Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16

 1. Mục tiêu.

 a)Kiến thức.

 Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

 b)Kĩ năng.

 -Sử dụng từ đúng chuẩn mực.

 -Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.

* Kĩ năng sống:

 - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ để tiễn giao tiếp có hiệu quả.

 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử từ đúng chuẩn mực.

 c)Thái độ.

 Giáo dục ý thức thận trọng khi nói, viết.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 a) GV:Đọc kĩ SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tham khảo Thiết kế bài giảng Ngữ 7 tập 1.

 -Soạn giáo án.

 b) HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../11/2012
Ngày dạy: .../11/2012
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy: ...../11/2012
Dạy lớp: 7A3
Ngày dạy: .../11/2012
Dạy lớp: 7A2
Ngày dạy:
Dạy lớp: 
Tiết 61.Tiếng Việt.
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
 1. Mục tiêu. 
 a)Kiến thức.
 Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 b)Kĩ năng.
 -Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 -Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
* Kĩ năng sống:
 - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ để tiễn giao tiếp có hiệu quả.
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử từ đúng chuẩn mực.
 c)Thái độ.
 Giáo dục ý thức thận trọng khi nói, viết.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV:Đọc kĩ SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tham khảo Thiết kế bài giảng Ngữ 7 tập 1.
 -Soạn giáo án.
 b) HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3. TiÕn tr×nh bµi d¹y.
 a) Kiểm tra bài cũ (3phút)
 Câu hỏi : Thế nào là chơi chữ? Cho ví dụ chỉ rõ lối chơi chữ và nêu tác dụng của nó trong câu sau?
Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
 Trả lời : Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 
- Ví dụ : Trong câu ca dao có dùng lối chơi chữ bằng các từ đồng âm “ thịt chó” “thịt cầy” nhằm chế giễu, mỉa mai những người đi tu nhưng không theo luật lệ nhà chùa. 
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Trong khi nói và viết các em thường mắc lỗi về sử dụng ngữ âm, ngữ nghĩa. Để giúp các em nắm được chuẩn mực sử dụng từ một cách toàn diện ở nhiều khía cạnh, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chuẩn mực sử dụng từ 
 b)Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV chép lên bảng 3 ví dụ:
a) Một số người sau một thời gian dùi đầu vào làm ăn, nay đã khấm khá.
b) Em bé đã tập tẹ biết nói.
c) Đó là những khoảng khắc sung sướng nhất trong đời em.
? Các từ in đậm trong các câu trên dùng sai như thế nào? Nguyên nhân của sự sai sót ấy là gì?
HS:- Ví dụ a: Dùng sai từ dùi, phải viết là vùi (vùi đầu), nguyên nhân là do ảnh hưởng cua rtiếng Nam Bộ, âm v đọc thành d.
- Ví dụ b: viết chưa đúng chính tả bập bẹ viết thành tập tẹ, nguyên nhân là do liên tưởng sai.
- Ví dụ c : dùng chưa đúng chính tả, khoảnh khắc viết thành khoảng khắc, nguyên nhân là do học không đến nơi đến chốn chưa hiểu nghĩa của từ.
? Qua ví dụ em thấy nguyên nhân viết sai lỗi chính tả là gì?
HS: Viết sai lỗi chính tả có thể do nhiều nguyên nhân: do liên tưởng sai, do ảnh hưởng của tiếng địa phương( không phân biệt n/l; x/s, thanh hỏi với thanh ngã) GV:Cũng có thể do học không đến nơi đến chốn( phân biệt d/gi) Vì vậy khi nói hoặc viết phải sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, đặc biệt coi trọng việc sửa lỗi chính tả.
GV chép ví dụ lên bảng:
a) Đất nước ta ngày càng sáng sủa.
b) Ông cha ta để lại cho chúng ta những câu tục ngữ cao cả để chúng ta vận dụng trong thực tế.
c) Con người phải biết lương tâm.
? Những từ in đậm dùng sai như thế nào? Hãy thay thế những từ đó bằng các từ thích hợp?
HS:- Ví dụ a: sáng sủa chỉ sự trong sáng, nghĩa này chưa phù hợp với câu nói về tình hình đất nước ta hiện nay. Cần thay bằng từ tươi đẹp. (tươi đẹp và sáng sủa là từ gần nghĩa).
- Ví dụ b: Dùng từ cao cả là chưa phù hợp với nội dung câu nhận xét về tục ngữ. Phải thay bằng từ sâu sắc.
- Ví dụ c: biết là từ dùng chưa đúng nghĩa mà câu văn muốn nói. Cần thay bằng từ có.
? Qua ví dụ em thấy nguyên nhân dùng từ sai nghĩa là do đâu?
HS: Ba ví dụ trên đều dùng từ sai nghĩa. Chúng ta thường dùng từ sai nghĩa có nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là không nắm vững khái niệm của từ, cũng có thể do không phân biệt được các từ đồng nghĩa (gần nghĩa).
GV ghi bảng các ví dụ :
a) Nước sơn làm cho đồ vật thêm hào quang.
b) Ăn mặc của chị thật là giản dị.
c) Bọn giặc đã chết với nhiều thảm hại: máu chảy thành sông ở Ninh Kiều, thây chất đầy nội ở Tuỵ Động, Trần Hiệp phải bêu đầu, Lí Khánh phải bỏ mạng.
c) Đất nước phải giầu mạnh thật sự chứ không phải là sự giả tạo phồn vinh.
? Các từ in đậm trong 4 ví dụ dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng.
HS:- Ví dụ a: hào quang là danh từ chỉ ánh sáng toả ra, để chỉ độ bóng của nước sơn cần dùng tính từ: hào nhoáng.
- Ví dụ b, c : ăn mặc, thảm hại không chỉ hoạt động mà chỉ sự vật, hiện tượng, vì vậy đó là các danh từ. Để cho các từ ăn mặc, thảm hại trở thành động từ để dùng đúng với tính chất của động từ ta thêm từ sự vào trước ăn mặc ở ví dụ b. 
GV: Ở ví dụ c ta bỏ với nhiều thêm rất. 
 Ví dụ b: Sự ăn mặc của chị thật là giản dị.
 Ví dụ c: Bọn giặc đã chết rất thảm hại
- Ví dụ d : Cụm từ giả tạo phồn vinh có sự đảo lộn trật tự từ, ta cần thay đổi kết cấu cụm từ thành : phồn vinh giả tạo.
 “Đất nước phải thật sự giầu mạnh chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.”
? Vậy 4 ví dụ trên có lỗi gì trong việc sử dụng từ?
HS:Các ví dụ có những từ sử dụng chưa đúng tính chất ngữ pháp của từ. Vì vậy khi nói cũng như khi viết cần thận trọng trong việc dùng từ, đặt câu cho đúng tính chất ngữ pháp của từ.
GV ghi ví dụ lên bảng:
a) Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo sang xâm lược n
ức ta.
b) Con hổ dùng những cái vuốt sắc nhọn hoắt cấu vào người, vào mặt Viên []. Nhưng Viên vẫn ráng sức quần nhau với chú hổ. 
? Các từ in đậm trong những câu trên dùng sai như thế nào? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế các từ đó?
HS:- Ví dụ a : từ lãnh đạo chỉ người cầm đầu (có ý tốt), đối với quân xâm lược thì không nên dùng từ lãnh đạo mà cần dùng từ cầm đầu. Đây là 2 từ gần nghĩa.
- Ví dụ b: Từ chú hổ ở đây dùng không ổn vì chú đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu. Con hổ ở đây đang tấn công, đang cắn xé, làm hại người, rất đáng ghét. Vì vậy nên thay chú hổ bằng nó hoặc con hổ.
? Qua ví dụ em thấy khi dùng từ cân chú ý điều quan trọng gì?
HS: Cần sử dụng từ cho hợp với phong cách và đúng với sắc thái biểu cảm.
? Từ địa phương là gì? Tại sao không nên dùng từ địa phương một cách tuỳ tiện?
HS: Từ địa phương là từ chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định, chỉ những người địa phương đó mới hiểu . Nếu lạm dụng từ địa phương sẽ làm cho người đọc, người nghe ở địa phương khác không hiểu được mình nói gì .
? Vậy cần dùng từ địa phương trong những trường hợp nào? 
HS: Tuy từ địa phương có những hạn chế về phạm vi sử dụng nhưng trong tác phẩm văn học cũng có lúc dùng từ địa phương vì mục đích nghệ thuật tạo không khí địa phương.
? Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
HS:Chúng ta không nên lạm dụng từ Hán Việt vì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: Con đề nghị mẹ thưởng cho con ---> Con xin mẹ thưởng cho con
 Nhi đồng đang chơi-----> Các em đang chơi.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.
(7 phút)
II. Sử dụng từ đúng nghĩa. (7 phút)
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.
 (8 phút)
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách (8 phút)
V. Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt. (8 phút)
* Ghi nhớ (SGK tr. 167)
 c) Củng cố, luyện tập.(1 phút) 
 - GV nhắc lại nội dung chính
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2 phút)
 - Về nhà học bài, đọc lại các ví dụ để hiểu bài.
 - Chuẩn bị bài : Ôn tập văn biểu cảm.
* Nhận xét sau tiết dạy:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn: .../11/2012
Ngày dạy: ... /11/2012
Dạy lớp: 7A1
Ngày dạy: ...../11/2012
Dạy lớp: 7A3
Ngày dạy: ... /11/2012
Dạy lớp: 7A2
Ngày dạy:
Dạy lớp: 
Tiết 62 . Tập làm văn .ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
1. Mục tiêu. 
 a)Kiến thức.
 -Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
 -Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
 -Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
 b)Kĩ năng.
 - Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn biểu cảm.
 -Tập tạo lập văn bản biểu cảm.
 c)Thái độ.
 Ôn tập một cách nghiêm túc, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: Đọc các hướng dẫn ôn tập trong SGK, SGV. Soạn giáo án.
 b) HS: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức lí thuyết văn biểu cảm.
 -Trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở chuẩn bị bài.
3. Tiến trình bài dạy.
 a) Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. GV nhận xét đánh giá.
 * Đặt vấn đề vào bàii mới: (1phút) Các em thân mến! Sau nhiều tiết học lí thuyết chung về văn biểu cảm các em đã thực hành viết 2 bài tập làm văn biểu cảm. Để giúp các em hình dung lại và củng cố các kiến thức cơ bản của kiểu văn bản này, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại..
 b)Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
? Em hãy cho biết các văn bản : Hoa hải đường, Về An Giang, Hoa học trò, Cây sấu Hà Nội được viết theo phương thức biểu đạt nào? Tại sao?
HS:Các văn bản Hoa hải đường, Về An Giang, Hoa học trò, Cây sấu Hà Nội được viết theo phương thức biểu cảm. Vì các văn bản ấy đều nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc và sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
? Em hãy chỉ ra một số nội dung biểu cảm trong 3 văn bản Hoa hải đường, Về An giang, Hoa học trò?
HS:- Văn bản Hoa hải đường: Biểu đạt tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với cây hải đường đang rộ lên trăm đoá hoa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc, hoa rạng rỡ nồng nàn, cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền.
- Văn bản: Về An Giang thổ lộ tình cảm tha thiết của tác giả đối với quê hương An Giang, trong bài có nhiều câu biểu cảm trực tiếp “Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya, tôi yêu ánh nắng chiều tà
- Văn bản Hoa học trò: Tác giả thể hiện nỗi nhớ bạn, nỗi buồn li biệt cô dơn của người học trò trong 3 tháng nghỉ hè. Tác giả đã dùng hoa phượng để gián tiếp bộc lộ cảm xúc con người: phượng ở lại một mình canh gác nhà trường, hoa phượng khóc vì cảnh trường tẻ ngắt
? Ở lớp 6 các em đã học các văn bản Sông nước Cà Mau của tác giả Đoàn Giỏi, Văn bản này có phải thuộc kiểu văn bản biểu cảm không? Vì sao?
HS:Sông nước Cà Mau không phải là văn bản biểu cảm mà là văn bản miêu tả. Vì qua miê ... , đất nước với cuộc sống dân tộc. Nó cũng cgho thấy tác giả là người rất trân trọng và tân hưởng những phong vị, vẻ đẹp của đời sống, của thiên nhiên và cũng thể hiện rất rõ ngòi bút tài hoa, tinh tế của Vũ Bằng.
 GV: hướng dẫn đọc:
 -Bài văn biểu lộ tình cảm rất nhiệt thành tha thiết của tác giả cùng với nhiều hình ảnh miêu tả tinh tế và lời văn trau chuốt, giàu nhịp điệu. Do đó khi đọc cần rất chú ý thể hiện tính chất biểu cảm của bài văn.
 - GV đọc mẫu một đoạn và hướng dẫn cho HS đọc tiếp.
? Hãy giải thích các từ nồm, điều?
 HS: dựa vào chú thích SGK trả lời.
? Em hãy nêu đại ý của văn bản?
HS: Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng Giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương của một người xa quê.
?Theo em văn bản này có thể chia làm mấy đoạn, giới hạn và nội dung từng đoạn?
HS: Bài này chỉ là một đoạn trích từ một thiên tuỳ bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm. Tuy vậy có thể chia làm ba đoạn như sau:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến “ mê luyến mùa xuân” : Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
 + Đoạn 2 : Từ “ Tôi yêu sông xanh” đến “ mở hội liên hoan” :cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
 + Đoạn 3: Từ “Đẹp quá đi” đến hết: cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc.
? Quan sát đoạn 1 của văn bản và nhận xét các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?
HS:Trong đoạn văn thứ nhất tác giả dùng điệp ngữ: “đừng thương”, “ai cấm được” cùng nhiều dấu phẩy, dấu chấm phấy., nhấn mạnh ý tình cảm con người dành cho mùa xuân thuộc nhu cầu của tâm hồn . Nhịp điệu câu văn tha thiết, mềm mại theo dòng cảm xúc. Từ đó tác giả khẳng định tình cảm với mùa xuân là quy luật, không thể khác, không thể cấm đoán, điều đó tự nhiên như non với nước, như bướm với hoa, như trai với gái đó là các quan hệ gắn bó của các hiện tượng tự nhiên. Đoạn văn đã bộc lộ thái độ nâng niu trân trọng và tình cảm nhớ thương, thuỷ chung với mùa xuân.
 GV rút ý: 
GV: Các em chú ý đoạn 2 của văn bản.
? Em hãy tìm những câu văn viết về hình ảnh mùa xuân tháng giêng?
HS: tìm chi tiết GV ghi bảng:
 “ Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”
? Tại sao tác giả lại mở đầu đoạn bằng câu “Mùa xuân của tôi” ?
HS:Cảnh vật thiên nhiên, không khí mùa xuân được nhớ lại, gợi lại từ những chi tiêt, hình ảnh còn lắng đọng nhất, ám ảnh nhất. Đó là mùa xuân trong hồi ức của những người sầu xứ, xa xứ cho nên đó là mùa xuân rất riêng, mùa xuân của tôi, mùa xuân trong lòng tôi. Cho nên tác giả mở đầu đoạn văn bằng câu “Mùa xuân của tôi” là rất có lí và phù hợp với tâm trạng.
? Em chú ý những biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn trên?
HS: Điệp ngữ “mùa xuân”, “có” được lặp lại 4 lần trong câu, cuối câu còn có dấu chấm lửng. Tác giả dùng từ “có” lặp lại để liệt kê nhằm nhấn mạnh các dấu hiệu điểm hình của mùa xuân đất Bắc, dấu chấm lửng gợi ra những vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân.
? Qua đó tác giả đã gợi ra bức tranh xuân như thế nào?
HS:Về cảnh sắc thiên nhiên tác giả đã gợi tả được thời tiết, khí hậu đặc biệt của mùa xuân, vừa có cái lạnh của “mưa riêu riêu (tức là mưa phùn kéo dài), gió lành lạnh” như từ mùa đông còn vương lại nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập trời đất và thấm sâu vào lòng người những âm thanh của tiếng nhạn kêu trong đêm xanh (những đêm có trăng non và bầu trời trong xanh), tiếng trống chèo vọng về từ thôn xóm xa xa , câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
Tb? Em hãy tìm những câu văn nói về sức sống của thiên nhiên và con người trong tháng giêng mùa xuân?
 HS: tìm câu, đoạn văn, GV treo bảng phụ:
 - Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượi mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ sự sống.
? Những câu văn nào viết về không khí ngày tết trong gia đình?
HS: tìm, GV mở tiếp bảng phụ:
 Nhang trầm, đèn nến...gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm áp lạ lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết là bao nhiêu hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
? Tác giả gọi mùa xuân đất Bắc, mùa xuân Hà Nội là “mùa xuân thánh thần” điều đó có ý nghĩa gì?
HS:- Cách gọi như vậy tác giả đã cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng, kì diệu của mùa xuân. Mùa xuân có sức khơi dậy sinh lực cho muôn loài, trong đó có con người.
Kh? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong những câu văn, đoạn văn trên? 
GV: Để diễn tả sức mạnh khơi dậy của muôn loài tác giả đã dùng biện pháp so sánh rất cụ thể với những hình ảnh hết sức gợi cảm ..
- Điệp ngữ “ yêu thương” trở đi trở lại 3 lần nhấn mạnh tình cảm yêu thương tha thiết, cháy bỏng trong lòng người, tình yêu đó trải rộng, tha thiết với cảnh vật, con người. 
- Không khí mùa xuân còn hiện lên trong khung cảnh đoàn tụ gia đình ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu trên kính dưới nhường, với bàn thờ, đèn nến, hương trầm tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, ngôn ngữ của đoạn văn này?
HS: Giọng điệu vừa sôi nổi vừa thiết tha của tác giả đã góp phần quan trọng tạo nên sức tuyền cảm của đoạn văn. Giọng văn kể- tả- biểu cảm nhịp nhàng, hài hoà, trôi chảy tự nhiên theo dòng cảm xúc mơn man của người viết.
GV: Rõ ràng, bằng nhiều cách khác nhau, suy tưởng và hồi tưởng trong tình cảm và tâm trạng buồn xa, bồi hồiđã bao nhiêu năm tháng trôi qua, xa cách cả về không gian và thời gian, nhưng nhớ đến mùa xuân tháng giêng là cái mang mang rạo rực, xôn xao và ấm áp lại hiện về, sống lại trong lòng. Không phải chủ yếu là cảnh mà là linh hồn của cảnh, đặc biệt là tâm trạng của con người. Đoạn văn cho ta cảm nhận chung về cảnh sắc và không khí mùa xuân cùng với cảm xúc dồi dào được khơi dậy trong lòng người khi mùa xuân đến.
 GV rút ý ghi bảng
GV:Các em quan sát đoạn cuối của văn bản.
? Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng được miêu tả qua những câu văn nào?
HS: tìm chi tiết, GV ghi bảng :
 Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phaicỏ không mướt xanh như cuối đông nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man máctrời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùnnhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trờithịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thănhay bát canh trứng cua vắt chanhcánh màn điều đã hạ xuống.. các trò chơi ngày tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
? Nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả và biểu cảm của đoạn văn thứ 3. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả như thế nào?
HS:- Đoạn văn vẫn dùng các từ ngữ giầu hình ảnh, cách so sánh gợi cảm: rung động như cánh con ve mới lộtmát như quạt vào lòng và cách dùng các cụm từ biểu cảm trực tiếp : mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc việt thương mêntôi yêu mùa xuân nhấtmình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.
- Cảnh tượng riêng của mùa xuân đất Bắc sau rằm tháng giêng là: Không gian dần rộng rãi, sáng sủa, không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật trở lại. Cảnh tượng ấy mang lại cảm giác vui vẻ, phấn chấn cho con người trước một năm mới
? Em có nhận xét gì về cách chọn hình ảnh và miêu tả của tác giả ở đoạn văn này?
HS: Đoạn văn này tác giả tập trung miêu tả nét riêng của đất trời thiên nhiên và không khí mùa xuân trong thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng âm lịch. Ở đây đã bộc lộ sự quan sát và cảm nhận rất tinh tế, nhạy cảm của tác giả trong từng chi tiết ngoại cảnh. Ngòi bút của tác giả đặc biệt tinh tế khi phát hiện và miêu tả sự thay đổi, chyển biến của màu sắc, không khí, bầu trời mặt đất, cây cỏ trong một thời gian ngắn ngủi từ đầu tháng giêng qua rằm tháng giêng. Qua đó cũng thấy rõ tác giả không chỉ là người am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp của cuộc sống.
 GV rút ý: 
? Em hãy nêu những thành công về nghệ thuật và nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi?
HS:- Nghệ thuật: Đoạn trích dùng nhiều hình ảnh so sánh đặc sắc, câu văn giầu hình ảnh, giọng điệu vừa sôi nổi vừa thiết tha tạo nên sức truyền cảm.
-Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
GV:Gọi Hs đọc ghi nhớ - Nhắc HS học thuộc.
GV:Hướng dẫn HS làm phần luyện tập ở nhà.( Do thời gian có hạn, bài giảng dài)
I. Đọc và tìm hiểu chung.
 (10 phút)
 1.Tác giả-tác phẩm
- Vũ Bằng (1913- 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn, nhà báo sáng tác từ trước Cách Mạng Tháng Tám. Ông có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút và bút kí.
- Bài Mùa xuân của tôi( tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn đầu của thiên tuỳ bút : “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt”, mở đầu cho nỗi nhớ thương suốt 12 tháng của tác giả.
2. Đọc văn bản.
II. Phân tích. 
(20 phút)
1. Tình cảm con người đối với mùa xuân.
- Tình cảm mê luyến mùa xuân của con người là tình cảm sẵn có, là quy luật không thể khác.
2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân.
- Cảnh sắc và không khí mùa xuân ấm áp nồng nàn, tràn đầy sức sống, lòng người rạo rực xôn xao.
3. Cảnh sắc và không khí mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng.
- Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng có sự thay đổi rất đặc trưng: không gian rộng rãi, sáng sủa, cuộc sống đời thường giản dị, ấm cúng lại bắt đầu.
II.Tổng kết
(5phút)
* Ghi nhớ:
SGKtr. 178.
IV. Luyện tập.
(2 phút)
 c) Củng cố, luyện tập. (1 phút)
 - GV nhắc lại nội dung chính
 d) Hướng dẫn HS học ở nhà (2’)
 - Về nhà học bài, tập phân tích lại văn bản. 
 - Chuẩn bị bài : Sài Gòn tôi yêu.
* Nhận xét sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 7 TUAN 16 CKTKN.doc