I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Nắm được các âm đầu, vần ở từng địa phương: Bắc, Trung, Nam.
- Biết được 1số truyện dân gian ở địa phương Khánh Hoà.
- Rèn kỹ năng viết đúng âm, vần; kể chuyện dân gian; trò chơi dân gian.
II. Các bước lên lớp:
1. Ổn định:
2. KT bài cũ:
- Thế nào là DT, ĐT, TT?
- Vẽ sơ đồ cấu tạo 3 từ loại DT, ĐT, TT? Cho vd mỗi loại.
3. Bài mới: Chương trình ngữ văn địa phương.
Tiết 69 – 70: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được các âm đầu, vần ở từng địa phương: Bắc, Trung, Nam. - Biết được 1số truyện dân gian ở địa phương Khánh Hoà. - Rèn kỹ năng viết đúng âm, vần; kể chuyện dân gian; trò chơi dân gian. II. Các bước lên lớp: Ổn định: KT bài cũ: Thế nào là DT, ĐT, TT? Vẽ sơ đồ cấu tạo 3 từ loại DT, ĐT, TT? Cho vd mỗi loại. Bài mới: Chương trình ngữ văn địa phương. Hoạt động 1: Tìm hiểu phần TV – rèn luyện chính tả: - GV hướng dẫn Hs nắm vững âm vần dễ lẫn lộn ở từng điạ phương. + Ở các tỉnh miền Bắc cần viết đúng các phụ âm nào? Hs đọc vd1/166. + Đối với các tỉnh vùng Trung, Nam bộ ta phải viết đúng những vần gì? Thanh gì? Hs đọc vd 2/166-167. + Riêng các tỉnh miền Nam cần đọc và viết đúng những phụ âm đầu gì? Hs đọc vd3/167. Hoạt động 2: Tìm hiểu phần văn – TLV. - GV hướng dẫn phần tìm hiểu ở nhà. - Em đã học được những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình ngữ văn 6 – tập 1? - Em hãy tìm hiểu quê hương Khánh Hoà có những truyện dân gian nào không? Hãy kể lại truỵên dân gian đó? - Hs kể lại truyện? Hoạt động 3:Hướng dẫn HS luyện tập. * Phần TV: - BT1/167: Gv hư ớng dẫn HS điền. + Hs lên bảng làm. - BT2/167: yêu cầu rồi cho HS lên bảng làm. - BT 6/168: chữa lỗi sai ở mỗi câu. * Phần văn –TLV: - Gv hướng dẫn HS kể truyện rồi GV nhận xét, bổ sung. A- Nội dung luyện tập: I. Phần TV – rèn chính tả: * Viết đúng các phụ âm đầu (các tỉnh miền Bắc). Tr/ch, x/s, r/d/gi, l/n. * Đối với các tỉnh miền Trung, Nam: Đọc và viết đúng: - Vần : ac/at, ang/an, ươc/ươt, ương/ươn. - Thanh :?/~ * Riêng các tỉnh miền Nam: Đọc và viết đúng phụ âm đầu: v/d. II. Phần Văn – TLV: 1. Các thể loại truyện dân gian ngữ văn 6/t1: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. 2. Truyện dân gian Khánh Hoà: Truyện “ Chàng đực rựa” (cổ tích). B- Luyện tập: 1. BT1/167: điền tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống: a) Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, chẻ tre. b) sấp ngửa, sản Xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xuất hiện, chim sáo, sâu bọ. c) rũ rượi, rắc rối, giảm giá, giáo dục, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp, dao kéo, giao kèo, lương thiện, ruộng nương, lỗ chỗ, lén lút, bếp núc, lỡ làng. 2. BT2/167: lựa chọn từ điền vào chỗ trống. a) vây cá, sợi dây, dây điện, vây cánh, dây dưa, giây phút, bao vây. b) viết, giết, diết: giết giặc, da diết, viết văn, chữ viết, giết chết. c) vẻ, dẻ, giẻ: hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách. 3. BT6/ 168: chữa lỗi chính tả: a) căng dặng ___ căn dặn. b) chắng ngang ___chắn ngang. c) cắng răng ____cắn răng. III. Phần văn – TLV: BT/172: kể miệng truyện “Chàng đực rựa”. Củng cố: Lỗi chính tả vùng địa phương Khánh Hoà. Kể truyện dâ gian Khánh Hoà. Dặn dò: nắm được chương trình ngữ văn điạ phương lớp a5 * Soạn bài: “ Hoạt động ngữ văn thi kể chuyện” - Trả lời câu hỏi SGK/168. Tiết 71: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN THI KỂ CHUYỆN. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS Nắm được các thể loại truyện đã học ngữ văn 6/T1. Rèn kỹ năng kể chuyện. II. Các bước lên lớp: Ổn định: KT bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS. Bài mới: Chuẩn bị: Mỗi Hs mỗi câu chuyện mà mình thích nhất trong các thể loại truyện đã học: truyền thuyết, T. cười, T. Trung đại Việt Nam. Lần lượt từng HS đứng lên trước lớp kể chuyện. Tiến hành: Gv đánh giá nhận xét. Tất cả Hs trong lớp đều tham gia. Yêu cầu: Kể chuyện chứ không phải đọc thuộc lòng truyện. Lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, diễn càm kèm điệu bộ. Khi kể phải phát âm đúng chính tả. Tư thế tự tin, mắt nhìn xuống lớp, tiếng nói đủ nghe cho cả lớp. Biết giới thiệu mở đầu trước khi kể, biết cảm ơn người nghe sau khi kể xong. Người kể hay: thuộc truyện, biết dẫn dắt theo lời kể của mình, biết kể chuyện nhằm mục đích gây ấn tượng đối với người nghe. HS lên lớp kể theo chỉ định của GV: Cả lớp chú ý lắng nghe rồi nhận xét, bổ sung. GV đánh giá cho điểm. Củng cố: Văn tự sự – kể chuyện. Đánh giá kết quả giờ học. Dặn dò: Nắm vững kiến thức văn tự sự. Chuẩn bị HK II chuyển sang văn miêu tả. Tiết sau trả bài thi HK I. Tiết 72: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I. I. Mục tiêu bài học: Đánh giá ưu và khuyết điểm bài làm của HS. Củng cố kỹ năng kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Tham khảo 1 số bài làm tốt, văn hay của các bạn trong lớp. II. Các bước lên lớp: Ổn định: KT bài cũ: Bài mới: * Đáp án: kèm ở trang sau. GV nhận xét ưu, khuyết điểm bài làm. Ưu: + Đa số bài làm xác định đúng yêu cầu. + Chất lượng trắc nghiệm khá cao. + Một số bài tự luận viết khá mạch lạc, sáng tạo. Khuyết: + Một sớ bài chưa xác định được ngôi kể phù hợp. + Trình bày cẩu thả, còn sai chính tả. + Diễn đạt còn yếu. * GV sửa bài trên lớp + đọc bài khá để HS tham khảo. * Gv phát bài cho Hs. * Vào sổ điểm kết quả bài làm. - Chất lượng làm bài trên TB: trên 70%. Củng cố: Phần trắc nghiệm cần đọc kỹ câu hỏi sau đó mới khoanh tròn câu đúng. Rèn luyện cho đạt phần tự sự. Chú ý trình bày bài làm cẩn thận. Dặn dò: Chuẩn bị sách ngữ văn 6 tập II, BTNV tập 2. Soạn : “ Bài học đường đời đầu tiên” + Tìm hiểu tg. TP. + Đọc + kể tóm tắt truyện. + Trả lời câu hỏi đọc hiểu VB. + Làm BT phần luyện tập SGK.
Tài liệu đính kèm: