I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố định lý Pitago và định lý Pitago đảo
2. Kỹ năng:
- Vận dụng định lý Pitago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông và vận dụng định lý Pitago đảo
3. Thái độ:
- Hiểu và có ý thức vận dụng kiến thức trong bài toán thực tế.
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, bút dạ, thước thẳng, eke, compa, phấn mầu
2. Học sinh: Đọc trước mục " Có thể em chưa biết", thước thẳng, eke, compa
Ngày soạn: 09/01/2010 Ngày giảng: 11/01/2010, Lớp 7A 14/01/2010, Lớp 7B Tiết 38: LUYỆN TẬP ( Tiết 1) I- Mục tiêu 1. Kiến thức: - Củng cố định lý Pitago và định lý Pitago đảo 2. Kỹ năng: - Vận dụng định lý Pitago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông và vận dụng định lý Pitago đảo 3. Thái độ: - Hiểu và có ý thức vận dụng kiến thức trong bài toán thực tế. II- Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, bút dạ, thước thẳng, eke, compa, phấn mầu 2. Học sinh: Đọc trước mục " Có thể em chưa biết", thước thẳng, eke, compa III- Phương pháp - Vấn đáp - Trực quan - Thảo luận nhóm IV- Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức ( 1') - Hát- Sĩ số: 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ ( 5') - Y/C HS phát biểu nội dung định lý Pitago thuận và đảo? ĐA: * Đính lý Pitago: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông. * Định lý Pitago đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông. 3. Bài mới Hoạt động 1: Luyện tập ( 24') Mục tiêu: - Củng cố định lý Pitago và định lý Pitago đảo Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng - GV: cho HS làm bài tập 57( SGK-Tr131) - GV: Em có biết tam giác ABC có góc nào vuông không? + HS: Trong ba cạnh, cạnh AC=17 là cạnh lớn nhất. Vậy ∆ABC có B=900 - GV: Cho HS làm bài 87( SBT-Tr108) GV: Y/C 1 HS lên bảng vẽ hình và ghi GT- KL GV: Nêu cách tính độ dài AB? + HS: Tam giác vuông AOB có: AB2=? AO=? OB=? GV: Cho HS làm bài tập 58( SGK-Tr132) GV: Y/C HS hoạt động nhóm - GV: Đưa đề bài lên bảng phụ - Trong lúc anh Nam dựng tủ cho đứng thẳng, tủ có bị vướng vào trần nhà không? - GV: Quan sát hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý khi cần thiết GV: Nhận xét việc hoạt động của các nhóm và bài làm. Bài tập 57( SGK-Tr131) Lời giải của bạn Tâm là sai. Ta phải so sánh bình phương của cạnh lớn nhất với tổng bình phương hai cạnh còn lại. 82+152=64+225=289 172=289 ⇒82+152=172 ⇒ Vậy ∆ABC là tam giác vuông Bài tập 87( SBT-Tr108) GT AB⊥BD tại O; OA=OC; OB=OD AC=12cm;BD=16cm KL Tính: AB, BC, CD, DA CM: ∆ vuông AOB có: AB2=AO2+OB2( định lý Pitago) OA=OC=AC2=12cm2=6cm OB=OD=BD2=16cm2=8cm ⇒AB2=62+82 AB2=100 ⇒AB=10 cm Tính tương tự ⇒BC=CD=DA=AB=10cm Bài tập 58( SGK-Tr132) Gọi đường chéo của tủ là d Ta có: d2=202+42( ĐL Pitago) d2=202+42 d2=400+16 d2=416 ⇒d=416=20,4 dm Chiều cao của nhà là 21dm ⇒khi anh Nam dựng tủ, tủ không bị vướng vào Trần nhà Hoạt động 2: Giới thiệu mục " Có thể em chưa biết" ( 10') Mục tiêu: - HS được củng cố về khẳng định của định lý Pitago GV: Hôm trước, Thầy có yêu cầu các em tìm hiểu các kiểm tra góc vuông của các bác thợ nề, thợ mộc, bạn nào đã tìm hiểu được? + HS: Có thể nói các bác thợ dùng eke và ống thăng bằng bọt nước để kiểm tra. Cũng có có em tìm được các bác thợ đã dùng tam giác có độ dài ba cạnh bằng 3, 4, 5 đơn vị để kiểm tra. - Sau đó GV đưa ra các h131, h132 SGK lên bảng phụ, dùng sợi dây có thắt nút 12 đoạn bằng nhau và eke gỗ có tỉ lệ cạnh là 3, 4, 5 để minh hoạ cụ thể. - GV: Đưa tiếp h133 SGK lên bảng và trình bày như SGK - GV: Đưa thêm hình phản VD - GV: Y/C HS nhận xét 2. Có thể em chưa biết Nhận xét: + Nếu AB=3;AC=4;BC=5 Thì A=900 + Nếu AB=3c;AC=4;BC<5 Thì A<900 + Nếu AB=3;AC=4;BC>5 Thì A>900 4. Củng cố ( 2') - Qua tiết luyện tập này các em phải nắm chắc định lý Pitago và định lý Pitago đảo - Biết áp dụng định lý Pitago vào giải bài tập 5. Hướng dẫn về nhà ( 3') - Học thuộc nội dung định lý Pitago( thuận và đảo) - BTVN: 55; 56; 57( SGK-Tr131; 132) - Đọc mục: " Có thể em chưa biết" - Chuẩn bị giờ sau : Luyện tập
Tài liệu đính kèm: