Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 127: Ôn tập tập làm văn

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 127: Ôn tập tập làm văn

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và VBNL.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng so sánh các kiểu loại vb, phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ; tập nhận xét, đánh giá.

*Giáo dục tư tưởng:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 127: Ôn tập tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 04 năm 2010
Ngày dạy: tháng 04 năm 2010
Tuần 32 
 Tiết : 127 Ôn tập tập làm văn
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và VBNL.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng so sánh các kiểu loại vb, phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ; tập nhận xét, đánh giá.
*Giáo dục tư tưởng: 
II.Trọng tâm của bài: Mục II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh
Nhận xét, đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Nêu nội dung của bài ôn tập.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
? Kể tên các vb b/c đã học?
? Đặc điểm của vb b/c?
 Minh hoạ bằng các vb cụ thể?
? Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò gì trong vb b/c?
- Ví dụ: Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài “Mùa xuân của tôi”.
- Ví dụ: Cổng trường mở ra, Ca Huế ...
? Cần làm gì để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với con người, sv, hiện tượng?
- H. Thực hành câu 6,7,8.
Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu, mùa xuân của tôi.
 (So sánh; Đối lập, tương phản; Câu hỏi tu từ; Điệp; Câu cảm thán, hô ngữ).
? Kể tên vb, t/g của các VBNL đã học?
? Trong đời sống VBNL tồn tại ở các dạng gì?
? Trong VBNL cần có các yếu tố nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
? Phân biệt luận đề, luận điểm?
? Đặc điểm của d/c, lí lẽ?
? So sánh 2 đề bài và rút ra sự khác biệt của văn CM, văn GT?
Nội dung kiến thức
I. Về văn bản biểu cảm.
1. Các vb đã học.
 - Cổng trường mở ra (Lí Lan).
 - Mẹ tôi (A-mi-xi)
 - Một thứ quà của lúa non(T. Lam)
 - Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng).
 - Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương).
2. Đặc điểm của vb biểu cảm.
- Mục đích: biểu hiện t/c, thái độ, cách đánh giá của người viết đối với việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.
- Cách thức: khai thác những đặc điểm, t/c’ của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... nhằm bộc lộ t/c, sự đánh giá của mình.
- Về bố cục: Theo mạch t/c, suy nghĩ.
3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn b/c.
 - Không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc mà nhằm để khơi gợi cảm xúc, t/c.
4. Vai trò của yếu tố tự sự trong vb b/c.
 - Để thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
5. Khi muốn biểu cảm: (bày tỏ t/y thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, sv, hiện tượng) thì phải nêu được:
 - Vẻ đẹp bên ngoài.
 - Đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật; sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao.
6. Các biện pháp tu từ trong văn b/c.
 - Sử dụng phổ biến các BPTT.
7. Bố cục của bài văn b/c: (Xem bài học).
II. Văn bản nghị luận.
1. Các văn bản đã học: (4 vb)
* Chú ý: Các câu tục ngữ là những VBNL cô đúc, ngắn gọn, mỗi câu là 1 luận đề, luận điểm.
2. Nghị luận trong đời sống.
- NL nói: Tranh luận, ý kiến trao đổi, bình luận thời sự, thể thao, lời giảng...
- NL viết: các bài xã luận, bình luận, phê bình, nghiên cứu...
3. Những yếu tố quan trọng trong VBNL.
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận.
- Vấn đề chủ yếu là lập luận.
4. Luận đề - luận điểm.
- Luận đề: Vđ chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài.
- Luận điểm: Những khía cạnh, bình diện, bộ phận của luận đề.
 ( Một luận đề có nhiều hoặc một luận điểm)
5. Dẫn chứng và lí lẽ.
- Dẫn chứng trong văn CM phải tiêu biểu, chọn lọc, phù hợp với luận điểm, luận đề.
- Dẫn chứng phải được phân tích bằng lí lẽ, lập luận (ko chỉ liệt kê).
- Lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, logic; là chất keo kết nối các d/c, làm sáng tỏ, nổi bật d/c.
6. So sánh văn CM, GT.
 * So sánh 2 đề bài: (sgk 140).
+ Giống: - Chung 1 luận đề.
 - Cùng phải sử dụng lí lẽ, d/c, lập luận.
+ Khác: 
Đề a
Đề b
- Kiểu bài: giải thích.
- Vđ (g/thiết) chưa rõ.
- Lí lẽ là chủ yếu.
- Cần làm rõ b/c vđ.
- Kiểu bài: CM
- Vđ (g/thiết) đã rõ.
- D/c là chủ yếu.
- Cần chứng tỏ sự đúng đắn của vđ.
C.Củng cố(1’) Kể tên các thể loại văn bản sử dụng các PP đã ôn tập?
D.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Lập dàn ý các đề bài ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 127 On tap Tap lam van.doc