu?
b). Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của một điểm M nằm trên đường phân giác đó.
GV cho HS làm bài tập 52 tr52 sbt.
? Tìm toạ độ đỉnh D của hình vuông ABCD ở hình dưới đây.
? Hãy lựa chọn toạ độ của đỉnh thứ tư Q của hình vuông MNPQ trong các cặp số sau: (6;0); (0;2); (2;6); (6;2).
c/. Hoạt động 3:
GV đưa bảng phụ bài tập 38 sgk.
? Muốn biết chiều cao của từng bạn em làm như thế nào?
? Tương tựu muốn biết số tuổi của mỗi bạn em làm như thế nào?
a) Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu?
b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?
c) Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn? Nêu cụ thể hơn bao nhiêu?
Bài tập 34/sgk:
a). Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0.
b). Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0.
Bài tập 37/sgk:
a). (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8).
b).
Bài tập 50/sbt:
a). Điểm A có tung độ bằng 2.
Một điểm M bất kì nằm trên đường phân giác này có hoành độ và tung độ bằng nhau.
Bài tập 52/sbt:
D (4 ; -2)
Q (6 ; 2)
Bài tập 38/sgk:
- Từ các điỉem Hồng, Đào, Hoa, Liên kẻ các đường vuông góc xuống trục tung (chiều cao).
- Kẻ các đường vuông góc xcuuống trục hoành (tuổi).
a) Đào là người cao nhất và cao 15dm hay 1,5m
b) Hồng là người ít tuổi nhất là 11 tuổi.
c) Hồng cao hơn Liên (1dm) và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi).
 (5') IV. Củng cố: - GV yêu cầu HS tự đọc mục "Có thể em chưa biết" tr69 sgk.
 - Một HS đọc to trước lớp. Sau khi HS đọc xong GV hỏi: Như vậy để chỉ có một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng những kí hiệu nào? Hỏi cả bàn cờ có bao nhiêu ô?
 - Để chỉ có một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng hai kí hiệu, một chữ và một số. Cả bàn cờ có; 8 . 8 = 64 (ô).
 (2') V. Dặn dò: - Xem lại lý thuyết và các bài tập đã giải.
 - Bài tập về nhà: 47, 48, 49, 50 tr50, 51 sbt.
 - Đọc trước bài: Đồ thị của hàm số y = ax (a 0).
 * Rút kinh nghiệm:.............................................................................................................
............................................................................................................................................. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdai 7 t32.doc