Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 33 đến tiết 36

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 33 đến tiết 36

A. Mức độ cần đạt

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

- Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

 2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ.

- Phân tích các sự kiện trong truyện.

- Kể lại được câu chuyện.

 3. Thái độ

- Thấy được tấm lòng nhân hậu, tốt bụng của ông lão đánh cá.

- Căm ghét sự tham lam vô độ của nhân vật mụ vợ.

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 33 đến tiết 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09	 	Ngày soạn: 19/10/2012 
Tiết: 33	 Ngày dạy : 21/10/2012
HDĐT: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kỳ.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
 2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
 3. Thái độ
- Thấy được tấm lòng nhân hậu, tốt bụng của ông lão đánh cá.
- Căm ghét sự tham lam vô độ của nhân vật mụ vợ.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình, phân tích tác phẩm
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng.; 6A2vắng.....)
 2. Bài cũ: ETóm tắt truyện "Em bé thông minh”. Nêu ý nghĩa câu chuyện?
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài :Truyện cô tích các em đã học ở những tiết trước là những sáng tác lâu đời, không rõ tác giả và được gọi chung là của tác giả dân gian. Bài hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu tiếp thể loại cổ tích nhưng cụ thể về tác giả và tiếp tục là một truyện cổ tích nước ngoài. Câu chuyện vừa giữ được những nét chất phác, dung dị với những biện pháp nghệ thuật quen thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện.
 * Tiến trình bài học :
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
 Gọi hs đọc phần Chú thích * (Sgk/95)
GV :“Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian Nga, Được Pu-skin - Mặt trời của thi ca Nga viết lại bằng 205 câu thơ, do Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn - nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam dịch.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
 Gv yêu cầu giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, diễn cảm, những chỗ lời nhân vật đọc đúng giọng điệu.
 Gv đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc các đoạn tiếp theo.
 Yêu cầu hs đọc bằng mắt phần chú thích.
EVăn bản có thể chia làm mấy phần?
-> 3 phần: Đoạn đầu, đoạn cuối, phần còn lại.
EPhương thức biểu đạt của văn bản là gì? -> Tự sự.
 ETrong truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
-> Ông lão, mụ vợ, con cá vàng là nhân vật chính.
 E Hãy tóm tắt những đòi hỏi của mụ vợ và cho biết mỗi lần như vậy, cảnh biển thay đổi thế nào?
 EEm có nhận xét gì về mức độ đòi hỏi của mụ vợ và sự thay đổi của cảnh biển?
-> Lòng tham của mụ vợ tăng lên dần, mụ đòi hỏi từ của cải, vật chất đến danh vọng, quyền lực. Đến thiên nhiên cũng phẫn nộ trước lòng tham vô độ của mụ vợ.
 E Ở đây biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng?
 EEm thấy mụ vợ là người như thế nào?Em thể hiện thái độ ra sao đối với nhân vật mụ vợ ?
 -> Là người có lòng tham vô đáy.
 - Gv tích hợp với truyện Cây bút thần, liên hệ thực tế, giáo dục Hs trong cuộc sống hãy biết điểm dừng, đừng tham lam quá mà có ngày mang họa vào thân.
ETìm những chi tiết thể hiện thái độ của mụ vợ đối với chồng?
-> Ngoài tham lam vô độ, mụ vợ còn vô số thói xấu nữa như : độc ác, dữ dằn, thô lỗ và bội bạc. Khi có được con cá vàng giúp thỏa mãn những yêu cầu của mụ thì mụ coi chồng không ra gì nữa.
- GV giới thiệu qua về quan niệm làm vợ của người phương Đông nói chung VN nói riêng.
 EĐối lập hoàn toàn với mụ vợ là nhân vật nào?
 -> Nhân vật ông lão.
EKhi bắt được cá vàng ông lão xử sự như thế nào?
-> Thả cá vàng ra mà không đòi phải trả ơn.
 EKhi mụ vợ sai ông lão như một tên hầu ra biển gặp cá vàng hết lần này đến lần khác, ông lão đều ngoan ngon làm theo. Điều này chứng tỏ ông là người thế nào?
-> Quá hiền lành, nhu nhược và sợ vợ.
EQua phân tích, em thấy ông lão là người thế nào?
ECâu chuyện kết thúc thế nào? Cách kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
-> Gia đình ông lão trở về với cuộc sống nghèo khổ xưa. Đó là sự trừng trị thích đáng đối với thói tham lam và bội bạc của mụ vợ.
Gv: Nếu để cho mụ chết thì dễ dàng quá, khi mụ đã được sống qua tột đỉnh giàu sang, danh vọng mà phải trở về với cuộc sống nghèo khổ như xưa chẳng dễ dàng chút nào. Hơn nữa, để mụ nhận ra của cải mình tạo ra mới đáng quý, đừng ngồi một chỗ để “chờ sung rụng”, cũng đừng bao giờ chờ cảnh “Ngồi mát ăn bát vàng”.
 * Thảo luận : ENêu những chi tiết hoang đường, kỳ ảo được sử dụng trong truyện? Ý nghĩa của nó?
-> Cá vàng biết nói và mong muốn của mụ vợ được đáp ứng ngay tức thời.
Tổng kết: 
EKhái quát giá trị nghệ thuật cũng như giá trị nội dung của truyện?
- HS trả lời, gv chốt ý.
ENêu ý nghĩa của truyện?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
.* Hướng dẫn Luyện tập
- GV hướng dẫn HS tra lời miệng
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:
Gv nêu yêu cầu để Hs về nhà học bài và làm bài.
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả: (Sgk/95)
 2. Tác phẩm: (Sgk/95)
II. Đọc – hiểu văn bản
 1. Đọc, tìm hiểu nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 3 đoạn
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
2.3. Phân tích
 a. Nhân vật mụ vợ
Những đòi hỏi
Cảnh biển
Lần 1: Đòi máng lợn mới.
Lần 2: Đòi nhà rộng.
Lần 3: Muốn làm nhất phẩm phu nhân.
Lần 4: Muốn làm nữ hoàng.
Lần 5: Muốn làm Long Vương.
- Gợn sóng êm ả.
- Đã nổi sóng.
- Nổi sóng dữ dội.
- Nổi sóng mù mịt.
- Nổi sóng ầm ầm.
- Nghệ thuật miêu tả lặp lại, tăng tiến.
-> Mụ vợ là người có lòng tham vô độ.
=> Tác giả lên án, phê phán lòng tham quá mức của con người.
* Thái độ đối với chồng
- Quát tháo, mắng mỏ như tát nước.
- Giận dữ, tát vào mặt ông lão, đuổi đi.
- Biến chồng thành nô lệ: bảo quét chuồng ngựa. 
-> Độc ác, bội bạc, tham lam.
 b. Nhân vật ông lão
- Thật thà, tốt bụng.
- Hiền lành, nhu nhược.
-> Là người vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách.
 c. Cách kết thúc truyện
- Mụ vợ ngồi trước cái máng lớn sứt mẻ. 
-> Trở về cuộc sống nghèo khổ xưa.
=> Sự trừng phạt thích đáng đối với mụ vợ.
 d. Ý nghĩa của chi tiết hoang đường, kỳ ảo
- Hình ảnh con cá vàng biết nói.
- Những mong muốn của mụ vợ được đáp ứng ngay trong nháy mắt.
-> Sự biết ơn, lòng tốt, cái thiện; trừng trị kẻ tham lam, bội bạc.
3. Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng với những kẻ tham lam, bội bạc.
4. Luyện tập
1. Nếu đặt tên Mụ vợ, ông lo đánh cá và con cá vàng cũng được. Tuy nhiên, tên truyện không nhất thiết phải nêu hết các nhân vật chính. Hơn nữa, ở đây mụ vợ lại là nhân vật phản diện, đại diện cho cái xấu, cái ác. Còn ông lão và con cá vàng là những nhân vật chính diện, đại diện cho lòng tốt, cái thiện, cho công lý của nhân dân. Cho nên tác giả chỉ lấy tên hai nhân vật chính làm nhan đề câu chuyện là điều hợp lý, phù hợp với nguyên tắc đặt tên của truyện cổ tích thần kỳ
III. Hướng dẫn tự học:
- Tập kể diễn cảm câu chuyện theo ngôi thứ nhất.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện.
- Soạn bài mới.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 09	 Ngày soạn: 19/10/2012
Tiết: 34	 Ngày dạy : 21/10/2012
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Hướng dẫn bài viết số 2
A. Mức độ cần đạt
- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Kể “xuôi”, kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Hai cách kể - hai thứ tự kể: kể “xuôi”, kể “ngược”.
- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.
 2. Kỹ năng
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
 3. Thái độ: Biết về hai cách kể để vận dụng linh hoạt vào bài văn tự sự.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A1 vắng.; 6A2 vắng....)
 2. Bài cũ: EThế nào là ngôi kể? Phân biệt ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba?
 3. Bài mới: Để kể chuyện thành công chúng ta không chỉ phải biết lựa chọn ngôi kể phù hợp mà còn phải biết sắp xếp các sự việc theo một trật tự hợp lí, thể hiện được dụng ý của người kể. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách sắp xếp thứ tự kể - Đây là một khía cạnh mới của cách làm bài tự sự T hứ tự kể trong văn tự sự là yếu tố quan trọng nhất giúp bài văn có lớp lang, mạch lạc.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung về thứ tự kể trong văn tự sự
 EEm hãy tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?
- Hs trình bày miệng,, nhân xét, bổ sung cho nhau.
- Gv treo bảng phụ ghi các sự việc, HS tham khảo.
ECác sự việc được kể theo thứ tự nào?
 -> Kể theo thứ tự xuôi.
Gv: Trong văn tự sự dân gian, người ta kể theo thứ tự tự nhiên vì đó là câu chuyện được kể theo kí ức cộng đồng về mối quan hệ nhân quả của sự việc.
 EKể theo thứ tự tự nhiên như vậy đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
-> Có ý nghĩa tố cáo và phê phán lòng tham lam quá mức của con người.
- GVGọi Hs đọc bài văn ở mục 2/Sgk.
 ENếu kể xuôi, thứ tự các sự việc diễn ra như thế nào?
 Ngỗ mồ côi, không có người rèn cặp nên lêu lổng, bị mọi người xa lánh -> Ngỗ đốt lửa trêu chọc mọi người, làm họ mất lòng tin -> Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai tới -> Ngỗ lên trạm xá xã băng bó và tiêm thuốc trừ bệnh dại.
E Nhưng trong văn bản, các sự việc diễn ra như thế nào?
-> Kể ngược, việc mới xẩy ra kể trước và sau đó mới kể những việc xẩy ra trước đó.
EKể ngược như vậy có tác dụng nhấn mạnh điều gì? -> Làm nổi bật bài học mà Ngỗ đã nhận được vì tội không trung thực.
ECâu chuyện để lại cho các em bài học gì?
Hs tự bộc lộ. 
Gv: Trong cuộc sống, các em phải sống trung thực, lên lớp không được nói dối thầy cô, bạn bè; về nhà không được nói dối ông bà, cha mẹ và với bất cứ ai. Như vậy là xấu và có thể gặp phải những điều không may như Ngỗ.
 EQua hai ví dụ vừa phân tích, em rút ra được điều gì về thứ tự kể trong văn tự sự?
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phần Luyện tập
1. Gọi hs đọc câu chuyện ở mục 1/Sgk
Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? -> Kể ngược.
Kể theo ngơi thứ mấy? -> Ngôi thứ nhất.
Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?- > Làm cơ sở cho việc kể ngược.
 2. Tìm hiểu đề và lập dàn bài cho đề văn
* Tìm hiểu đề:
Đề yêu cầu điều gì? 
-> Kể về một chuyến đi chơi xa.
- Thể loại? -> Văn tự sự - văn kể chuyện.
- Hình thức? -> Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Thứ tự kể? -> Xuôi - ngược tùy ý.
* Lập dàn bài:
Hs thảo luận nhóm, lập dàn bài.
Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.
Gv chữa bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn để Hs chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 2.
I. Tìm hiểu chung về thứ tự kể trong văn tự sự
 1. Phân tích ví dụ
a. Ví dụ 1: Các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
- Giới thiệu gia đình ông lão đánh cá.
- Ông lão bắt được cá vàng nhưng thả nó ra.
- Năm lần ông lão ra biển gặp cá vàng và kết quả mỗi lần.
- Gia đình ông lão trở về cuộc sống nghèo khổ xưa.
-> Các sự việc được kể theo thứ tự: việc gì xẩy ra trước kể trước, việc gì xẩy ra sau kể sau.
-> Kể theo thứ tự kể tự nhiên / kể xuôi.
=> Các sự việc kể lặp lại, tăng tiến làm nổi bật lòng tham lam của mụ vợ.
b. Ví dụ 2: Chuyện về thằng Ngỗ
- Các sự việc trong câu chuyện được kể ngược, nêu kết quả rồi đến nguyên nhân. 
-> Làm nổi bật bài học đáng đời của Ngỗ, gây bất ngờ, hồi hộp, hứng thú cho người đọc.
 2. Ghi nhớ: (Sgk/98)
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
- Câu chuyện kể ngược, theo dòng hồi tưởng.
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò làm cơ sở cho việc kể ngược.
2. Tìm hiểu đề và lập dàn bài:
Đề ra: Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa
Lập dàn bài:
MB: Giới thiệu khái quát chuyến đi (dịp nào, lí do, đi đâu, ai đưa đi)
TB: Kể diễn biến chuyến đi:
- Chuẩn bị...
- Trên đường đi thấy gì? (Cảnh vật, con người)
- Đi chơi những đâu?
- Ấn tượng với điều gì nhất làm em thích thú và nhớ mãi.
KB
- Cảm nghĩ về chuyến đi.
- Ước ao, hứa hẹn.
III. Hướng dẫn tự học:
* Hướng dẫn viết bài Tập làm văn số 2 (làm tại lớp): Ôn tập kỹ phần văn tự sự. Chú ý: nếu kể theo ngôi thứ nhất khi xưng hô phải thống nhất. Thứ tự kể trong văn tự sự là yếu tố quan trọng nhất giúp bài văn có lớp lang, mạch lạc. Các em phải xác định là bài văn của mình kể theo trình tự nào. Có như vậy, việc sắp xếp ý mới không bị lộn xộn. Câu chuyện sẽ gây hứng thú vì người đọc dễ theo dõi. Bài làm phải đảm bảo bố cục, trình bày sạch sẽ, khoa học, tránh tẩy xóa.
- Tham khảo các đề ở Sgk, lựa chọn 1 đề tập viết bài hoàn chỉnh.
 E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 09 	 Ngày soạn: 22/10/2010 
Tiết: 35-36 	 Ngày dạy : 24/10/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 (Làm tại lớp)
A. Mục đích kiểm tra:
 Giúp Hs: 
- Biết kể một câu chuyện có ý nghĩa.
	- Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý.
	- Giáo dục Hs ý thức tự giác làm bài và làm sáng tạo.
B. Hình thức, tổ chức kiểm tra:
	-Hình thức: Kiểm tra tự luận
	- Tổ chức: Cho HS làm bài tại lớp
C. Câu hỏi, đề kiểm tra:
 Đề bài: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
D. Hướng dẫn chấm, đáp án, biểu điểm:
Hướng dẫn chấm
Điểm
A. Yêu cầu chung:
 * Hình thức:
	- Viết đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng, trình bày rõ ràng, mạch lạc, đúng đặc trưng kiểu bài tự sự.
	- Đáp ứng đầy đủ bố cục 3 phần.
	- Sử dụng ngôi thứ nhất để kể chuyện (kể ngược hoặc kể xuôi tùy ý).
B. Yêu cầu cụ thể: HS có thể diễn đạt khác nhau, nhưng phải đạt các ý cơ bản sau.
 * Nội dung: DÀN Ý:
1. MB: Giới thiệu bản thân và câu chuyện để kể. (Hoặc nêu sự việc mở đầu)
2. TB: Tập trung kể việc tốt đã làm. Có thể lần lượt kể:
	- Từng sự việc xẩy ra rồi tập trung làm nổi bật sự việc chính.
	- Suy nghĩ về việc làm của mình.
 - Thái độ của mọi người đối với việc làm của em.
3.KB: Nêu sự việc kết thúc câu chuyện và suy nghĩ của bản thân.
** Lưu ý: Trên đây là những định hướng mang tính chất khái quát. Trong quá trình chấm, giáo viên cần căn cứ vào tình hình bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá phù hợp, tôn trọng sự sáng tạo của các em.
1.0 điểm
9.0 điểm
6.0 điểm
 (2.0 điểm)
 (1.0 điểm)
(1.0 điểm)
 E. Xem xét lại việc ra đề kiểm tra:
.
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu 6 tuan 9.doc