Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 a. Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

 b. Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học.

 2. Kĩ năng:

 a. Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.

 b. Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

 c. Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.

 3. Thái độ:

 Thích học văn, có tình cảm đúng đối với nhân vật văn học.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 672Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 13 - Trường THCS Mai Xuân Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 12/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 12/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 13: CÁCH LÀM BÀI VĂN 
 BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
TUẦN 13
Tiết: 49
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 a. Yêu cầu của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 b. Cách làm dạng bài biểu cảm về tác phẩm văn học. 
 2. Kĩ năng:
 a. Cảm thụ tác phẩm văn học đã học.
 b. Viết được những đoạn văn, bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 c. Làm được bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
 3. Thái độ: 
 Thích học văn, có tình cảm đúng đối với nhân vật văn học.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh? Nêu nội dung, nghệ thuật.
 - Đọc thuộc. (5 điểm). 
 - Nêu nội dung, nghệ thuật. (5 điểm).
 3. Bài mới: 
 Tác phẩm văn học....
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
25
Phút
10
phút
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: 
 1. Đọc:
 2. Thực hiện câu hỏi:
 a. Thể loại ca dao.
 b. Các yếu tố:
 - Các yếu tố tưởng tượng:
 + Một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê. 
 + Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
 - Liên tưởng: con sông Ngân Hà con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ
 - Cảm xúc, suy ngẫm về hai câu cuối bài, về con sông Tào Khê.
 - Khi làm bài văn biểu cảm cần sử dụng đa dạng các kiểu câu để bộc lộ cảm xúc (câu cảm thán, câu hỏi tu từ, câu có những từ ngữ biểu cảm: mong đợi, nhớ thương, man mác, bâng khuâng...) 
 - Bài phát biểu về tác phẩm có 3 phần:
 + Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
 + Thân bài: Những cảm xúc suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
 + Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.
 * GHI NHỚ: (sgk).
II. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 
 2. Bài tập 2: phát biểu cảm tưởng về bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
 a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
 b. Thân bài: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Nỗi ngạc nhiên, buồn, cô đơn của nhà thơ già sau bao năm xa quê nay mới trở về.
 c. Kết bài: Đồng cảm với tình quê hương được biểu hiện một cách đặc biệt: Ngay giữa quê hương mà thành người xa lạ.
Hoạt động 1
Chỉ ra các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của người viết trong bài cảm nghĩ này?
Bài cảm nghĩ này có bốn đoạn, mỗi đọan nói về hai câu lục bát trong bài.
Tác giả cảm nhận như thế nào về hai câu đầu?
(nếu tưởng tượng là con gái thì khác).
Tác giả đã tưởng tượng ra những điều gì ở đoạn 2?
Ở đoạn 3, tác giả nêu cảm nghĩ gì về con sông Ngân Hà ?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Trong đoan văn trên, tác giả sử dụng kiểu câu nào? Nhận xét tác dụng các kiểu câu ấy?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Như vậy bố cục của bài PBCN về một tác phẩm văn học có mấy phần ? nhiệm vụ của từng phần?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
(Phải xác định những cảm xúc cần phát biểu về tác phẩm và sự suy nghĩ,cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Những cảm xúc đó có thể như sau:
+ Cảm xúc về cảnh, về người trong tác phẩm
+ Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm
+ Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm.)
Hoạt động 2
Hướng dẫn luyện tập.
 Em có cảm nghĩ gì về bài thơ này? Hãy kể lại và miêu tả những gì đã làm cho em có những cảm nghĩ trên?
Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ những gì?
Từ sự so sánh mới mẻ, hấp dẫn (câu 1).
Từ những hình ảnh quấn quít sinh động (câu2). 
Từ sự hài hoà giữa cảnh và người.
Từ tâm hồn cao cả của Bác Hồ.
Thực hiện bảng, vở.
Nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Phuơng pháp làm bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
 - Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm.
 - Chuẩn bị “Cách làm bài văn..., Tiếng gà trưa, kiểm tra 15 phút văn, Điệp ngữ.”.
Ngày soạn: 11/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 16/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 13/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 13: TIẾNG GÀ TRƯA
 Xuân Quỳnh 
TUẦN 13
Tiết: 50
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
 b. Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng đọc thơ 5 tiếng, xác định bố cục, bước đầu phân tích thơ 5tiếng, phân tích hiệu quả nghệï thuật điệp ngữ.
 3. Tư tưởng:
 Bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ra đề kiểm tra.
 2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (15 phút).
 MA TRẬN ĐỀ
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Nội dung 1:
Qua đèo Ngang.
Nhớ văn bản.
Số câu: 1
Số điểm: 5
Hiểu nội dung, nghệ thuật bài.
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 2
Số điểm: 10
Tổng số điểm các mức độ nhận thức.
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 2
Số điểm: 10
 ĐỀ
 1. Chép bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. (5 điểm).
 2. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài. (5 điểm).
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(5 điểm)
Chép đúng bài thơ.
5 đ
Câu 2
(5 điểm)
Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
2,5 đ
Thể thơ đường luật, kết hợp miêu tả, biểu cảm. Dùng từ láy tượng hình, tượng thanh. đảo từ ngữ. 
2,5 đ
 3. Bài mới: 
 Tiếng gà trưa – âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên đã khơi nguồn cảm xúc cho bao nhà thơ từ xưa đến nay, khơi gợi trong lòng người đọc bao cảm xúc, nghĩ suy. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dẫn dắt chúng ta trở về những kỉ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm nhận được trái tim chân thành, thiết tha của Xuân Quỳnh, thầy hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ “Tiếng gà trưa”.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
10
Phút
10
Phút
I. Đọc, tìm hiểu chung: 
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Tác giả: 
 Xuân Quỳnh (Nguyễn Thị Xuân Quỳnh ) (1942-1988)
 Nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
 b.Tác phẩm: Viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
 3. Chia đoạn:
 a. Sáu khổ thơ đầu: Những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm về bà.
 b. Hai khổ còn lại: Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
 1. Kỉ niệm tuổi thơ:
 a. Điệp ngữ, từ ngữ gợi cảm.
 b.Tình cảm tha thiết, sâu nặng với làng quê của người chiến sĩ.
Bà yêu thương, chắt chiu, chăm chút cho cháu. Cháu kính trọng, biết ơn và nhớ thương bà da diết.
 Tình cảm bà cháu chân thành, giản dị mà sâu nặng, thắm thiết.
Hoạt động 1
Bài thơ “Tiếng gà trưa” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Về thể thơ, bài này giống với bài thơ nào mà em đã học? Em nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ, về cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ?
Xác định bố cục bài thơ? Ý chính của mỗi đọan?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Đọc lại khổ thơ đầu. Khổ thơ đã diễn tả điều gì?
Người lính trẻ đã nghe được những gì qua tiếng gà nhảy ổ? Từ nào được nhắc lại nhiều lần? Việc lặp lại từ “nghe” nhiều lần như vậy tạo ra tác dụng gì trong khổ thơ? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong khổ thơ đầu?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Sáu khổ thơ đầu: Những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm về bà.
 - Hai khổ còn lại: Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa.
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn có sử dụng thành ngữ.
 - Chuẩn bị “Cách làm bài văn..., Tiếng gà trưa, Điệp ngữ.”.
Ngày soạn: 11/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 16/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 13/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 13: TIẾNG GÀ TRƯA
 Xuân Quỳnh 
TUẦN 13
Tiết: 51
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 a. Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
 b. Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng đọc thơ 5 tiếng, xác định bố cục, bước đầu phân tích thơ 5tiếng, phân tích hiệu quả nghệï thuật điệp ngữ.
 3. Tư tưởng:
 Bồi dưỡng tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, ra đề kiểm tra.
 2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ.
III. Phương Pháp: 
 Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, bình.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 3. Bài mới: 
 Tiếng gà trưa – âm thanh mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam vang lên đã khơi nguồn cảm xúc cho bao nhà thơ từ xưa đến nay, khơi gợi trong lòng người đọc bao cảm xúc, nghĩ suy. Theo âm thanh ấy, Xuân Quỳnh đã dẫn dắt chúng ta trở về những kỉ niệm tuổi thơ với tình bà cháu thắm thiết. Để cảm nhận được trái tim chân thành, thiết tha của Xuân Quỳnh, thầy hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ “Tiếng gà trưa”.
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
05
Phút
15
Phút
05
Phút
10
Phút
I. Đọc, tìm hiểu chung: 
 1. Đọc:
 2. Chú thích:
 a. Tác giả: 
 Xuân Quỳnh (Nguyễn Thị Xuân Quỳnh ) (1942-1988)
 Nhà thơ nữ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam.
 b.Tác phẩm: Viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
 3. Chia đoạn:
 a. Sáu khổ thơ đầu: Những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm về bà.
 b. Hai khổ còn lại: Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
 1. Kỉ niệm tuổi thơ:
 2. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa:
 a. Điệp từ, từ ngữ gợi cảm
 b. Khẳng định lí tưởng chiến đấu cao cả của người chiến sĩ.
 3. Nghệ thuật:
 a. Điệp ngữ, phép liên tưởng.
 b. Hình ảnh bình dị, chân thực.
 c. Lời thơ tự nhiên, mộc mạc, từ ngữ gợi cảm.
 * GHI NHỚ: (sgk).
III. Luyện tập:
 1. Viết đoạn văn nêu tình cảm của em về quê hương, về người thân.
Hoạt động 1
Bài thơ “Tiếng gà trưa” ra đời trong hoàn cảnh nào?
Về thể thơ, bài này giống với bài thơ nào mà em đã học? Em nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ, về cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ?
Xác định bố cục bài thơ? Ý chính của mỗi đọan?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Cảm nghĩ của em về người bà từ hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay? 
Ở khổ thơ cuối, tác giả đã cho ta biết lí do mình cầm súng chiến đấu. Chỉ ra những lí do đó? 
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 4
Hướng dẫn học sinh thực hiên.
Vở nháp, bảng.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Điệp ngữ, phép liên tưởng. Hình ảnh bình dị, chân thực. Lời thơ tự nhiên, mộc mạc, từ ngữ gợi cảm.
 - Kỉ niệm tuổi thơ, tình bà cháu được gợi nhớ qua âm thanh tiếng gà trưa. Qua đó cũng thể hiện tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, làng xóm, tình yêu Tổ quốc. 
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm.
 - Chuẩn bị “Điệp ngữ.”.
Ngày soạn: 11/11/2012
Ngày dạy :
- Lớp: 7b: Ngày 17/11/2012
- Lớp: 7c: Ngày 17/11/2012
TÊN BÀI DẠY:
Bài 13: ĐIỆP NGỮ
TUẦN 13
Tiết: 52
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
 Nắm được khái niệm điệp ngữ, khái niệm điệp ngữ, tác dụng của phép điệp ngữ trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
 Nhận biết phép điệp ngữ, phân tích tác dụng của điệp ngữ, sử dung phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói, viết.
II. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.
III. Phương Pháp: 
 Vấn đáp, thuyết trình, giải thích.
IV. Hoạt động trên lớp:
 1. Ổn định lớp: (1 phút).
 2. Kiểm tra: (4 phút).
 Thế nào là thành ngữ ? Đặt câu có thành ngữ .
 - Học ghi nhớ sgk. ( 5 điểm). 
 - Học sinh tự đặt câu ( 5 điểm).
 3. Bài mới: 
 Trong khi giao tiếp, ...
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
10
Phút
20
Phút
05
phút
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ: 
 1. Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
 2. Là cách lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữ nhằm dụng ý nghệ thuật nhất định.
 3. Là các từ, ngữ, câu được lặp lại nhiều lần trong phép điệp ngữ.
 * GHI NHỚ: (sgk).
II. Các dạng điệp ngữ:
 1. Điệp ngữ cách quãng:
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
 2. Điệp ngữ nối tiếp:
 Mai sau
 Mai sau
 Mai sau...
 3. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng):
 Nhiệm vụ trước nhất của chúng ta là học tập. Học tập để nắm tri thức. Tri thức là chìa khoá để mở cánh cửa tương lai.
 * GHI NHỚ: (sgk).
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1: 
 a. Điệp ngữ:
 - Một dân tộc đã gan góc (2lần): để nhấn mạnh ý chí, phẩm chất của dân tộc.
 - Dân tộc đó phải được (2 lần) : khẳng định vị thế của dân tộc, thành quả mà dân tộc ấy đạt tới.
 b.Từ “trông” (9lần) : nhấn mạnh nỗi lo nhiều bề của người nông dân.
 2. Bài tập 2: Tìm và xác định các dạng điệp ngữ.
 a. Xa nhau: điệp ngữ cách quãng.
 b. Một giấc mơ: điệp ngữ chuyển tiếp (vòng).
Hoạt động 1
Ở hai khổ thơ này, có những từ ngữ nào lặp đi lặp lại? Lặp lại như vậy có tác dụng gì?
Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ lặp như vậy gọi là điệp ngữ.
Vậy em hiểu thế nào là phép điệp ngữ, điệp ngữ? Sử dụng điệp ngữ có tác dụng gì?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 2
Xem xét hai khổ thơ trong bài thơ “Tiếng gà trưa”. Các điệp ngữ ở hai khổ thơ trên có được đặt sát nhau trong câu không? Giữa chúng còn có những tiếng, những từ nào? Thế nào là điệp ngữ cách quãng?
Thế nào là điệp ngữ vòng?
Phát hiện, thảo luận, nêu.
Chốt.
Hoạt động 3
Thực hiện bảng, vở.
Nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố: ( 2 phút ).
 - Là cách lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữ nhằm dụng ý nghệ thuật nhất định.
 - Điệp ngữ cách quãng:
 - Điệp ngữ nối tiếp:
 - Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng):
 5. Dặn dò: ( 3 phút ).
 - Học bài. Luyện viết văn có sử dụng thành ngữ.
 - Chuẩn bị “Trả bài; luyện nói; bài viết.”.

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 13.doc