Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 29: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 29: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Củng cố và khắc sâu cho HS kiến thức trọng tâm về trường hợp bằng nhau của tam giác góc- cạnh- góc

2. Kỹ năng:

 - Kỹ năng vẽ hình, suy luận và chứng minh

3. Thái độ

 - Cẩn thận, chính xác, có hứng thú làm bài tập

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: SGK, Thước thẳng, bảng phụ

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, thước thẳng, bảng nhóm

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 29: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2009
Ngày giảng: 30/11/2009, Lớp 7A
	03/12/2009, Lớp 7B
Tiết 29: Luyện tập
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Củng cố và khắc sâu cho HS kiến thức trọng tâm về trường hợp bằng nhau của tam giác góc- cạnh- góc
2. Kỹ năng:
	- Kỹ năng vẽ hình, suy luận và chứng minh
3. Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác, có hứng thú làm bài tập
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, Thước thẳng, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, thước thẳng, bảng nhóm
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Phát biểu tính chất cơ bản về trường hợp bằng nhau của tam giác ( g.c.g)
	ĐA: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập ( 34')
	Mục tiêu: - Củng cố và khắc sâu cho HS kiến thức trọng tâm về trường hợp bằng nhau của tam giác góc- cạnh- góc
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS làm bài tập 38( SGK-Tr124)
Trên hình vẽ ta có: AB∥CD;AC∥BD
CMR: AB=CD, AC=BD
- Để chứng minh AB=CD, AC=BD ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm bài tập 39( SGK-Tr124)
GV đưa hình vẽ lên bẳng phụ
- GV cho HS làm bài tập 43( SGK-Tr125)
GV: Y/C HS đọc đề bài ghi GT, KL
- GV: Hướng dẫn HS chứngminh
a, ∆OAD=∆OCB
⇒AB=BC
b, ∆EAB=∆ECD
⇒D=B; A1=C1 do đó: A2=C2
c, Chứng minh OE là tia phân giác của xOy
⇒EA=EC
⇒AOE=COE
Bài tập 38( SGK-Tr124)
GT
Tứ giác ABCD:
 AB∥CD;AC∥BD 
KL
CMR: AB=CD, AC=BD
CM:
∆ADB và ∆DAC có:
A1=D1( Sole trong AB∥CD)
AD cạnh chung
D2=A2( sole trong AC∥BD)
Do đó: ∆ADB=∆DAC( g.c.g)
⇒AB=CD
 AC=BD
Bài tập 39( SGK-Tr124)
H105: ∆AHB=∆AHC( c.g.c)
H106: ∆DKE=∆DKF( g.c.g)
107: ∆ABD=∆ACD( cạnh huyền- góc nhọn)
H108: ∆ABD=∆ACD( cạnh huyền- góc nhọn)
⇒AB=AC;DB=DC
∆DBE=∆DCH( g.c.g)
∆ABH=∆HCE
Bài tập 43( SGK-Tr125)
GT
xOy:A,B∈Ox;OA<OB
C,D∈Oy;OC=OA;OD=OB
AD∩BC=E
KL
a, AB=BC
b, ∆EAB=∆ECD
c, OE là tia phân giác của xOy
CM:
a, ∆OAD=∆OCB ( c.g.c)
⇒AB=BC.
b, ∆OAD=∆OCB ( CM trên)
⇒D=B; A1=C1 do đó: A2=C2
⇒∆EAB=∆ECD
c, ∆EAB=∆ECD ( chứng minh ý b)
⇒EA=EC
∆OAE=∆OCE( c.c.c)
⇒AOE=COE
⇒ OE là tia phân giác của góc xOy
 4. Củng cố ( 2')
	- Qua bài học này các em phải nắm chắc kiến thức trọng tâm về trường hợp bằng nhau (g.c.g)
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Học thuộc và hiểu rõ trường hợp bằng nhau ( g.c.g) của hai tam giác
	- BTVN: 35; 36; 37( SGK-Tr123)
	- Chuẩn bị giờ sau ôn tập học kỳ I

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 29.docx