I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức:- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
*Kỹ năng :- Biết cách dựng bieu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
- Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
*Thái độ: Học tập tích cực v yu thích mơn học
* Xác định kiến thức trọng tm:
- Học sinh biết được biểu đồ của đoạn thẳng, biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng, lm được bi tập 10, 11 sgk/tr14 t2
Ngày soạn : 12/1/2011 Ngày dạy: .... / 1 /2011 Tiết 45: BIỂU ĐỒ I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức:- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. *Kỹ năng :- Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. - Biết đọc các biểu đồ đơn giản. *Thái độ: Học tập tích cực và yêu thích mơn học * Xác định kiến thức trọng tâm: - Học sinh biết được biểu đồ của đoạn thẳng, biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng, làm được bài tập 10, 11 sgk/tr14 t2 II. Chuẩn bị: 1.- Giáo viên: Bảng phụ ghi bảng tần số bài 8 (tr12-SGK), bảng 2. Học sinh: Thước thẳng III. Tổ chức các hoạt động dạy học: Ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: *Đặt vấn đề: Ta đã biết giá trị và tần số tương ứng của một bảng ”tần sơ” Vâyj làm thế nào để biểu diễn các giá trị và tần số của chúng bằng biểu đồ? Ta học bài hơm nay ”Biểu đồ” 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 (15’) GV : giới thiệu ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. GV : đưa bảng phụ ghi nội dung hình 1 - SGK HS : chú ý quan sát. GV : Biểu đồ ghi các đại lượng nào ? HS : Biểu đồ ghi các giá trị của x - trục hoành và tần số - trục tung. GV : Quan sát biểu đồ xác định tần số của các giá trị 28; 30; 35; 50. Học sinh trả lời. GV : người ta gọi đó là biểu đồ đoạn thẳng. - Yêu cầu học sinh làm ?1. HS : làm bài. GV : Để dựng được biểu đồ ta phải biết được điều gì? HS : ta phải lập được bảng tần số. GV : Nhìn vào biểu đồ đoạn thẳng ta biết được điều gì ? HS : ta biết được giới thiệu của dấu hiệu và các tần số của chúng. GV : Để vẽ được biểu đồ ta phải làm những gì? HS : nêu ra cách làm. GV : đưa ra bảng tần số bài tập 8, yêu cầu học sinh lập biểu đồ đoạn thẳng. HS : Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng làm. Hoạt động 2 (5’) GV : treo bảng phụ hình 2 và nêu ra chú ý. 1. Biểu đồ đoạn thẳng ?1 0 50 35 30 28 8 7 3 2 n x Gọi là biểu đồ đoạn thẳng. * Để dựng biểu đồ về đoạn thẳng ta phải xác định: - Lập bảng tần số. - Dựng các trục toạ độ (trục hoành ứng với giá trị của dấu hiệu, trục tung ứng với tần số) - Vẽ các điểm có toạ độ đã cho. - Vẽ các đoạn thẳng. 2. Chú ý Ngoài ra ta có thể dùng biểu đồ hình chữ nhật (thay đoạn thẳng bằng hình chữ nhật) 4 . Củng cố:(23’) - Bài tập 10 (tr14-SGK): giáo viên treo bảng phụ,học sinh làm theo nhóm. a) Dấu hiệu:điểm kiểm tra toán (HKI) của học sinh lớp 7C, số các giá trị: 50 b) Biểu đồ đoạn thẳng: - Bài tập 11(tr14-SGK) (Hình 2) H1 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 12 10 8 7 6 4 2 1 n 0 x H2 4 3 2 1 17 5 4 2 n 0 x 5 . Hướng dẫn :(2’) - Học theo SGK, nắm được cách biểu diễn biểu đồ đoạn thẳng - Làm bài tập 8, 9, 10 tr5-SBT; đọc bài đọc thêm tr15; 16 Chuẩn bị các bài tập luyện tập trang 14 , 15 Sgk ; các bài tập Sbt . Ngày soạn : 12/1/2011 Ngày dạy: .... / 1 /2011 Tiết 46: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức: Học sinh nẵm chắc được cách biểu diễn giá trị của dấu hiệu và tần số bằng biểu đồ. * Kỹ năng:- Rèn tính cẩn thận, chính xác trong việc biểu diễn bằng biểu đồ. - Học sinh biết đọc biểu đồ ở dạng đơn giản. *Thái độ: Học tập tích cực, yêu thích môn học *Xác định kiến thức trọng tâm: - Học sinh biết được biểu đồ của đoạn thẳng, biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng, làm được bài tập 12; 13 sgk/tr14 t2 II. Chuẩn bị: 1.GV: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. 2.HS: Thước thẳng III. Tổ chức các hoạt động học tập: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ:(5’) Nêu các bước để vẽ biểu đồ hình cột. (học sinh đứng tại chỗ trả lời) *Đặt vấn đê: Ta đã biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng hơm nay ta sẽ luyện tập để vẽ biểu đồ 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 ( 15’) GV : Cho làm bài 12/14 Sgk HS : đọc đề bài. - Cả lớp hoạt động theo nhóm. GV : Gọi đại diện hai nhóm lên bảng trình bày HS : Lên bảng , lớp theo dõi GV : Nhận xét – củng cố Hoạt động 2 (10’) GV : Cho làm bài 13/15 Sgk HS : quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi SGK. GV : Yêu cầu học sinh trả lời miệng HS : trả lời câu hỏi. GV : Nhận xét Hoạt động 3 (10’) GV : Cho làm bài 8/5 Sbt Gọi 1 hs lên bảng HS : Thực hiện , cả lớp làm vào nháp GV : Gọi hs nhận xét GV : Củng cố Bài tập 12 (tr14-SGK) a) Bảng tần số x 17 18 20 28 30 31 32 25 n 1 3 1 2 1 2 1 1 N=12 b) Biểu đồ đoạn thẳng 0 x n 3 2 1 32 31 30 28 20 25 18 17 Bài tập 13 (tr15-SGK) a) Năm 1921 số dân nước ta là 16 triệu người b) Năm 1999-1921=78 năm dân số nước ta tăng 60 triệu người . c) Từ năm 1980 đến 1999 dân số nước ta tăng 76 - 54 = 22 triệu người Bài tập 8 (tr5-SBT) a) Nhận xét: - Số điểm thấp nhất là 2 điểm. - Số điểm cao nhất là 10 điểm. - Trong lớp các bài chủ yếu ở điểm 5; 6; 7; 8 b) Bảng tần số x 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n 0 1 3 3 5 6 8 4 2 1 N 4. Củng cố:(3’) - Học sinh nhắùc lại các bước biểu diễn giá trị của biến lượng và tần số theo biểu đồ đoạn thẳng. 5 . Hướng dẫn :(2’) - Làm lại bài tập 12 (tr14-SGK) - Làm bài tập 9, 10 (tr5; 6-SGK) - Đọc Bài 4: Số trung bình cộng
Tài liệu đính kèm: