Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 7

A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể :

 - Nắm được thể thơ, tính đa nghĩa, giá trị tư tưởng và đặc sắc trong ngt m/tả của HXH.

 - Cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.

 - Rèn kĩ năng : tìm hiểu VB thơ có nhiều tầng nghĩa.

 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .

 * GV : - Tư liệu về tác giả HXH.

 - Bảng phụ .

 C / Hoạt động trên lớp :

 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :

 2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
	Tiết 25 : 	văn bản: bánh trôi nước
	 (Hồ Xuân Hương)
A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS có thể : 
	- Nắm được thể thơ, tính đa nghĩa, giá trị tư tưởng và đặc sắc trong ngt m/tả của HXH.
	- Cảm nhận được thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. 
	- Rèn kĩ năng : tìm hiểu VB thơ có nhiều tầng nghĩa.
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà .
	 * GV : - tư liệu về tác giả HXH.
 - Bảng phụ .
 C / Hoạt động trên lớp : 
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số :	 
 2. Kiểm tra bài cũ : 	
 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Hồ Xuân Hương là người nổi tiếng về thơ nôm và được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”. Thơ bà là một thứ thơ không chịu ở trong cái khuôn khổ thông thường, một thứ thơ như muốn lặn thật sâu vào sự thật, vào tận đáy sâu thẳm tâm tư của con người. Chính bởi vậy mà thơ của bà ẩn chứa đầy ý vị sâu sắc. Đặc biệt sống dưới chế độ phong kiến xưa, bị coi là đàn bà thấp kém, bị khinh là "phụ nhân rẻ rúng", với bản lĩnh của mình bà đã phản ứng mạnh mẽ sự bất công, khắc nghiệt của xã hội ấy. Bà đã lấy những vật rất tầm thường như quả mít, bánh trôi, ốc nhồi,....để phản ánh số phận của người phụ nữ. Qua đó nhà thơ muốn cười một cái cười thật nhọn,  thật sắc vào xã hội mục nát ấy. Hình ảnh tiêu biểu nhất là bài thơ “ Bánh trôi nước” mà hôm nay chung ta sẽ đi tìm hiểu!
GV: Ghi đầu bài.
Hoạt động của GV, HS
Nội dung cần đạt
? Cho biết những thông tin cơ bản về tác giả HXH và tác phẩm ?
GV: Có tài liệu cho rằng Hồ xuân Hương sinh năm (1772-1822) 
’ GV cho HS quan sát ảnh chân dung HXH và bổ sung thêm những thông tin ngoài SGK.
GV: Bà là chủ nhân của “Cổ nguyệt đường”
- GV đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc : giọng diễn cảm .
* 2 HS đọc VB.
? Em hiểu nghĩa của các từ “Rắn, nát” ntn?
? Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
? Em hãy nói rõ đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?
GV: Bài thơ có 2 nghĩa: Nghĩa thứ nhất miêu tả bánh trôi nước, nghĩa thứ 2 phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ trong XH cũ.
H: Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? (Chú ý các từ ngữ: trắng, tròn, chìm, nổi, rắn, nát, lòng son). 
GV: T/g sử dụng ý đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn.
H: Qua đó, em thấy bánh trôi nước mà tác giả miêu tả ntn?
GV: Bình: Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam.
GV: Chuyển ý: Mới đọc vào bài thơ ta những tưởng đây là một lời giới thiệu về một món ăn dân gian: món bánh trôi nước, từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào với nước cho nhuyễn rồi nặn thành hình tròn nhỏ, nhân làm bằng đường phèn, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín bánh sẽ nổi lên. Người làm bánh khéo tay thì bánh đẹp, nếu vụng tay thì bánh bị nhão hoặc bị rắn.
     Nhưng hãy đọc lại và suy ngẫm chúng ta sẽ hiểu được ngụ ý của tác giả,  lời bài thơ còn là lời tự bộc bạch tấm lòng của người phụ nữ. Nhà thơ đã mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên thân phận và tấm lòng của người phụ nữ  Hình ảnh bánh trôi là một ẩn dụ:
H: Hình ảnh “ Bánh trôi nước ” được ví với h/ả nào ? 
H: Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?
H: Từ trắng, tròn gợi tích chất nào ở một sự vật?
H: Với vẻ đẹp ấy, ngời phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong 1 xã hội công bằng? (Quyền được nâng niu, trân trọng, hưởng hạnh phúc, làm đẹp cho đời)
H: Nhưng trong xã hội cũ, thân phận người phụ nữ khác nào thân phận của bánh trôi. Lời thơ nào diễn tả điều này?
H: Tác giả sử dụng thành ngữ có tác dụng gì? 
HS: Tìm thành ngữ tương tự:
VD thành ngữ : “ Lên thác xuống ghềnh”.
GV: Bình: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” "Trắng" và "Tròn"gợi cho ta thấy đó là người con gái đẹp, phúc hậu. Thân trắng ở đây vừa tả tấm thân trắng đẹp vừa nói lên phẩm hạnh của người phụ nữ. Thế nhưng trong xã hội cũ nát ấy người phụ nữ "hồng nhan" nhưng "bạc mệnh": Bảy nổi ba chìm với nước non
"Bảy nổi ba chìm"- đó là sự nổi trôi, lênh đênh của số phận người phụ nữ giữa dòng đời, người phụ nữ ấy có số phận thật đau khổ, chẳng thế mà nhà thơ Nguyễn Du đã từng viết :
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
     Đó là kiếp khổ chung cho người phụ nữ, người phụ nữ đẹp trong xã hội ấy chỉ là món hàng để những cậu ấm thoả nguyện, cân, đo, đong, đếm. Người phụ nữ hoàn toàn lệ thuộc vào người đàn ông:
H: Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” t/g sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng?
H: Mặc dù trôi nổi, bếp bênh, nhưng phẩn chất của người phụ nữ được bộc lộ ntn?
H: hình ảnh ẩn dụ “Vẫn giữ tấm lòng son”có ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét gì về ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng ở đây ? 
GV: Người phụ nữ ấy vấn giữ được tấm lòng thuỷ chung son sắt của mình, mặc cho số phận có đưa đẩy họ như thế nào thì họ vẫn không thay lòng.  Đó là một niềm rất đáng tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
H: Văn bản Bánh trôi nước có 2 nội dung:
- Miêu tả bánh trôi nước
- Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ. Theo em nội dung nào quyết định giá trị bài thơ?
GV: Hướng dẫn HS tổng kết bài thơ.
 I / Tìm hiểu chung : 
1. Tác giả: 
- HXH ( ? - ? ) lai lịch chưa rõ.
- Con ông Hồ Phi Diễn. Quê ở làng Quỳnh Đôi - huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An.
- Từng sống ở phường Khán Xuân gần Hồ Tây - Hà Nội.
- Là nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca dân tộc.
- Được mệnh danh là “Bà chúa thơ nôm”.
2. Tác phẩm: 
* Đọc, tìm hiểu chú thích : 
 “ Rắn , nát ”.
- Văn bản kết hợp tả, kể và biểu cảm.
* Thể thơ: Bài thơ “Bánh trôi nước ” viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ .
- Hiệp vần ở tiếng cuối các câu 1 , 2 , 4.
=> Bài thơ “ Bánh trôi nước ” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
II / Tìm hiểu văn bản : 
1. Hình ảnh Bánh trôi nước: 
* Bánh trôi: (Chú thích * SGK)
* Hình thức bên ngoài: Tròn trịa, tinh khiết, không pha tạp, có thể thay đổi 
=> Vẻ đẹp ngoại hình.
* Chất lượng bên trong: Ngon, ngọt, không thay đổi
- “rắn” với “nát”, là bánh ngon hay bánh không ngon đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người làm bánh.
=> Là loại bánh vừa đẹp vừa ngon.
2. Hình ảnh người phụ nữ:
* Hình thể: 
- “Thân em”: Trắng, tròn 
=> Xinh đẹp, trong sạch, hoàn hảo, khoẻ mạnh.
* Thân phận:
- “Bảy nổi, ba chìm” : đối lập, đảo thành ngữ .
=> Bấp bênh, trôi nổi.
- “Rắn nát, mặc dầu” - ẩn dụ. => Phó thác, phụ thuộc vào người khác.
* Phẩm chất: 
- “Vẫn giữ tấm lòng son”
=> Sắt son, thuỷ chung, nghĩa tình.
=>Tượng trưng cho phẩm chất của người phụ nữ trong trắng, son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa (tấm lòng son ).
Vẻ đẹp tâm hồn - nhân cách.Dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng sắt son, chung thủy, tình nghĩa. 
3. ý nghĩa bài thơ
 Phản ánh thân phận và phẩm chất của ngời phụ nữ.
III. TổNG KếT - GHI NHớ:
1. Nghệ thuật: 
- ẩn dụ, đảo thành ngữ . 
- Kết cấu chặt chẽ, độc đáo.
 - Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu. 
2. Nội dung:
 - Trân trọng vẻ đẹp và phẩm cách của người phụ nữ.
 - Cảm thông cho số phận chìm nổi của họ. 
* Ghi nhí (SGK)
Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc. Cả bài thơ là một nỗi thương cảm cho số phận của người phụ nữ "hồng nhan" nhưng lại "bạc mệnh", không làm chủ được số phận của mình.  Qua đó tác giả muốn được đồng cảm với họ và lên án tố cáo xã hội phong kiên thối rữa, mục nát đã đẩy ngưỡi phụ nữ xuống bờ vực sâu thẳm của cuộc sống.
IV: Luyện tập: 
1. Tìm những câu ca dao có từ thân em:
- Thân em như hạt mưa rào
 Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
 - Thân em như hạt mưa sa
 Hạt vào đài các hạt ra cánh đồng. 
 - Thân em như chẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
 - Thân em như giếng giữa đàng 
 Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.
 	- Thân em như quế giữa rừng 
 Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.
 - Thân em như củ ấu củ gai
 Nửa trong thì trắng, nửa ngoài thì đen.
4. Củng cố : 
 	? Cho biết các tầng nghĩa của VB ? Nghĩa nào là chính ?
	? Đọc phần đọc thêm ( SGK - 96 ) .
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Học thuộc ( ghi nhớ ) để nắm chắc ND , nghệ thuật của VB.
	- Học thuộc lòng bài thơ .	
	’ Soạn bài : “ Sau phút chí ly ”.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ......
..
....
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm: sau phút chia ly
(Nguyên văn chữ Hán Đặng Trần Côn. Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm)
a. mục đích cần đạt
Giúp HS: 
- Cảm nhận được nổi sầu chia li sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc.
 	- Bước đầu hiểu được thể thơ song thất lục bát
a. tổ chức các hoạt động dạy và học
 	1. ổn định lớp.
 	2. Bài cũ: 
? Nêu những tình cảm của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên trong bài thơ Côn Sơn Ca
3.Bài mới: 
 hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm trong SGK.
H: Dựu vào chú thích, em hãy nêu những nét chính về t/g, t/p?
H: Sau phút chia li thuộc thể thơ nào ? 
? Chỉ ra cách ngắt nhịp, gieo vần của thể loại này?
Văn bản này được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao lại xác định như thế?
? Sự nhớ nhung đó là của ai đối với ai? Trong hoàn cảnh nào? 
? Em hãy xác định cấu trúc nội dung của bài thơ? (Bố cục)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
 - Đặng Trần Côn là tác giả chữ Hán của tác phẩm này. ông là người làng Nhân Mục ( nay thuộc Thanh Xuân – Hà Nội), sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.Thời kỳ này, chiến tranh phong kiến xảy ra liên miên khiến đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
 - Đoàn Thị Điểm , người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. 
 2. Tác phẩm: 
* Nội dung: Đoạn trích nói về tâm trạng của người vợ ngay sau phút chia tay người chồng khi chồng ra trận.
* Thể loại:
Chinh phụ ngâm khúc được diễn Nôm theo thể song thất lục bát, khá phổ biến trong giai đoạn từ giữa thế XVIII đến giữa thế kỷ XIX với các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhã...
* 
- Nhịp ở hai câu thất là 3/ 5( khác với nhịp thơ thất ngôn Đường luật 4/3)
- Vần nhịp: Chữ thứ bẩy của câu thất trên hiệp vần với chữ thứ năm của câu thất dưới đều là vần trắc .
 Chữ thứ bảy của câu thất dưới lại hiệp vần với chữ thứ sáu của câu lục
 Chữ thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với chữ thứ năm của câu thất tiếp theo.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, vì văn bản tập trung diễn tả nỗi nhớ nhung của lòng người.
- Thiếp nhớ chàng khi chồng ra mặt trận.
- Cấu trúc nội dung của bài thơ gồm 3 phần:
 + Phần 1 : Khổ thơ đầu ( Nỗi trống trãi của lòng người trước thực tế chia li)
 + Phàn 2 : Khổ thơ thứ hai ( Nỗi xót xa cách trở sông núi)
 + Phần 3 Khổ cuối ( Nỗi sầu thương trước bao la cảnh vật)
Tìm hiểu văn bản
? Nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình ở khổ thơ đó ?
Đoạn thơ đã bày tỏ những cảm xúc và tâm trạng nào?
? Tác giả đã sự dụng biện pháp tu từ nào? tác dụng của nó ?
? Em hiểu gì gì về cách nói “ cõi xa mưa gió – buồng cũ chiếu chăn”?
? Cách sự dụng từ ngữ và hình ảnh trong khổ thơ này của tác giả có gì đáng chú ý?
? Em hãy xác định nội dung của khổ thơ thứ hai.
 ? Em biết gì về những địa danh trong khổ thơ thứ hai này? Những địa danh đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung của nhà thơ? 
? Việc sử dụng hình ảnh của tác giả trong khổ thơ này có gì đáng chú ý?
? Ngoài hình ảnh đối lập thì ở đây còn có nghệ thuật nào đáng chú ý?
1. Nỗi trống trãi của lòng người trước thực tế chia li phụ phàng
- Nhân vật trữ tình là thiếp. Đối tượng trữ tình là chàng.
- Ghi lại cảm xúc của phút chia li.Tâm trạng của người vợ đối với chồng khi chồng theo lệnh vua chinh chiến ở nơi xa.
 Chàng thì đi cõi xa mưa gió/ Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
-Nghệ thuật:
 Dùng phép đối: chàng đi/ thiếp về. TD: Miêu tả chính xác cảnh hai vợ chồng, hai phương trời đối nghịch mỗi lúc một xa nhau. 
- Cõi xa mưa gió là nơi gian lao, khổ cực/ Buồng cũ chiếu chăn, sống cảnh đơn độc, vò võ, mỏi mòn với những đồ vật cũ kỹ, tàn tạ
- Dùng các động từ: tuôn, trải, kết hợp với hình ảnh mây biếc, núi xanh gợi lên cái mênh mang, xa lạ khiến nỗi buồn chia li thêm da diết, rộng lớn tưởng đến không cùng
2. Nỗi xót xa cách trở núi sông
- Hàm Dương, Tiêu Tương là những địa danh Trung Quốc. Những địa danh đó có ý nghĩa tượng trưng chi hai vị trí cách xa của đôi vợ chồng.
- Sử dụng hình ảnh đối lập: Chàng ngoảnh lại / Thiếp trông sang
=> Diễn tả tình ảm lứa đôi thắm thiết, bịn rịn không muốn rời xa, đồng thời diễn tả sự chia ly phụ phàng, khắc ngiệt, xót xa.
- Điệp từ ngữ. Đảo địa điểm trong từng câu
=> Diễn tả nỗi nhớ chồng triền miên, dai dẳng, chất chứa... chia xa nhưng luôn nhớ về nhau, hướng về nhau.
3. Nỗi sầu thương trước bao la cảnh vật
 - Nghệ thuật : 
- Đối, điệp ngữ, điệp từ, đoạn thơ diễn tả nỗi sầu chia ly lên đến đỉnh điểm của người Chinh Phụ .
 - Nỗi buồn sâu nặng, lan toả khắp trời mây, non nước rồi như kết lại một khối sầu nặng trĩu.
III. tổng kết
 Bằng nghệ thuật điệp ngữ, đoạn ngâm khúc thể hiện nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa Chồng ra trận. Đoan trích có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
* Củng cố: GV Khái quát nội dung bài học
* Dăn dò: HS soạn bài: 
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
..
..
===============
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tiết 27: quan hệ từ
 A / Mục tiêu : Sau tiết học , HS cần :
 	- Nắm được thế nào là quan hệ từ .
 	- Năng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu .
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
	 * GV : Bảng phụ.
 C / Hoạt động trên lớp :
 1. Tổ chức lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
	? Hãy nêu những sắc thái biểu cảm có thể được tạo ra từ việc sử dụng từ Hán
 Việt ? Cho ví dụ ? 
	’ Tạo sắc thái trang trọng, tôn kính .
	’ Tạo săc thái tao nhã, tránh thô tục, ghê sợ.
	’ Tạo sắc thái cổ kính  
 3. Bài mới : giới thiệu bài ( 1’ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* 1 HS đọc VD mục I : ( SGK - 96 ) 
?Xác định các q/hệ từ trong 3 VD (a,b,c)?
Cho biết chúng liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ đó ?
? Qua tìm hiểu các VD trên, em cho biết quan hệ từ thường biểu thị các ý nghĩa gì? 
Tác dụng ?
* HS thảo luận nhóm - nêu nhận xét :
* GV chốt: (Quan hệ từ có 2 đặc điểm sau)
- Quan hệ từ thường biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả .
- Nối các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
? Vậy em hiểu thế nào là quan hệ từ ?
* HS rút ra kết luận qua ( ghi nhớ )
’ GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ 1 )
* Bài tập nhanh : ( Bài tập 1: ( SGK - 98)
? Tìm các quan hệ từ trong VB “ Cổng trường mở ra ” . Từ chỗ : “ Vào đêm  đến chỗ :  kịp giờ ” ?
* HS xác định - trình bày trên phiếu học tập.
- GV phát phiếu học tập.
? Trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ ? 
- GV cho HS quan sát đáp án chuẩn trên bảng phụ.
* HS tìm - điền vào bảng phụ :
? Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau ?
- GV dùng bảng phụ ghi các q/hệ từ đã cho 
? Em hãy đặt câu với mỗi cặp q/hệ từ trên?
2) Nhận xét:
? Qua phân tích VD trên, theo em trong những trường hợp nào thì dùng q/hệ từ ?
* GV chốt:
- Có trường hợp bắt buộc phải dùng q/hệ từ.
- Có trường hợp k0 bắt buộc dùng q/hệ từ .
- Có 1 số q/hệ từ được dùng thành cặp.
* Bài tập nhanh : ( Bài tập 2: ( SGK - 98)
? Điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau ?
GV ghi trên bảng phụ :
GV nhận xét cho điểm .
- GV gọi 1 HS đọc ( ghi nhớ 2 )
III / Luyện tập : (14’ )
Bài 1,2 HS tự làm, GV: Hướng dẫn
1) Bài tập 3 : 
? Phát hiện câu đúng , sai ở bài tập 3 ?
- GV gợi ý : ( câu đúng là câu sử dụng đúng q/hệ từ ; câu sai là câu sử dụng k0 đúng q/hệ từ ). 
- GV yêu cầu : câu đúng đánh dấu (+) , câu sai đánh dấu (-).
2) Bài tập 5 : 
? Phân biệt ý nghĩa của 2 câu có quan hệ từ “ nhưng ” sau ?
Nó gầy nhưng khoẻ.
Nó khoẻ nhưng gầy.
I / Thế nào là quan hệ từ : ( 10’ )
 1) Ví dụ
a) Quan hệ từ : “ Của ” ’ nối định ngữ với trung tâm. 
’ Quan hệ sở hữu.
b) “ Như , là ” ’ nối bổ ngữ với trung tâm .
’ Quan hệ so sánh.
c) “ Bởi  nên , và ” ’ nối 2 vế câu ghép chính - phụ . 
2) Nhận xét:
’ Quan hệ nhân - quả .
’ ( Liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu ).
3) Kết luận : ( ghi nhớ 1 : SGK - 97 )
* Bài tập nhanh :
- Các quan hệ từ : Còn, như , nhưng , cũng 
II / Sử dụng quan hệ từ : (10’ )
1) Ví dụ :
a) ví dụ 1 : 
- Gồm các trường hợp sau : ( b , d , g , h )
* HS tìm - điền vào bảng phụ :
- Nếu  thì
- Vì  nên
- Tuy .. nhưng 
- Hễ  thì
- Sở dĩ  là vì 
b) ví dụ 2 : 
- Nếu trời nắng thì chúng tôi đi cắm trại.
- Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao.
* HS đọc đoạn văn và điền quan hệ từ :
-  với  và  với  với  nếu  thì  và 
3) Kết luận : ( ghi nhớ 2 : SGK - 98 )
III / Luyện tập : (14’ )
- Câu đúng : ( b , d , g , i , k , l )
- Nó gầy nhưng khoẻ . ’ ý khen.
- Nó khoẻ nhưng gầy . ’ ý chê.
 4. Củng cố : (2’ ) 	? Thế nào là quan hệ từ ?
	? Nêu cách sử dụng quan hệ từ ?
5. Hướng dẫn về nhà : (2’ )
 - Học thuộc ( ghi nhớ 1, 2 ) để nắm chắc nội dung bài học .
 - Làm bài tập 4 ( SGK ) và bài tập ( SBT )
 ’ Đọc , trả lời câu hỏi : Chữa lỗi về quan hệ từ . 
 ’ Tiết sau học : Luyện tập cách làm văn biểu cảm.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
*************************
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
	Tiết 28 : 
luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
A / Mục tiêu : Qua tiết luyện tập , HS có thể :
	- Củng cố kiến thức về văn biểu cảm và đặc điểm của văn biểu cảm.
	 - Biết tích hợp với phần văn, phần tiếng Việt .
	 - Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
	 - Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước 1 đề văn biểu cảm 
 B / Chuẩn bị : * HS : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.
	 * GV : Sưu tầm 1 số bài văn mẫu.
 C / Hoạt động trên lớp :
 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số:	
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
	(GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS ) 
 3. Bài mới : giới thiệu bài ( 1’ )
 Hoạt động của GV, HS
Nọi dung cần đạt
- GV ghi đề bài lên bảng.
* Đề bài : Loài cây em yêu .
I / Tìm hiểu đề, tìm ý : ( 4’ )
- GV hướng dẫn HS luyện tập tìm hiểu đề, tìm ý. 
? Đối tượng biểu cảm là gì ?
? Tình cảm cần biểu đạt với đối tượng đó là gì ?
? Em yêu cây gì ? Tại sao lại yêu loài cây đó ?
II / Lập dàn bài : (10’ )
- GV hướng dẫn HS luyện tập kĩ năng lập dàn ý cho đề văn biểu cảm trên .
1 Mở bài :
? Em dự định viết phần mở bài ntn ? nhiệm vụ của mở bài là gì ? 
2 Thân bài :
? Dự định viết phần thân bài ntn ?
- Cần đề cập đến những vấn đề gì ? Một số đặc điểm gợi cảm của cây bàng :
+ Thân cây bàng ?
+ Rễ cây ?
+ Tán bàng ?
3 Kết bài :
? Dự định viết phần kết bài ntn ? 
- Tình cảm của em với cây bàng ntn ?
III / Viết bài : (10’ )
- GV chia lớp thành 2 nhóm thực hành viết bài. ( Mỗi bên 1 nhóm ).
1) Viết phần mở bài : ( nhóm 1 )
2) Viết phần kết bài : ( nhóm 2 )
’ GV thu 1 số bài viết của HS đọc , nhận xét , sửa chữa .
* HS quan sát đề bài. 
* HS thực hiện thao tác tìm hiểu đề, tìm ý:
- Đối tượng biểu cảm: Loài cây
- Tình cảm biểu đạt : cảm xúc của em về loài cây đó ( yêu )
- Tên gọi của cây :
- Lí do : ( phẩm chất của cây , sự gắn bó với mình )
* Mở bài :
- Nêu ( giới thiệu ) loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó.
VDụ : Cây bàng.
Trước cửa lớp học
Gắn bó tình bạn của tôi với Hoa.
* Thân bài :
- Thân xù xì, có nhiều bướu, rễ ăn sâu xuống đất, vững vàng  tán xoè trải bóng mát,
- Gắn bó với cây bàng từ ngày vào trường, cây bàng chứng kiến các cuộc vui, tranh luận, chia tay của 2 đứa 
* Kết bài :
- HS nêu tình cảm của mình với loài cây đó (cây bàng).
* HS viết theo nhóm - đại diện nhóm trình bày .
* HS tiến hành viết đoạn mở bài, kết bài vào giấy .
’ Các nhóm khác nhận xét , sửa chữa , bổ sung.
 4. Củng cố : (2’ ) 	? Các bước làm văn biểu cảm ?
	? Nêu cách sử dụng quan hệ từ ?
5. Hướng dẫn về nhà : (2’ )
 - Học và nắm chắc các bước làm văn biểu cảm .
 - Tiếp tục hoàn thiện phần thân bài cho cho bài văn trên .
 - Đọc tham khảo văn bản: Cây sấu Hà Nội ( Tạ Việt Anh )
 ’ Tự ôn tập kĩ phần văn biểu cảm: ’ Tiết sau viết bài văn số 2 . 
 ’ Tiết sau học VB: Qua đèo Ngang.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 7 - Nam học 2011-2012.doc