Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 16

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 16

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giáo viên cần giúp hs đạt được :

 - Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ .

 - Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực

 - Tránh thái độ cẩu thả khi nói và viết.

B. Chuaån bò :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 781Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Trường THCS Ba Vinh - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 :
Tiết 61 : Chuẩn mực sử dụng từ .
Tiết 62 : Ôn tập văn biểu cảm . 
Tiết 63 : Mùa xuân của tôi . 
Ngày soạn :12 /12 / 2008
 Ngày dạy : 14 / 12 / 2008 
Tiết: 61 
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giáo viên cần giúp hs đạt được : 
	- Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ .
	- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực 
	- Tránh thái độ cẩu thả khi nói và viết. 
B. Chuaån bò :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
	F Chơi chữ là gì? Các lỗi chơi chữ ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
6’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả . 
I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả . 
F Các từ in đậm trong các câu sau đúng hay sai ? 
Gv cho hs xét lần lượt các trường hợp trong sgk tr 166 
F Các lỗi trên sai vì đâu ? 
- Dùi à vùi 
- Tập tẹ à Bập bẹ 
- Khoảng khắc à khoảnh khắc . 
- Liên tưởng sai . 
- Ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- Học không đến nơi đến chốn . 
- Xét bài tập mục I sgk tr 166 .
+ Dùi à vùi 
+ Tập tẹ à Bập bẹ 
+Khoảng khắcà khoảnh khắc . 
6’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs sử dụng từ đúng nghĩa . 
 II. Sử dụng từ đúng 
F Các từ in đậm trong các câu sau sai như thế nào? Hãy sửa lại cho đúng ? 
(Gv lần lượt cho hs tìm hiểu các trường hợp cụ thể)
F Trường hợp này đúng sai do đâu ? 
- Sáng sủa à tươi đẹp .
- Cao cả à Sâu sắc .
- Biết à có .ư
- Không nắm vững khái niệm , do không biệt các từ đồng nghĩa , gần nghĩa.
nghĩa .
- Sáng sủa à tươi đẹp .
- Cao cả à Sâu sắc .
- Biết à có .
7’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ . 
III. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ . 
- Gọi hs đọc 
F Trường hợp a, từ hào quang dùng sai như thế nào? 
F Hãy sửa lại cho đúng ? 
F Trường hợp b, từ thảm hại sao lại sai ? 
F Ta sửa như thế nào cho đúng? 
F Trường hợp 3, sai do đâu ? 
F Sửa lại như thế nào ? 
F Trường hợp 4 thì như thế nào ? 
- Đọc 
- Hào quang là danh từ không thể dùng làm vị ngữ như tính từ . 
- Hào quang à hào phóng . 
- Thảm hại là tính từ không thể dùng như danh từ ? 
- Với nhiều thảm hại à rất thảm hại . 
- Ăn mặc là động từ không thể dùng như danh từ .
- Ăn mặc à trang phục . 
- Nói “sự giả tạo phồn vinh” là trái với quy tắc trật tự từ TV . 
- Giả tạo phồn vinh à Phồn vinh giả tạo . 
- Xét bài tập mục III sgk . 
+ Hào quang à hào phóng . 
+ Với nhiều thảm hại à rất thảm hại . 
+ Ăn mặc à trang phục .
+ Giả tạo phồn vinh à Phồn vinh giả tạo . 
(phô trương hình thức) 
7’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cảnh . 
IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cảnh . 
- Gọi hs đọc bài tập .
F Các từ in đậm trong câu sai như thế nào? Sửa lại cho đúng ? 
- Đọc 
a) Lãnh đạo à cầm đầu .
(không phù hợp sắc thài biểu cảm) 
b) Chú hổ à con hổ (sắc thái đáng yêu) 
- Xét bài tập mục IV sgk 
+ Lãnh đạo à cầm đầu .
+ Chú hổ à con hổ
7’
Hoạt động 5 : Hướng dẫn hs không được lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt . 
V. Không được lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt . 
F Tại sao không nên dùng nhiều từ địa phương ? 
F Tại sao không dùng nhiều từ Hán Việt ? 
- Gv nhấn mạnh nội dung phần ghi nhớ .
- Gây khó hiểu cho người vùng khác . 
- Khó hiểu, thiếu tự nhiên 
+ Dùng từ địa phương sẽ gây khó hiểu cho người vùng khác . 
+Lạm dụng từ HV sẽ gây khó hiểu và làm cho câu văn thiếu tính tự nhiên . 
 3) Củng cố : (3’) 
	- Cho hs đọc phần ghi nhớ . 
	- Nhấn mạnh lại các nội dung trên của bài . 
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Xem kỉ nội dung bài học và biết tự sửa một số lỗi mình thường mắc phải trong bài làm . 
	- Xem lại văn biểu cảm để chuẩn bị cho tiết sau ôn lại văn biểu cảm . 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn :12 / 12 / 2008
 Ngày dạy : 17 /12 / 2008 
Tiết : 62 
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Gv cần giúp hs đạt được : 
	- Ôn tập những đặc điểm quan trọng nhất về lý thuyết văn biểu cảm. 
	- Phân biệt được văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm . 
	- Cách lập ý và lập dàn ý cho một đề văn biểu cảm . 
	- Cách diễn đạt trong văn biểu cảm . 
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ : (1’)
	- Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
8’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu câu hỏi sgk .
I. Phân biệt văn miêu tả và văn biểu cảm . 
- Gv cho hs tự đọc lại các bài văn . 
F Em hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào ? 
- Văn bản thường sử dụng các biện pháp tu từ, ẩn dụ, nhân hoá .
- Hs đọc các nội dung gv yêu cầu . 
+ Văn miêu tả : Tái hiện lại đối tượng cho người ta cảm nhận được nó. 
+ Văn biểu cảm : Mượn đối tượng để nói lên suy nghĩ , cảm xúc của mình . 
- Văn miêu tả : Tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) cho người ta cảm nhận được nó. 
- Văn biểu cảm : Mượn đối tượng để nói lên suy nghĩ , cảm xúc của mình . 
8’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs phân biệt sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sự . 
II. Phân biệt văn biểu cảm với văn tự sự .
- Gọi hs đọc lại văn bản kẹo mầm (bài 11) 
F Em hãy cho biết văn biểu cảm khác văn tự sự ở điểm nào ? 
- Gv nhấn mạnh : Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là nhớ lại sự viểctong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng sâu đậm chứ không đi sâu vào nguyên nhân kết quả . 
- Hs đọc . 
+ Tự sự : Kể có đầu, có đuôi. 
+ Biểu cảm : Yếu tố tự sự làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc . 
- Tự sự : Kể có đầu, có đuôi. 
- Biểu cảm : Yếu tố tự sự làm nền để nói lên cảm xúc qua sự việc . 
7’
Hoạt động 3 : Tìm hiểu vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. 
III. Vai trò của tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm .
F Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì ? 
F Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào? 
- Gv phân tích cụ thể trong văn bản kẹo mầm cho hs hiểu rõ hơn . 
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. 
- Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không thể hiện cụ thể, bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể. 
- Tự sự và miêu tả thường không thể thiếu trong văn biểu cảm, nó là cái cớ, là giá đỡ cho tác giả bộc lộ cảm xúc, tình cảm.
- Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không thể hiện cụ thể
9’
Hoạt động 4: Hướng dẫn cho hs tìm ý cho đề văn cụ thể 
IV. Các bước của bài văn biểu cảm .
F Em hãy nhắc lại các bước để thực hiện một bài văn biểu cảm ? 
F Em hãy tìm ý cho một đề văn sau : Cảm nghĩ mùa xuân ? 
- Gv : Đối với đề văn trên ta thấy cảm nghĩ mùa xuân phải bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con người . 
F Vậy có thể tìm được những ý nghĩa gì ? 
- Gv kết luận .
+Tìm hiểu đề và tìm ý .
+ Lập dàn ý 
+ Viết bài .
+ Đọc và sửa chữa
- Hs thảo luận và trả lời.
Các nhóm khác nhận xét 
1. Tìm hiểu đề và tìm ý 
2. Lập dàn bài . 
3. Viết bài .
4. Đọc lại và sửa chữa .
VD: Tìm ý cho đề văn “Cảm nghĩ mùa xuân” 
- Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời.
- Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành . 
- Mùa xuân là mùa đâm chồi, nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài .
- Mùa xuân là mùa mở đầu cho 1năm, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định . 
à Suy nghĩ về mình và về mọi người xung quanh . 
6’
Hoạt động 5 : Tìm hiểu các biện pháp tư từ thường sử dụng trong văn biểu cảm : 
V. Các biện pháp tư từ thường sử dụng trong văn biểu cảm : 
F Bài văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ gì ? 
F Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao ? 
+ So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ 
+ Ngôn ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ, Vì nó có mục đích biểu cảm như thơ .
+ Trong cách biểu cảm trực tiếp, người viết sử dụng ngôi thứ nhất (tôi, em, chúng em ) trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình trong lời than, lời nhắn, lời hô  
+ Trong cách biểu cảm gián tiếp tình cảm ẩn dụ trong các hình ảnh .
- So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ 
- Ngôn ngữ biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ, Vì nó có mục đích biểu cảm như thơ .
 3) Củng cố : (2’)
	- Nhấn mạnh lại các nội dung của bài . 
 4) Đánh giá tiết học : (1’)
 5) Dặn dò : (1’)
	- Ôn tập lại kiến thức văn biểu cảm . 
	- Đọc lại các văn bản để xem lại yếu tố biểu cảm trong các văn bản đó . 
	- Xem trước và soạn bài “Mùa xuân của tôi” .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn : 12 /12 / 2008
Ngày dạy :19 / 12 / 2008 
Tiết : 64 
Văn bản : MÙA XUÂN CỦA TÔI 
	 Vũ Bằng (Trích “ Thương nhớ mười hai”)
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp hs : 
	- Cảm nhận được nét đẹp của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và xứ Bắc được tái hiện trong bài tuỳ bút qua ngòi bút tài hoa, tinh tế giàu xúc cảm và hình ảnh đã góp phần thể hiện tình quê hương, đất nước sâu đậm của tác giả .
	- Giáo dục lòng yêu đất nước quê hương gắn liền với cảnh sắc, hương vị của thiên nhiên và cuộc sống của xứ sở gia đình .
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm tuỳ bút .
B. Chuẩn bị :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Tình cảm của tác giả đối với thành phố Sài Gòn được thể hiện như thế nào? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để thể hiện tình cảm của tác giả ? 
	F Nét đặc trưng trong phong cách người Sài Gòn là gì ? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được thể hiện như thế nào ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu chung về văn bản : 
I. Đọc – Tìm hiểu chung về văn bản :
- Gọi hs đọc văn bản 
Lưu ý cho hs đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm nhiệt tình, tha thiết . 
- Gọi hs đọc chú thích 
F Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu ? Tình cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài văn này ntn ? 
F Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính là gì ? 
- 3 hs đọc 
- Hs đọc 
+ Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê .
+ Đ1 : “Từ đầu .mùa xuân” à tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu của tự nhiên .
+ Đ2 : “.mở hội liên hoan” à Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người .
+ Đ3 : Phần còn lại à Cảnh sắc riêng của đất trời từ không khí sau ngày rằm tháng giêng ở miền Bắc . 
 1. Đọc văn bản – chú thích : 
(sgk tr 173 – 177) 
 2. Tìm hiểu chung vb : 
 - Bài tuỳ bút đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê .
 - Bố cục : 3 đoạn 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs phân tích 
II. Phân tích văn bản : 
7’
9’
6’
- Yêu cầu hs thảo luận trả lời các câu hỏi .
F Tác giả đã diễn tình yêu mùa xuân là một tình cảm như thế nào ? 
F Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn đạt điều này ? 
F Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và xứ Bắc được gợi tả như thế nào ? 
F So sánh với bài tuỳ bút trước ? 
F Không khí mùa xuân như thế nào ? 
F Mùa xuân trong lòng người được thể hiện như thế nào ? 
F Em có nhận xét gì về giọng điệu của tác giả trong đoạn này? Tác dụng ? 
F Như thế, qua đoạn văn này tác giả đã cảm nhận được những điều kì diệu nào của mùa xuân ? 
F Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau rằm tháng giêng được tác giả cảm nhận như thế nào ? 
F Em có nhận xét gì về cuộc sống con người sau tết? 
F Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người ? 
- Hs thảo luận trả lời các câu hỏi : 
+ Tình cảm tự nhiên, một quy luật không có gì lạ hết . 
+ Tác giả say xưa diễn tả tình yêu đối với mùa xuân như là một tương giao, hoà hợp ở mức độ cao nhất, tuyệt vời nhất, mơ mộng và đầy chất thơ . 
+ Các cặp so sánh liên tiếp : Non - nước, bướm –hoa , trăng – gió, gắn kết với nổi “thương và yêu” 
+ Những giả định “ai bảo được”, “ai cấm được” à khẳng định .
+ Dùng các điệp từ, điệp ngữ âm điệu nhịp nhàng, du dương “mê luyến mùa xuân” 
+ Mở đầu đoạn 2 tác giả lại một lần nửa khẳng định tình yêu với mùa xuân (không phải “yêu sông xanh, núi tím” , khác với yêu mây, ai như trăng mới in ngần”)
+ Khí hậu đặc biệt “Mưa riêu riêu, gió lành lạnh” như từ mùa đông vương lại nhưng tràn đầy hơi xuân với “Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”, “Có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng” 
+ Không khí mùa xuân hiện lên trong khung cảnh gia đình đầm ấm với bàn thơ, đèn nến, hương trầm và tình cảm anh em đoàn tụ, yêu thương trên kính dưới nhường thật êm đềm .
+ Trong lòng mỗi người trỗi dậy một sức sống mới, những khát khao và ước mơ bay bỗng : 
“Mùa xuân thần thánh”
“Nhựa sống trong người căng lên” 
+ Vừa sôi nỗi, vừa êm ái tha thiết. Câu dài được ngắt bằng nhiều dấu phẩy.
+ Tạo nhạc cho lời văn, cuốn hút bạn đọc, thể hiện came xúc mãnh liệt của tác giả .
+ Khơi dậy năng lực sống cho muôn loài .
+ Khơi dậy những năng lực tinh thần cao quý của con người .
+ Khơi dậy tình yêu cuộc sống quê hương .
- “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi” 
Mùa xuân của Hà Nội thân yêu 
à Tình cảm tha thiết, xúc động, chân thành cất lên từ đáy lòng của người xa quê mấy chục năm .
- “Tết hết mà chưa hết hẳn” .
- “Bửa cơm giản dị có om với thịt thăn điểm ” 
- Hs trả lời 
+ Vui vẻ, phấn chấn trước một năm mới : “cảm thấy rạo rực một niềm vui, sáng sủa” 
 1. Tình yêu đối với màu xuân là tình cảm tự nhiên của con người : 
 (Đoạn 1)
 - Thông việc sử dụng ngôn ngữ, điệp ngữ, các cặp đối sánh, giả định  tác giả khẳng định tình cảm với màu xuân là quy luật, không thể khác, không thể cấm .
 2. Cảnh sắc và không khí màu xuân trong đất trời và trong lòng người xứ Bắc : 
 (đoạn 2) 
- “Mưa riêu riêu, gió lành lạnh”
- “Có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng” 
- Khung cảnh gia đình đầm ấm với bàn thơ, đèn nến, hương trầm.
- “Mùa xuân thần thánh”
- “Nhựa sống trong người căng lên” 
- Với giọng điệu vừa sôi nổi, vừa êm ái tha thiết, tác giả đã cảm nhận được những điều kì diệu của mùa xuân .
 + Khơi dậy năng lực sống cho muôn loài .
 + Khơi dậy những năng lực tinh thần cao quý của con người .
 + Khơi dậy tình yêu cuộc sống quê hương .
3. Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân sau rằm tháng giêng ở đất Bắc : 
 ( Đoạn 3)
- “Tết hết mà chưa hết hẳn” .
- “Bửa cơm giản dị có om với thịt thăn điểm ” 
è Không gian rộng rãi, sáng sủa , không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật 
3’
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tổng kết .
III. Tổng kết 
F Em cảm nhận những gì sâu sắc nhất về mùa xuân đất Bắc từ văn bản mùa xuân của tôi .
- Mưa phùn, chim én 
- Sức sống muôn loài trỗi dậy .
- Gia đình sum họp 
- Tình người rạo rực .
 3) Củng cố : (2’) 
- Gv nhấn mạnh lại nội dung của bài học ở phần ghi nhớ và gọi hs đọc .
 4) Đánh giá tiết học : (1’) 
 5) Dặn dò :(1’) 
	- Học bài 
	- Làm các bài tập sgk 
	- Đọc thêm bài “Xuân về “
	- Xem trước bài hướng dẫn học thêm: Sài Gòn tôi yêu.
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 61.doc