I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:
- HIỂU ĐƯỢC ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA CỦA THÀNH NGỮ.
- SO SÁNH THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT VỚI THÀNH NGỮ HÁN VIỆT.
- TĂNG THÊM VỐN THÀNH NGỮ, CÓ Ý THỨC SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG GIAO TIẾP.
II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG + BẢNG PHỤ
- HỌC SINH: HỌC BÀI, SOẠN BÀI, BẢNG PHỤ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1)
2. KTBC: (4) - EM HIỂU THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM? VÍ DỤ?
- ĐỂ TRÁNH NHỮNG HIỂU LẦM DO HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM GÂY RA TA CẦN CHÚ Ý ĐIỀU
GÌ KHI GIAO TIẾP?
3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.
GV ĐỌC BÀI THƠ “BÁNH TRÔI NƯỚC” (HỒ XUÂN HƯƠNG)
- CỤM TỪ “BẢY NỔI BA CHÌM” VỚI NƯỚC NON CÓ Ý NGHĨA GÌ ? VÌ SAO TÁC GIẢ LẠI DÙNG CỤM TỪ ẤY?
Ngày soạn : 13/11/2008 Tuần 13 Ngày dạy : 14/11/2008 Tiết 49 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu được đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ. - So sánh thành ngữ Thuần Việt với thành ngữ Hán việt. - Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ - Học sinh: Học bài, soạn bài, bảng phụ III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) - Em hiểu thế nào là từ đồng âm? Ví dụ? - Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. GV đọc bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) - Cụm từ “Bảy nổi ba chìm” với nước non có ý nghĩa gì ? Vì sao tác giả lại dùng cụm từ ấy? TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 10’ 10’ 15’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM: HS. Đọc câu ca dao trong VD. SGK/143 H. Có thể thay thế một vài từ trong cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” được không ? (không) H. Có thể chêm xen một vài từ vào cụm từ “Lên thác.” không? (không) H. Có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ này được không? (không) H. Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “ Lên thác xuống ghềnh” ? * GV kết luận: - Cấu tạo: Không thể thay hoặc thêm một từ nào tổ hợp từ “Lên thác xuống ghềnh”. Lại có thể đảo “xuống ghềnh” ra trước “lên thác”. - Các từ tạo nên cụm từ “Lên thác .” Liên kết thành một khối, có cấu tạo cố định và có nghĩa hoàn chỉnh à tổ hợp này được gọi là thành ngữ. * GV nêu VD để HS lưu ý: Trong giao tiếp, một số thành ngữ có thể biến đổi về cấu tạo: Ví dụ: Đâm chồi nảy lộc à nảy lộc đâm chồi. Tai nghe mắt thấy à mắt thấy tai nghe. Đứng núi này trông núi nọ à đứng núi nọ trông núi kia à đứng núi này trông núi khác H. Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Tại sao nói “Lên thác” ? H. Tại sao lại nói “Nhanh như chớp”? HS. Nghĩa của thành ngữ này hình thành qua phép so sánh và có thể suy ra từ nghĩa gốc của các từu tạo nên nó. H. Em hãy tìm một số thành ngữ có nghĩa suy ra từ nghĩa gốc của các từ tạo nên nó. GV Phân tích 1 số thành ngữ được hình thành qua phép hoán dụ, nói quá: * Ví dụ: + Một nắng hai sương (Hoán dụ) + Rán sành ra mỡ (Nói quá) + Giàu nứt đố đổ vách (Nói quá) H. Từ những cụm từ trên người ta gọi là thành ngữ. Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ? HOẠT ĐỘNG 2. HDHS CÁCH SỬ DỤNG THÀNH NGỮ HS. Hãy xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu thơ của Hồ Xuân Hương và đoạn văn của Tô Hoài? H. Thân em làm sao? Thế nào? H. Thành ngữ “tắt lửa tối đèn” có tác dụng gì đối với DT “khi”? H. Rút ra vai trò ngữ pháp của thành ngữ? H. Thử thay thế các thành ngữ trên bằng các cụm từ đồng nghĩa và so sánh 2 cách diễn đạt? H. Rút ra giá trị của thành ngữ? Bài tập nhanh: (Bảng phụ) Nối 1 thành ngữ ở cột A với 1 vế ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh về nghĩa. A B Lúng túng như cho ăn vụng bột. Lúng túng như thợ vụng mất kim Lúng túng như gà mắc tóc Chỉ đóng có cái đinh lên tường mà có cứ .. Bị bắt quả tang, cậu ta . Sự việc rất đơn giản mà sao cứ thế! Gợi ý: - “Lúng túng.. vụng bột” : là sự lúng túng của người bị bắt quả tang khi đang làm việc gì đó vụng trộm. - “Lúng túng. mất kim” : là sự lúng túng của người không thạo việc, buộc phải làm công việc mà mình chưa có kỹ năng thành thục. - “Lúng túng.. mắc tóc”: là sự lúng túng của kẻ bị rơi vào tình thế phức tạp, khó tìm giải pháp gỡ bí. HOẠT ĐỘNG 3. HDHS LUYỆN TẬP: HS làm bài tập 1: - Tìm và giải nghĩa các thành ngữ - Mỗi HS làm 1 câu. - HS đứng tại chỗ trình bày. HS làm bài tập 2: HS. Kể tóm tắt truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và 2 truyện ngụ ngôn “Eách ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”. H. Em hiểu thế nào là “Con Rồng cháu Tiên”? Đặt câu với thành ngữ đó? H. Thế nào là “Ếch ngồi đáy giếng”? Đặt câu với thành ngữ đó? H. “Thầy bói xem voi” là gì? Đặt câu với thành ngữ đó? HS làm bài tập 3: HS trình bày miệng. Điền thêm yếu tố để thành ngữ trọn vẹn. HS làm bài tập 4: Tìm 10 thành ngữ vàgiải thích nghĩa của thành ngữ. I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ: 1. Nhận xét về cấu tạo cụm từ: “Lên thác xuống ghềnh” - Cấu tạo : Cố định. - Ý nghĩa: Sự lênh đênh đây đó của thân phận con cò (ngầm hiểu là người phụ nữ). 2. “Nhanh như chớp”: Rất nhanh. So sánh như vậy để nhấn mạnh tốc độ. - Ví dụ: Có mới nới cũ Đồng trắng nước trong Gần nhà xa ngõ Tối như mực * GHI NHỚ: SGK/144 II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ: - Ba chìm bảy nổi: Vị ngữ -à Lênh đênh chìm nổi, long đong phiêu bạt. - Tối lửa tắt đèn : Phụ ngữ của DT “khi”. à Khó khăn, hoạn nạn. - Thành ngữ có thể làm: CN, VN trong câu. Làm phụ ngữ trong CDT, CĐT, CTT. à Ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, biểu cảm cao. III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Xác định thành ngữ và giải nghĩa: a. Sơn hảo hải vị (Sơn hào: món ăn quý hiếm trên núi. Hải vị: món ăn quý hiếm dưới biển). Þ Món ăn quý hiếm, sang trọng. b.- Khỏe như voi: rất khỏe - Từ cố vô thân : (Tứ: 4 ; cố: quay đầu, nhìn lại; vô: không; thân: thân thích). Þ Đơn độc không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. c. Da mồi tóc sương: Tuổi già Bài tập 2: - Kể tóm tắt truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. - Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi” Bài tập 3: Thêm yếu tố tạo thành ngữ: - Bốn thành ngữ Thuần Việt: ăn, sương, tốt, cật. - Hai thành ngữ Hán Việt: Bách chiến bách thắng, Sinh cơ lập nghiệp. Bài tập 4: - Nghèo rớt mùng tơi à Nghèo đến cùng cực. - An cư lạc nghiệp à Sống yên ổn và làm ăn vui vẻ. - Đầu trâu mặt ngựa: (Hoán dụ). - Aên không ngồi rồi. 4. CỦNG CỐ: ( 3’) - Thế nào là thành ngữ? Nêu cách sử dụng thành ngữ? - Thành ngữ và tục ngữ khác nhau ntn? (+ Thành ngữ: phản ánh 1 hiện tượng trong cuộc sống + Tục ngữ: có ý khuyên răn và đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống). 5. DẶN DÒ: ( 2’) - Học thuộc ghi nhớ: Hoàn thành các bài tập. - Sưu tầm một số thành ngữ và giải thích nghĩa của chúng. - Soạn bài : CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VÊT TÁC PHẨM VĂN HỌC Đọc kĩ văn banû SGK nêu được : + Phát biểu cảm nghĩ là gì ? Bài văn phát biểu cảm nghĩ có mấy phần ? + Vận dụng để phân tích bài “ Cảm nghĩ về một bài ca dao” SGK/ 146.
Tài liệu đính kèm: