Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 5

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 5

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Kiến thức:Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc qua 2 bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

 - Kỹ năng:Bước đầu hiểu được 2 thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.

 - Thái độ: ý thức nghiêm túc học tập.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 - Trò: học thuộc bài cũ, soạn bài mới.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Phương pháp diễn dịch + HĐ nhóm, cá nhân; vấn đáp, trao đổi, đàm thoại.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

 ? Thuộc lòng và phân tích 1 bài CD châm biếm đã học?

 

doc 18 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009 Tuần 5
Ngày giảng:.././2009 Bài 5: Văn bản Tiết 17
Sông núi nước nam
( Nam quốc sơn hà )
Phò giá về kinh
 ( Tụng giá hoàn kinh sư -Trần Quang Khải )
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Kiến thức:Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc qua 2 bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
 - Kỹ năng:Bước đầu hiểu được 2 thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt.
 - Thái độ: ý thức nghiêm túc học tập.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò: học thuộc bài cũ, soạn bài mới.
C. phương pháp
 - Phương pháp diễn dịch + HĐ nhóm, cá nhân; vấn đáp, trao đổi, đàm thoại.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thuộc lòng và phân tích 1 bài CD châm biếm đã học?
 III. Bài mới:
* Giới thiệu : - Lớp 6, đã học 3 VB truyện trung đại viết bằng chữ Hán.
 - Lớp 7, tiếp tục học thơ trữ tình trung dại chữ Hán.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Gt chung về thơ trung đại
? Quan sát chú thích dấu sao/63; em biết những gì về thơ Trung đại?
HS: - Trả lời theo chú thích /63 và gạch chân những ý cơ bản.
+ Viết bằng chũ Hán.
+ Có nhiều thể.
+ Ngữ văn 7: 8 tác phẩm thơ trung đại.
GV: giới thiệu: đây là 2 bài thơ đầu trong số 8 tác phẩm thơ trung đại sẽ học.
- Đây là 2 bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc đã thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của PK phương Bắc, đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố xây dựng một quốc gia tự chủ rất mức hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có ngoại xâm. Hai bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung của thời đại được viết bằng chữ Hán. là người VN có ít nhiều học vấn, không thể không biết đến 2 bài thơ này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu VB" Nam quốc sơn hà"
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và bài thơ "Nam quốc sơn hà"?
HS: Trình bày theo chú thích SGK
GV: Yêu cầu HS quan sát phần phiên âm của bài thơ để thấy rõ đặc điểm thơ tứ tuyệt.
- 1 bài: 4 Câu; mỗi câu 7 chữ.
- Câu 1,2,4 hoặc 2,4 vần với nhau ở chữ cuối.
- Nhịp 4/3 (Tìm hiểu sâu hơn thể thơ này L9)
* Bổ sung: Tác giả và nguồn gốc ra đời của bài thơ vẫn chưa rõ ràng, chờ đợi kết quả nghiên cứu mới.
- Bài thơ từng được gọi la bài thơ "thần" (Do thần sáng tác). Đây là 1 cách thần linh hoá tác phẩm văn học với động cơ nêu cao ý nghĩa thiêng liêng của nó.
- Bài thơ "SNNN" là bài thơ được đọc với giọng điệu dõng dạc, khoẻ khoắn, đanh thép.
HS: 1-2 em đọc bài thơ ( Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
? Em hiểu ntn về từ "vua Nam" và "sách trời" trong phần dịch thơ đã viết?
HS: GT theo chú thích /64
? Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta. Vậy em hiểu tuyên ngôn độc lập là gì? Nội dung tuyên ngôn trong văn bản này được trình bày như thế nào?
HS: - Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.
* Bố cục: 
- 2 câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. 
- 2 câu cuối: nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước kẻ xâm lược.
HS: Đọc 2 câu đầu.
? Em hiểu " SNNN" theo cách nào trong 2 cách sau?
A. Những dòng sông, dãy núi VN.
B. Giang sơn, đất nước, là lãnh thổ VN.
HS: (B)
? Chữ “đế” trong “Nam đế” có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đế: - Đế là vua (đế > vương) có ý nghĩa tôn vinh vua nước Nam, sánh ngang với các hoàng đế Trung Hoa.
- Đế còn có ý nghĩa đại diện cho nhân dân. Nam đế-vua đại diện cho nhân dân Việt Nam.
? Như vậy" Nam đế cư " ngoài nghĩa là vua Nam ở, còn có ý nghĩa khái quát hơn, rộng hơn đó là nghĩa nào?
HS: ý nghĩa khaí quát: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ VN.
GV: Chữ đế là từ không những quan trọng nhất trong câu mà còn quan trọng nhất trong toàn bộ bài thơ. Nó chứng tỏ nước Nam có vua, có quốc chủ.
- Chữ đế thể hiện ý thức độc lập, bình đẳng ngang hàng với các hoàng đế Trung Hoa. Từ bao đời các vua Trung Hoa đều cho mình quyền tối thượng thống trị thiên hạ, trị vì tất cả. Vua chúa các vùng xung quanh đều bị coi là tứ di. Hoàng đế Trung Hoa có quyền phong vương ( vua chư hầu) cho các chúa địa phương.Vua nước Nam ta được phong là An Nam quốc vương. Bởi vậy nếu vua chư hầu mà tự xưng vương là nghịch tặc. Điều đó chứng tỏ ý thức độc lập, tự cường, không chịu phụ thuộc vào nước lớn của dân tộc ta.
? Câu thơ thứ 2 " Tiệt nhiên... thư" giúp khẳng định thêm điều gì?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Chủ quyền lãnh thổ của dân tộc VN là 1 điều hiển nhiên, rõ ràng, không thể khác. Nó tồn tại như 1 chân lý không chỉ trong thực tế mà còn được sách trời, tạo hoá, tự nhiên vĩnh hằng công nhận g hợp đạo trời; thuận lòng người.
HS: Đọc 2 câu cuối (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
? Câu thơ thứ 3 hướng về đối tượng nào? Thái độ của tg ở câu thơ này được thể hiện ntn?
HS: 
- Đối tượng nói tới là lũ giặc xâm lăng.
- Thái độ của tác giả: kinh miệt, căm thù (gọi lũ giặc là “nghịch lỗ" glũ phản nghịch, mọi rợ): Chúng dám trái mệnh trời, xâm phạm giang sơn Đại Việt.
? Thực chất câu hỏi " Như hà.... xâm phạm" đã lột trần bản chất của lũ giặc xâm lược ntn?
HS: - Bản chất phi nghĩa, vô đạo lí của bọn PK phương Bắc đã bao đời cậy thế mạnh, cậy lớn làm càn.
? Câu thơ cuối có ý nghĩa gì?
HS: - Là lời cảnh báo về hậu quả thê thảm đối với bọn xâm lược nếu chúng cố tình xâm phạm nước ta. Người dân Đại Việt sẽ đánh cho chúng tơi bời không còn 1 mảnh giáp. Chúng sẽ phải chuốc lấy bại vong nhục nhã ( Chú ý: " Hành khan" sẽ xảy ra, sẽ lặp lại)
-> Khẳng định niềm tin, ý chỉ quyết thắng kẻ thù xâm lược.
? Vì sao tác giả có thể khẳng định như vậy? Dựa trên cơ sở nào?
HS: - Bởi ta là chính nghĩa còn bọn chúng là phi nghĩa.
- Thực tế lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó: Những năm đầu công nguyên đã bao lần phong kiến phương Bắc đem quân xâm lược nước ta đều bị đánh bại. Âm mưu đen tối muốn biến nước ta thành quận huyện của chúng đã bị tan vỡ.
GV: Câu thơ đồng thời cũng là lời tiên tri chắc nịch: Lũ giặc phương Bắc sẽ luôn chuốc lấy thất bại thảm hại và chủ quyền DT ta sẽ mãi bền vững.
?- NX nghệ thuật của toàn bài thơ?
? Bài thơ được coi là 1 bản " Tuyên ngôn ĐL” đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là 1 tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn trong bài thơ này?
HS: Nhận xét theo nội dung ghi nhớ.SGK/65.
GV: TNĐL là lời tuyên bố chủ quyền.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK/65
? VB " Sông núi nước Nam" là văn bản biểu ý (nghị luận, bày tỏ ý kiến) nhưng ngoài biểu ý, SNNN có biểu cảm không? vì sao? nếu có thì trong trạng thái nào?
HS: Thiên về biểu ý ( nghị luận, trình bày ý kiến), bởi bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiến quyết chống ngoại xâm, nhưng bài thơ vẫn có cách biểu cảm riêng: oở đây, thái độ và cảm xúc mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng.
g người đọc biết nghiền ngẫm, biết suy cảm, sẽ thấy thái độ, cảm xúc trữ tình đó.
? Văn bản Sông núi nước Nam bồi đắp cho em tình cảm gì?
HS: tự bộc lộ
? Em được biết tác phẩm nào khác được coi là Tuyên ngôn độc lập?
 HS: - Đại cáo bình Ngô - Lần 2
- TNĐL của HCM - Lần 3
Hoạt động 3. Tìm hiểu VB “Phò giá về kinh .”
 ? Nêu những nét cơ bản về tác giả Trần Quang Khải và bài thơ Phò giá về kinh?
HS: Trình bày theo chú thích dấu */66
GV: So với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đúc hơn.
GV: Nêu Y/c đọc: Giọng điệu phấn chấn, hào hùng, chắc, khoẻ. Ngắt nhịp 2/3.
HS: Đọc 2-3 em ( cả phên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)
? Em biết gì trong 2 địa danh được nói đến trong bài?
HS: Giải thích theo SGK /67
? Bài thơ có những ý cơ bản nào?(Bố cục)
HS:* 2 câu đầu: Chiến thắng hào hùng của DT.
* 2 câu cuối: Khát vọng thái bình thịnh trị củ DT ta. 
HS: Đọc 2 câu đầu.
? 2 câu đầu tác giả nhắc đến những chiến thắng ở 2 địa danh Chương Dương, Hàm tử? Em có nhận xét gì về các địa danh được nhắc lại? Dụng ý của tác giả ở đây là gì?
HS: Tự bộc lộ
GV: Định hướng
- Đây chính là những sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc ta trong quá khứ-là hai trận thắng lớn trên sông Hồng thời Trần đại thắng quân xâm lược Nguyên Mông.ửTên thực tế, trận Hàm tử xảy ra trước, Chương Dương xảy ra sau nhưng nhà thơ lại mở đầu - trận Chương Dương. Có lẽ nhà thơ vẫn đang sống trong tâm trạng mừng chiến thắng vừa xảy ra. Từ hiện tại gợi nhớ về chiến thắng trước đó g Câu thơ hàm chứa niềm phấn trấn tự hào của vị tướng đầy mưu lược góp phần tạo nên chiến thắng.
? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ; giọng điệu; mối quan hệ giữa 2 câu đầu?
HS: - Động từ mạnh đặt đầu câu liên tiếp, câu trên đối xứng với câu dưới cả về thanh, nhịp, ý, giọng khoẻ, hùng tráng.
GV: Chốt: Chỉ 2 câu thơ 10 chữ ngắn gọn, tác giả đã làm sống lại khí thế trận mạc sôi động hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược. ở Chương Dương ta " Cướp giáo giặc" thu được rất nhiều vũ khí. Hàm Tử ta bắt quân thù, chính ở đây, Toa Đô-1 tướng giặc đã bị bắt sống: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô”, lời thơ không hề nhắc đến cảnh đầu rơi máu chảy. Cách nói nhẹ nhàng mà sâu sắc biểu hiện mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Đồng thời 2 câu thơ như hiện lên trước mắt sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù g Khúc khải hoàn ca.
HS: Đọc 2 câu cuối.
? Nhận xét âm điệu 2 câu cuối so với 2 câu đầu?
 Nội dung thể hiện trong 2 câu cuối khác 2 câu đầu ntn?
Hs: tự bộc lộ
Gv: Khao khát, mong ước của tác giả sau khi đã dẹp yên quân giặc, đất nước thái bình. (Nói về xây dựng đất nước thời bình)
+ Vừa là lời tự nhắc nhở mình, vừa là lời nhắc nhở mọi người: Nêu cao trách nhiệm, tu trí lực, gắng sức, đồng lòng phát huy thành quả đã đạt được; khát vọng xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình.
- Niềm tin, hi vọng vào sức mạnh của dân tộc, vào thái bình lâu dài của đất nước.
? Qua bài thơ cho em có thêm những cảm nhận gì về tác giả Trần Quang Khải?
HS: Tự bộc lộ.
GV bình: Suy nghĩ, ý tưởng thật trong sáng, giản dị, minh bạch, xuất phát tư đáy lòng, từ trái tim, 1 vị tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao,1 nhà chính trị của đời Trần. Đó cũng là phương châm chiến lược lâu dài, kế sách giữ nước và dựng nước của ông cha ta. Đó cũng là suy nghĩ tình cảm của dân tộc ta trong những năm kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Khát vọng đó đã trở thành hiện thực sau 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông gĐất nước ta thời Trần đã thái bình, thịnh trị trong 1 khoảng thời gian khá dài.
? Cảm nhận sau khi học xong VB " Phò giá..."
HS: Tự bộc lộ
- Đọc ghi nhớ / 68
GV: Hai bài thơ, một bài thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, một bài thuộc thể ngũ ngôn tứ tuyệt nhưng đều diễn đạt ý tưởng và giống nhau ở cách nói chắc nịch, cô đọng, không hình ảnh, không hoa văn, cảm xúc trữ tình đã được nén kín trong ý tưởng, trong đó ý tưởng và cảm xúc hoà làm một, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
- Hai bài thơ đã thể hiện bản lĩnh, khí phách củ ...  chữa ngay sau khi trả bài và lần sau không được mắc lại.
Hoạt Động 5 : Chữa lỗi.
GV: Chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải :lỗi chính tả, diễn đạt để sửa cho HS.
- Sửa 1 số từ sai chính tả , y/c HS viết lại cho đúng.
GV:y/c HS tự chữa lỗi trong bài
Hoạt động 5 : Công bố kết quả
GV: Công bố kết quả bài viết
- Y/c HS tiếp tục chữa lỗi trong bài làm của mình.
- Đọc Đv, bài văn hayg HS tự rút kinh nghiệm.
Đề bài: Kể lại 1 câu chuyện cảm động mà em đã gặp .
I, Tìm hiểu đề ( Định hướng văn bản )
- Thể loại: Tự sự.
- ND tự sự: Một câu chuyện cảm động.
- Phạm vi, giới hạn : Rộng ( đã gặp )
II, Lập dàn ý:
( Đã XD ở tiết 12, trang 64 )
III, biểu điểm ( tiết 12)
IV, Nhận xét bài viết
1, Ưu điểm
- Nắm được y/c của đề.
- B.cục đầy đủ, rõ ràng.
- Điểm yếu không có.
- Một số bài cảm động, sâu sắc( Lã Nam)
- Chữ tiến bộ. ( Chu Trường, Phạm Trường)
- Biết kết hợp yếu tố biểu , cảm , miêu tả : Hoa, An, GiangA
2, Nhược điểm
- Chữ xấu, cẩu thả, khó đọc: Văn, Thiệp, Quang 
 - Sai nhiều lỗi chính tả: Hơn, Văn
- Diễn đạt lủng củng: Chu Nam,
- Chưa biết kể 1 câu truyện cảm động , hay, xúc động và có ý nghĩa.
- Chuyện kể hời hợt, sơ sài: Thiệp, GiangB
- Còn lạc đề :Văn.
V Chữa lỗi tiêu biểu
1, Lỗi chính tả
- không song, giạy viết, giỗ giành, rò hỏi thúc dục, câu truyện, da bọc sương, sôi rò...
2, lỗi diễn đạt, dùng từ
- Ông bế nó về nuôi cho đến bi giờ.
- Chắc là nồi cơm ông đã để mấy ngày ăn dần .
- Sau vụ việc đó ông em đã ra đây với sự nổi tiếng trong tay.
VI, Kết quả
4. Củng cố
GV? Những KT cơ bản về văn tự sự? ( KN :ngôi kể trong văn tự sự, thứ tự kể, các loại văn tự sự; dàn bài văn tự sự). Các bước tạo lập VB?
GV:Kluậnvề những điều cần ghi nhớ về văn tự sự , y/c HS nắm chắc các bước trong quá trình tạo lập VB( 4 bước)
5,. HD học bài
* ôn tập kĩ văn tự sự, q. trình tạo lập VB.
* Bài mới: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
V. Rút kinh nghiệm: 
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:.././2009 Tuần 5
Ngày giảng:.././2009 Bài 5: Tập làm văn Tiết 20
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
- Kiến thức:Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
- Kỹ năng:Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong VB.
- Thái độ:ý thức tìm hiểu văn biểu cảm.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, thiết bị dạy học, tư liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò: Ôn lại kiến thức về tạo lập văn bản, liên kết VB. Xem trước bài học.
C. phương pháp
 - Phương pháp: Quy nạp + họat động nhóm, cá nhân + đàm thoại, vấn đáp, trao đổi thực hành.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: Không
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
 Hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức về từ Hán Việt để giải thích các yếu tố Hán Việt: nhu cầu, biểu cảm.
GV: - Nhu: cần phải có, cầu: mong muốn.
-> nhu cầu: mong muốn có.
- Biểu: thể hiện ra bên ngoài. cảm: tình cảm, rung động
-> biểu cảm: rung động được thể hiện ra bên ngoài.
? Trong cuộc sống hàng ngày, có khi nào em xúc động trước một cảnh đẹp thiên nhiên hay trước một cử chỉ cao thượng của một người nào đó không?
HS: tự bộc lộ.
=> là con người, ai cũng có những phút giây xúc động như vậy. Nhờ nó mà các nhà văn, nhà thơ đã viết nên các tác phẩm hay, gợi ra sự đồng cảm ở người đọc.
HS: Đọc 2 bài CD / SGK(71)
? Chủ đề của 2 bài ca dao?
HS: - Bài1: Những câu hát than thân.
- Bài 2: ca dao về tình yêu quê hương, đất nước.
? Mỗi câu ca dao bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì?
HS: - Bài 1: Nỗi xót xa thương cảm trước nỗi khổ oan trái của những người thấp cổ bé họng, muốn giải oan mà không được lẽ công bằng soi xét tới Tiếng kêu thương nao lòng, vô vọng
- Bài 2: Qua việc miêu tả vẻ đẹp mênh mông bát ngát của cánh đồng quê hương gniềm tự hào về quê hương, đất nước con người.
? Bài ca dao 1 có ngữ điệu và sử dụng từ ngữ như thế nào?
HS: - Ngữ điệu, từ ngữ cảm thán.
GV: Ngữ điệu, từ ngữ cảm thán là một phương tiện biểu đạt những tình cảm trong bài ca dao.
? ở cuối bài ca dao 2 có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
HS: So sánh -> gợi cảm.
GV: Cảm xúc của người viết được bộc lộ qua biện pháp so sánh: lấy chẽn lúa đòng đòng để giãy bày nỗi lòng của mình, niềm vui hồn nhiên trong trẻo có pha chút bâng khuâng, mơ hồ.
? Nư vậy, khi nào con người có nhu cầu biểu cảm?
HS: PB như bảng chính.
GV: Ghi chốt.
? Trong thư từ gửi cho người thân, bạn bè, em có thường bộc lộ tình cảm không? Từ đó rút ra nhận xét người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào?
HS: Có. – Phương tiện biểu cảm: Qua 1 bức thư, 1 bài văn, 1 câu truyện, 1 bài thơ, 1 bộ phim đều có thể biểu cảm. 
GV: Những bức thư, bài văn, bài thơ là các thể loại VBBC. VBBC là 1 trong số vô cách biểu cảm của con người (ca hát, vẽ tranh, nhảy múa...). Những sáng tác văn nghệ nói chung đều có mục đích biểu cảm.
HS: đọc 2 đoạn văn trong mục (2) /72
? Nêu nội dung hai đoạn văn trên?
HS: * Nội dung: 
- ĐV1: Biểu hiện nỗi nhớ bạn và nhắc lại những kỉ niệm (trong thư từ, nhật kí người ta thường biểu cảm theo lối này)
- ĐV 2: biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
? Cùng là văn bản biểu cảm, nhưng cách biểu cảm ở hai đoạn văn này có gì khác nhau?
HS: - ĐV 1: trực tiếp bày tỏ nỗi lòng -> Biểu cảm trực tiếp.
- ĐV2: Thông qua việc miêu tả tiếng hát trong đêm khuya trên đài, để bày ỏ cảm xúc. -> Biểu cảm gián tiếp.
g Cả 2 đoạn văn đều gợi những kỉ niệm nhưng đều không kể chuyện gì hoàn chỉnh, không về kể người, kể việc hay tái hiện lại sự vật như văn kể chuyện hay miêu tả.
- Đoạn 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả, những từ miêu tả gợi những cảm xúc sâu sắc.
? Em có nhận xét gì về cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp?
HS: - Biểu cảm trực tiếp: bộc lộ tình cảm thầm kín bằng những từ ngữ trực tiếp gọi ra tình cảm ấy, bằng những lời hỏi, lời than
 Biểu cảm trực tiếp: người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình, -> thường gặp ở thư từ, nhật kí, văn chính luận.
- Biểu cảm gián tiếp: thông qua miêu tả một phong cảnh, kể một câu chuyện hay gợi ra một suy nghĩ nào đó mà không gọi thẳng cảm xúc ấy ra.
GV: Chốt ghi
- Bổ sung: dù biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp thì văn biểu cảm chỉ nhằm cho người đọc, biết được, cảm được tình cảm của người viết. Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn biểu cảm ( VD như phép so sánh, ẩn dụ, liên tưởng... đều có mục đích biểu cảm)
? Xác định cách biểu cảm trong 2 bài ca dao ở mục 1 và 1 số văn bản biểu cảm đã học?
HS:
 - Bài 1: biểu cảm trực tiếp qua từ " thương thay"
 - Bài 2: biểu cảm gián tiếp qua việc miêu tả cánh đồng, qua hình ảnh so sánh, từ ngữ gợi tả ... gvẻ đẹp, lòng tự hào...
- Bức thư... da đỏ: Bc trực tiếp.
- Cây tre VN: BC gián tiếp.
? Từ VD ở mục 1 và 2 hãy cho biết văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?
HS: Văn biểu cảm gồm: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, truyện, tuỳ bút....
GV: Trữ tình (chứa đựng tình cảm): Phản ánh hiện thực qua suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của con người.
? Kể tên 1 số VB biểu cảm đã học?
HS: Cây tre VN, Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Ca dao ... Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, SNNN....
? Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biêủ cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua 2 đoạn văn trên em có tán thành với ý kiến đó không?
GV: Gợi ý: Nhân văn: tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, vô tư trong sáng, mang lí tưởng đẹp. VD: tình yêu con người, yêu Tổ quốc, yêu thiên nhiên, căm thù cái xấu, cái ác...
HS: tán thành.
GV: Chốt ghi và bổ sung:
- Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm cảm phải là những tình cảm đẹp, giàu tính nhân văn. Những tình cảm không đẹp, xấu xa như lòng đố kị, sự hẹp hòi, keo kiệt không thể trở thành nội dung biểu cảm chính diện mà có thể chỉ là đối tượng mỉa mai, châm biếm hoặc là một chi tiết để làm cho cái đẹp thêm nổi bật mà thôi.
? Khái quát lại nhu cầu, mục đích và đặc điểm của văn biểu cảm?
HS: Tự khái quát.
- Đọc ghi nhớ / SGK ( 73)
GV: Có thể Cho HS: tìm thêm 1 số từ ngữ biểu đạt cách biểu cảm trực tiếp: từ ngữ cảm thán, câu cảm thán: trời ơi, ôi, hỡi ơi, thương thay, hại thay....
Hoạt động 2: Luyện tập
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
1. Nh.cầu biểu cảm của con người
a. Ví dụ: SGK / 71
b. Nhận xét:
- Ví dụ 1: tiếng kêu thương nao lòng, vô vọng.
- MĐ biểu cảm: khêu gợi lòng đồng cảm của người đọc.
- Ví dụ 2: niềm tự hào về quê hương, đất nước.
- Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận đượcg cần biểu cảm
- Phương tiện biểu cảm: Bức thư, bài văn, bài thơ...
2. Đặc điểm chung của văn BC
a. Ví dụ: SGK/72
b. Nhận xét
Đoạn 1: Biểu hiện tình cảm, cảm xúc của hai người bạn xa nhau.
-> Biểu cảm trực tiếp
Đoạn 2:Tình yêu câu hát, dân ca dẫn đến tình yêu đất nước.
-> Biểu cảm gián tiếp.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình gồm thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút....
- Văn biểu cảm chứa đựng những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
3. Ghi nhớ / 73
II. Luyện tập
Bài tập : (73): Xác định đoạn văn biểu cảm và nội dung biểu cảm:
- Nhóm 1 làm ( Thảo luận, PBYK)
* ( a) Đoạn văn, viết theo PTBĐ thuyết minh: tả và kể tthuần tuý hoa hải đường dưới góc độ văn bản khoa học ( Định nghĩa về hoa hải đường) Không phải văn biểu cảm.
* ( b): là đoạn văn biểu cảm vì:
- Qua việc kể và tả về hoa hải đường, người viết bộc lộ tình cảm yêu hoa gBC gián tiếp.
- Có cả cách biểu cảm trực tiếp qua những từ ngữ: lần nào tôi cũng ngắm, rất quý, ngẩn ngơ đứng ngắm.
Bài tập 2 ( 74): Nội dung biểu cảm trong bài thơ: "SNNN" và “Phò giávề kinh."
- Biểu cảm trực tiếp: Trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua 1 phương tiện không gian như miêu tả, tự sự nào cả.
- Từ ngữ biểu cảm:
+ Bài1: Nam đế, định phận, như hà, nghịch lỗ,....
+ Bài2: Đoạt, cầm, vạn thử cổ giang san...
Bài tập 3: Đã làm
BT thêm: Viết 1 đoạn văn BC về hình ảnh con người trong những bài CD em đã học
* GV Hướng dẫn: 
- Chọn 1 trong số những bài CD đã học. 
- Dùng cách biểu cảm trực tiếp.
- Đoạn văn chặt chẽ, mạch lạc, kiên kết.
- HS lên bảng viết: GV + lớp chữa.
IV. Củng cố: ( Khq)
 ? Thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm nảy sinh do đâu? Phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp?
 HS: Trả lời theo ghi nhớ SGK.
V. Hướng dẫn học bài và học bài mới
 * Bài cũ: Thuộc ghi nhớ; hoàn thành BT3,4 và bài tập thêm.
 * Bài mới: Soạn Côn sơn ca, đọc kỹ bài thơ, chú thích, trả lời câu hỏi SGK
E. rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc