Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Kim Thư

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Kim Thư

A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: GIÚP HS:

- CẢM NHẬN VÀ THẤM THÍA TÌNH CẢM THIÊNG LIG VÀ SÂU NẶNG CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CÁI, THẤY ĐƯỢC Ý NGHĨA LỚN LAO CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐỜI MỖI CON NGƯỜI.

- NGHỆ THUẬT VIẾT VĂN TINH TẾ, GIÀU GIÁ TRỊ BIỂU CẢM.

 B -CHUẨN BỊ

- GV HƯỚNG DẪN HS SOẠN BÀI , THIẾT KẾ BÀI DẠY , CHUẨN BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 CẦN THIẾT

 - HS : SOẠN BÀI THEO YÊU CẦU CỦA SGK VÀ NHỮNG HUỚNG DẪN CỦA GV.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 190 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Kim Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Bài 1
 Tiết 1 : Cổng trường mở ra
 Tiết 2: Mẹ tôi
 Tiết 3: Từ ghép
 Tiết 4: Liên kết trong văn bản
Ngày soạn : 24/08/2008
 Tiết 1 : Văn bản: Cổng trường mở ra
 Lí Lan
A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận và thấm thía tình cảm thiêng lig và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái, thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
- Nghệ thuật viết văn tinh tế, giàu giá trị biểu cảm.
 B -Chuẩn bị 
- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học
 cần thiết 
 - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung
HĐ1: ổn định tổ chức - Kiểm tra : 
 Thế nào là văn bản nhật dụng ? Kể tên những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Các văn bản ấy đã đề cập đến những vấn đề nào trong đời sống ? 
HĐ2 : Bài mới
 HĐ2.1 : Giới thiệu bài mới : Từ nội dung câu trả lời của học sinh trong phần KT bài cũ , gv giới thiệu nội dung bài mới .
HĐ2.2: Tổ chức cho HS tìm hiểu chung về văn bản 
GV: Hãy đọc phần chú thích trong SGK sau đó trình bày những nét sơ lược về tác giả và xuất xứ của tác phẩm .
HS: Trả lời theo nội dung SGK.
GV: Có thể xếp “ cổng trường mở ra ”là văn bản nhật dụng được không ? Vì sao? 
HS: Trả lời câu hỏi dựa vào khái niệm văn bản nhật dụng.
- Hs nêu được khái niệm văn bản nhật dụng và kể tên đúng 3 văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6.
I -Đọc - tìm hiểu chung 
- Tác giả : Lí Lan 
- Tác phẩm : 
 +Xuất xứ : Được đăng trên báo "Yêu trẻ"-TP HCM.
+Tính chất:Là văn bản nhật dụng
 + Thể loại : kí.
GV: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này là tự sự, miêu tả hay biểu cảm ? 
HS : Biểu cảm 
GV: Bài văn biểu lộ cảm xúc của ai ? Đó là những cảm xúc như thế nào ?
HS: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
GV: Căn cứ vào những điều vừa tìm hiểu chung về văn bản , theo con nên đọc văn bản này như thế nào ? Vì sao?
 HS : Nêu cách đọc : Giọng chậm rãi; tình cảm...
GV: đọc mẫu 1 đoạn
HS : đọc, nhận xét
+ Phương thức biểu đạt : Biểu cảm 
+ Nội dung : Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
HĐ2.3 ; Tổ chức cho HS đọc - hiểu văn bản
GV: Trước ngày khai trường đầu tiên, cả người mẹ và người con đã chuẩn bị những gì cho năm học mới ? 
HS: - Mọi thứ cần thiết : Quần áo ,sách vở ...đã sẵn sàng .
 - Người mẹ còn chuẩn bị về tâm lí cho con:Khích lệ con ...
 - Người con cũng đã sẵn sàng cho năm học mới : Tỏ ra ngưòi lớn hơn khi thu dọn đồ chơi .
GV: Với sự chuẩn bị chu đáo như thế , tại sao vào cái đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ vẫn không ngủ được ? ( Quan sát đoạn đầu)
HS: + Mẹ lo con là đứa trẻ nhạy cảm sẽ háo hức vì ngày khai trường mà không ngủ được .
GV : Thế nhưng nỗi lo ấy đã được giải toả : “ Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo”. Vậy mà người mẹ vẫn không ngủ , bà đã có những việc làm và suy nghĩ như thế nào vào cái đêm không ngủ ấy ? 
HS: + Mẹ ngắm đứa con mình đang ngủ ngon lành .
 + Mẹ đắp mền , buông mùng ...rồi “không biết làm gì nữa ”.
 + Mẹ không tập trung làm được việc gì cả , xem lại những thứ đẫ chuẩn bị cho con, tự nhủ mình phải đi ngủ sớm .
 + Mẹ lên giường và trằn trọc .
 + Mẹ tin là con không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học .
 GV : Đã tin tưởng như thế, đẫ khẳng định “ còn điều gì để lo lắng quá đâu” nhưng người mẹ vẫn không ngủ được . Vì sao vậy 
HS: - Vì ngươì mẹ nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của mình . Khi ấy mẹ có tâm trạng nôn nao, hồi hộp trên đường tới trường và chơi vơi hốt hoảng khi phải xa bà ngoại.
GV: Có ấn tượng sâu đậm về ngày khai trường đầu tiên như thế nhưng tại sao người mẹ ấy không kể điều này với chính đứa con của mình ? 
HS: Vì muốn khắc sâu ấn tượng về ngày đầu tiên đi học vào lòng con một cách nhẹ nhàng , cẩn thận và tự nhiên .
GV: Đó là tất cả những lí do khiến người mẹ không ngủ được trong đêm trước ngày khai trường của con. Bao nôn nao, bao âu lo, bao mong muốn cứ đan xen miên man trong tâm trạng mẹ đêm nay. Ngày mai, ngày đầu tiên con đến trường có chút lo lắng - mẹ đã chuẩn bị xong, mà sao vẫn còn thao thức. "Hàng năm, cứ vào cuối thu mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...". Hóa ra âm vang bài học thuở áo trắng của chính mình cứ sống dậy xốn xang - mẹ không ngủ được. ấn tượng sâu đậm về cái ngày đầu tiên ấy mẹ muốn khắc sâu vào con để con có những giây phút thật đẹp, thật đáng trân trọng mà mai này mỗi khi nhớ về con lại thấy xao xuyến, bâng khuâng. Có thể nói Lí Lan đã rất "sống" với kỉ niệm tuổi thơ, với ngày khai trường vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu... những kỉ niệm, cảm xúc ấy mãnh liệt tha thiết ấy cứ rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến mãi trong lòng người mẹ. Tâm trạng đẹp đẽ ấy được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.
II - Tìm hiểu văn bản
 1. Tâm trạng người mẹ
+ Lo cho con
+ Nhớ lại ngày khai trường của mình
+ Mong con có những ấn tượng không phai về ngày khai trường đầu tiên.
->- Thao thức, phấp phỏng, hồi hộp, xao xuyến
GV: Theo dõi những việc làm và suy nghĩ của người mẹ vào cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, em có thể nói gì về người mẹ này .
HS : - Mẹ thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên.
 - Mẹ chuẩn bị chu đáo cho con .
 - Mẹ hồi hộp về ngày khai trường đầu tiên của con .
 - Mẹ quan tâm và yêu quý con... 
 - Một người mẹ có tâm hồn tinh tế và nhậy cảm .
ị Tấm lòng yêu thương con , sự nâng niu chăm sóc con ân tình, chu đáo...một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm.
GV: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con mình không? Theo con cách viết này có tác dụng gì?
HS: Người mẹ đang tâm sự với con và cũng chính là đang nói với lòng mình.
	ị Giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn, miêu tả được một cách tinh tế tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng cũng như những tình cảm tha thiết mà mẹ dành cho con. Đó là những điều sâu thẳm khó nói bằng lời.
- Ca ngợi tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của mẹ với con.
GV: Trong mạch tâm trạng của mẹ có đoạn suy tư về ngày khai trường ở Nhật Bản. Điều đó có ý nghĩa gì?
- Nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản
HS: Ngày khai trường ở Nhật Bản rất quan trọng. Từ đó ta có thể nhận thấy giáo dục có một vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống mỗi người và toàn xã hội.
GV: Nếu cho rằng những suy nghĩ của người mẹ về nền giáo dục Nhật Bản ấy ẩn chứa những ước mơ, mong muốn cho con mình. Con có đồng ý không? Đó là ước mơ gì?
HS: Ước mơ mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng mong đó là con mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, mọi trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả sự quan tâm của xã hội.
+ Khẳng định vai trò của nhà trường, của giáo dục đối với cuộc sống mỗi con người và toàn xã hội. Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ.
+Mong con sẽ được hưởng một nền GD tốt nhất , sẽ nhận được mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống .
GV: Kết bài người mẹ nói "bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Con thử hình dung lại xem thế giới kì diệu đó là gì? HS thảo luận.
HS: - Thế giới của điều hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí
 làm người...
	- Thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng vạn năm đã tích lũy được.
	- Thế giới của tình thầy trò cao đẹp, tình bạn thiêng liêng, của những ước mơ và khát vọng bay bổng niềm vui niềm hi vọng...
 2-* Ghi nhớ SGK
GV: Bài văn giản dị nhưng vẫn khiến người đọc suy ngẫm xúc động. Vì sao vậy?
	Gợi ý: Cách viết giống nhật kí, dễ bộc lộ cảm xúc.
GV : Bài văn đã chỉ rõ ngày khai trường vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ và cuộc đời mỗi con người và học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và xã hội. Vì thế chúng ta ý thức một cách sâu sắc rằng "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Thế giới kì diệu ấy là cả chân trời văn hóa, khoa học đang rộng mở bao la, đón chờ ta ở phía trước.
HĐ2.4: Tổ chức cho HS luyện tập 
	Bài 1: Yêu cầu học sinh trao đổi ý kiến và lí giả tại sao ngày khai trường lớp 1 lại để lại ấn tượng sâu đậm trong mỗi người . (HS thảo luận nhóm).
 HS: Tự do bộc lộ . Có thể : ấn tượng sâu đậm nhất vì là buổi khai trường đầu tiên, đánh dấu bước ngoặt lớn...
 Được thấy những điều mới lạ, có những cảm xúc bỡ ngỡ, lo sợ, vui sướng...
 Bài 2: Gợi ý: Đoạn văn phải chân thành sâu sắc, ghi lại
 những rung động thật sự của bản thân.
- Lời văn giản dị, nhẹ nhàng giàu cảm xúc, tình cảm tự nhiên chân thành.
III - Luyện tập
Bài 1: 
Bài 2: 
 Rút kinh nghiệm : 
.
Tiết 2 : Mẹ tôi
 Ngày soạn : 30/08/2007
 A - Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Hiểu và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng của cha mẹ đối với con cái và thấy được trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ.
 B - Chuẩn bị 
	- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
 - HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
HĐ1: ổn định tổ chức - Kiểm tra : Qua bài văn "Cổng trường mở ra" con hiểu được điều gì về ý nghĩa của việc học tập trong cuộc đời mỗi người? Con cảm nhận được gì về tâm trạng và tình cảm của người mẹ dành cho đứa con yêu? 
HĐ2 : Bài mới
 HĐ2.1 : Giới thiệu bài mới : Từ nội dung câu trả lời
 của HS trong phần kiểm tra bài cũ , GV đọc một vài câu thơ,
 hoặc lời của một bài hát nói về vai trò của người mẹ trong
 cuộc đời mỗi con người để giới thiệu bài mới.
GV: Ngoài những thông tin trong SGK, con còn biết thêm những gì về tác giả 
HS: Trả lời 
GV : Bổ sung: Ông là tiểu thuyết gia, nhà thơ, người viết truyện ngắn và là tác giả của nhiều cuốn truyện thiếu nhi và truyện phiêu lưu nổi tiếng . Những kỉ niệm thời học trò và những kỉ niệm thời là sinh viên học viện quân sự Mô- đê- na là cơ sở để tác giả hư cấu nên những áng văn nhẹ nhàng dung dị , đầy nhân ái mê hoặc trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp toàn cầu .
GV hướng dẫn đọc: rõ ràng, dứt khoát, nhưng tình cảm
HĐ2.3 ; Tổ chức cho HS đọc hiểu văn bản
HS: Đọc văn bản
GV: Theo con bài văn này kể về ai?
	A - Người mẹ B - Enricô 
 C - Tâm trạng của người cha
HS: Tâm trạng người cha. (GV ghi đề mục của bài học)
GV: Vì sao bố viết thư cho Enricô? Khi viết thư cho con người cha có tâm trạng như thế nào?
HS: + Vì Enricô phạm lỗi "trước mặt cô giáo đã nói lời thiếu lễ độ với mẹ.
	+ Tâm trạng người cha: Buồn bã, tức giận, xấu hổ.
GV: Qua từ ngữ nào con nhận thấy tâm trạng này?
HS tìm chi tiết, từ ngữ:
	+ Nhát dao đâm vào tim, không thể nén cơn tức giận, vong ân ... en
Sức sống muôn loài trỗi dậy
? em học tập được gì về nghệ thuật biểu cảm từ tuỳ bút Mùa xuân của tôi .?
cảm xúc mãnh liệt 
chi tiết tinh tế 
lời văn giàu hình ảnh và nhịp điệu 
GV: gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
4. Dặn dò : về nhà làm bài tập SGK 
Tuần 17 : Bài 16,17
Tiết 65 : Luyện tập sử dụng từ
Tiết 66: Trả bài tập làm văn số 3
Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình
Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình ( tiếp)
Ngày soạn:......../....../ 200
Ngày dạy:......../....../ 200
Bài 15 . tiết 65
Luyện tập sử dụng từ 
 A / Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Ôn tập tổng hợp về từ thông qua một hệ thống bài tập thực hành 
Mở rộng vốn từ góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận.
Bồi dưỡng năng lực và hứng thú cho việc học Tiếng Việt nói riêng , môn ngữ văn nói chung 
 3. Về kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng về dùng từ , sửa lỗi dùng từ 
 B. Chuẩn bị: 
 - Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo ( sách GV, sgk) 
C/ Tiến trình bài dạy:
1/ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ :
 3/ Bài mới:
I/ Sử dụng từ Hán Việt :
GV: Muốn dùng từ Hán Việt chính xác ta phải hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt .
Cho hs xem lại bài ´Rằm tháng giêng” của HCM và hướng dẫn hs lần lượt gải nghĩa của các yếu tố Hán Việt 
Gợi ý : 
 1, Nguyên: Đầu tiên , bắt đầu, đứng đầu , chính .
I/ Sửa dụng thành ngữ :
ở bài thành ngữ chúng ta đã nói tới phương thức tổ chức ý nghĩa của thành ngữ . Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một trong các cách sử dụng vốn từ sau bằng cách làm bài tập .
GV: đưa bảng phụ cho hs làm sau đó nhận xét sửa chữa .
I/ Sửa lỗi dùng từ sai âm sai chính tả :
? xem bài chuẩn mực dùng từ đặt câu với mỗ từ trong các nhóm từ gần âm, gần nghĩa sau:
Hồi phục- quy phục – khôi phục 
Quóc sĩ – quốc hận – quốc lễ 
HS đặt câu sau đó giáo viên nhận xét cho điểm .
4, Dựn dò : 
 - về nàh làm các bài tập và ôn lại các bài thơ trữ tình đẫ học 
Tuần 17
Ngày dạy:......../....../ 200
Bài 15 . tiết 67,68
Ôn tập tác phẩm trữ tình 
 A / Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
HS bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của ca dao, thơ trữ tình .
Tích hợp với phần tiếng việt ở tiết Ôn tập tổng hợp , với phàn tập làm văn ở đề Kiểm tra tự luận , trong bài kiểm tra tổng hợp 
 3. Về kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng so sánh , hệ thống hoá , phương páhp tiếp cận , và phân tích một tác phẩm trữ tình 
 B. Chuẩn bị: 
 - các bảng biểu ôn tập 
C/ Tiến trình bài dạy:
1/ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ nhóm 
 3/ Bài mới:
GV: Gới thiệu tiến trình nội dung cần thiết cho một tiết ôn tập
I/ Nội dung: 
 Giáo viên treo bảng câm yêu cầu học sinhnêu tên tác giả của các tác phẩm trong bảng và gọi hs điền vào ô trống sau đó 
nhận xét :
Tên tác phẩm 
Tác giả
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ) 
Phò giá về kinh ( Tụng giá hoàn kinh sư) 
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
Bạn đến chơi nhà
Rằm tháng giêng
Cảnh khuya
Tiếng gà trưa
..........................................
.........................................
.........................................
...........................................
......................................
.......................................
........................................
..........................................
...........................................
? Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
( HS làm theo yêu cầu câu hỏi sau dó lên bảng điền vào . GV nhận xét sửa chữa)
Tên tác phẩm
Nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện
Rằm tháng giêng
Tình yêu thiên nhiên , lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan 
Qua đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ 
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình cảm quê hương trân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê 
Sông núi nước Nam
ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt giặc 
Tiếng gà trưa 
Tình cảm gia đình quê hương qua những tình cảm đẹp của tuổi thơ
Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh cao và sự giao hào tuyệt đối với thiên nhiên 
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng 
Cảnh khuya
Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu lặng và phong thái ung dung, lạc quan 
? Sắp xếp để tên tác phẩm ( hoặc đoạn trích ) khớp với thể thơ : 
Tên tác phẩm viết bằng chữ gì 
Tên thể thơ
Sau phút chia ly ( chữ Hán)
Trường đoản cú ( chữ Hán)
Song thất lục bát ( bản dịch chữ Nôm)
Qua đèo Ngang ( chữ Nôm)
Thất ngôn bát cú đường luật
Côn Sơn Ca( Chữ Hán)
Lục bát( bản dịch chữ Nôm) 
Tiếng gà trưa 
Thể thơ khác ngoài các loại trên ( 5 tiếng)
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
Ngũ ngôn tứ tuyệt( cả nguyên tác cả bản dịch thơ) 
Sông núi nước Nam ( Chữ Hán) 
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ( cả bản nguyên tác chữ Hán cả bản dịch thơ) 
II/ Luyện tập : 
 1, Thơ là gì 
 2, Văn xuôi là gì
3, Thơ trữ tình là gì
4, Thơ tự sự, truyện thơ là gì ? 
5, Văn xuôi trữ tình, tuỳ bút là gì 
6, Ca dao trữ tình là gì ? 
7, Tình cảm trong thơ biểu hiện theo những cách nào ?
HS làm bài sau đó giáo viên nhận xét .
4, Dặn dò : 
 - về nhà ôn tập phần Tiếng Việt 
 ----------------------------------------------------------------
Tuần 18 : Bài 16,17
Tiết 69 : Ôn tập Tiếng Việt
Tiết 70: Chương trình địa phương
Tiết 71,72: Kiểm tra học kì I
Tuần 18
Ngày soạn:......../....../ 200
Ngày dạy:......../....../ 200
Bài 16. tiết 69
ôn tập tiếng Việt 
Chương trình địa phương 
 A / Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Hệ thống hoá những kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I về từ ghép từ láy , đại từ, quan hệ từ 
 3. Về kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ , sử dụng từ để nói , viết ...
 B. Chuẩn bị: 
 - Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo ( sách GV, SGK) 
C/ Tiến trình bài dạy:
1/ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ :
 3/ Bài mới:
I/ Ôn tập từ phức :
? Từ phức là gì? 
Từ phức gồm hai tiếng trở lên kết hợp với nhau .
Ví dụ : xe đạp, xăng dầu
? Có mấy loại từ phức cho ví dụ ?
có hai loại là từ ghép và từ láy .
Ví dụ: 
Từ ghép : núi đồi , cá rô.
Từ láy: Lao xao, đìu hiu.
II/ Ôn tập đại từ : 
? Đại từ là gì ? ví dụ?
Đại từ là những từ dùng để chỉ sự vật , hoạt động tính chất , hoặc dùng để hỏi .
Ví dụ: nó, ấy, nọ, ai, đâu, gi, nào,...
? có mấy loại đại từ ? cho ví dụ? 
Có hai loại đại từ : đại từ để chỉ , đại từ để hỏi.
Ví dụ: 
Đại từ để chỉ: tôi, tao, tớ, bấy nhiêu, vậy, thế .
Đại từ dùng để hỏi: ai, gì, nào, bao nhiêu, mấy
III/ Ôn tập quan hệ từ : 
? quan hệ từ là gì ? cho ví dụ?
Quan hệ từ là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ , các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn , đoạn văn với đoạn văn trong bài 
Ví dụ: và , với , cùng, như, do, dù 
? Vai trò , tác dụng của quan hệ từ?
Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trong trong việc diễn đạt .
Nhờ có quan hệ từ mà lời nói , câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn , chính xác hơn ; giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp .
IV/ ôn tập từ Hán Việt :
? Căn cứ vào đâu để ta giải nghĩa tiếng Việt ?
Dựa vào ngữ cảnh .
Ví dụ : yếu tố lộ
Trong: Bách lộ song song phi hạ điền( Trần Nhân Tông) 
Dựa vào cách dịch nghĩa 
Dựa vào các cuốn sách tự học Hán Việt 
V/ Ôn tập từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa , từ đồng âm: 
 1, Lớp từ địa phương gồm: 
A, Từ ngữ miền Bắc.
A, Từ ngữ miền Trung
,A Từ ngữ miền Nam 
2, Lớp từ vực có quan hệ so sánh về ý nghĩa gồm : 
 - Giống nhau về ý nghĩa , khác nhau về vỏ ngữ âm : từ đồng nghĩa 
 - Khác nhau về ý nghĩa , khác nhau về vỏ ngữ âm : từ trái nghãi
 - Khác nhau về ý nghĩa , Giống nhau về vỏ ngữ âm : từ đồng âm 
VI/ ôn tập thành ngữ: 
? Thành ngữ là gì ? nêu ví dụ? 
 ? Đặc điểm về ý nghĩa của thành ngữ ? Nêu ví dụ ? 
HS trả lời ; giáo viên chốt
Biết sử dụng thành ngữ sẽ có lợi : câu văn ngắn gọn và có tính hình tượng , tính biểu cảm cao 
VII/ ôn tập về điệp ngữ và chơi chữ : 
Điệp ngữ là gì ? nêu ví dụ? 
Chơi chữ là gì ? nêu ví dụ? 
 ? Tác dụng của điệp ngữ và chơi chữ ? 
HS trả lời ; giáo viên chốt
Biết sử dụng điệp ngữ và chơ chữ một cách hợp lí sẽ làm cho câu văn câu thơ hàm súc , dí dỏm có duyên.
VII/ Luyện tập: 
Cho các nhóm từ đồng nghĩa sau: 
1. Độc ác, hung ác, tàn ác , ác , dữ, hung ...
2. ăn , chén , xực, bốc, hớp 
3. chênh vênh , chơi vơi , chon von,
 4, Diễn , biểu diễn, trình diễn, thao diễn.
5, đính , gài , gắn, khâu, cài
6, Đánh, phang, quật, phết, đập.
? Tìm nét nghĩa chung của mõi nhóm từ ?
? đặt câu với mỗ từ ?
GV: hướng dẫn HS tự làm 
4. Dăn dò : 
- Về nhà làm các bài tập SGK 
Tuần 18
Ngày dạy:......../....../ 200
Bài 17. tiết 70
ôn tập tiếng việt 
 A / Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Hệ thống hoá và củng cố kiến thức tiếng Việt đã học ở học kì I về từ đồng nghĩa từ trái nghĩa từ đồng âm .
ôn lại và củng cố những chuẩn mực về sử dụng từ 
Mở rộng vốn từ Hán Việt 
 3. Về kĩ năng:
- Sửa lỗi dùng từ 
 - Cảm thụ gái trị tu từ về từ 
 B. Chuẩn bị: 
 - Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo ( sách GV, SGK) 
C/ Tiến trình bài dạy:
1/ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ :
 3/ Bài mới:
I/ Mở rộng vốn từ đồng nghĩa :
ở bài 16 chúng ta đã ôn tập về từ đồng nghĩa một em hãy nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa ?
HS : nhắc lại kiến thức đã ôn ở tiết trước .
Bìa tập :
Cho biết nét nghĩa chung : 
Hoạt động – Của con người - Tác động A ( đối tượng) – làm cho A tình trạng B.
 Với nét nghĩa chung này chúng ta có nét nghĩa chung là : 
rung, lay, lắc, lung lạt, đẩy, xô 
 II/ Mở rộng vốn từ trái nghĩa: 
? Thế nào là từ trái nghĩa?
 - Khác nhau về ý nghĩa , khác nhau về vỏ ngữ âm : từ trái nghãi
GV bổ xung .
Các từ trái nghĩa thường tạo thành từng cặp như :
Tốt – xấu, nóng – lạnh, đen – trắng, to – nhỏ, cao- thấp, chìm – nổi 
Các từ trái nghĩa thường tạo thành các cặp , chuỗi như:
Thật, thật thà, ngay thẳng , trung thực, thẳng thắn,
Giả , giả dối, trí trá , gian dối, lươn lẹo.
III/ Mở rộng vốn từ đồng âm:
? thế nào là từ đồng âm?
Khác nhau về ý nghĩa , Giống nhau về vỏ ngữ âm : từ đồng âm
? Nhận xét về từ đồng âm qua ví dụ sau :
Các từ đồng âm thường tạo thành từng cặp như: 
 Trong ( trong ngoài ) – trong( trong đục), đá ( hòn đá ) - đá ( đá bóng ra sân) ; cuốc ( cái cuốc) – cuốc ( cuốc đất ) .
IV/ Mở rộng vốn từ Hán Việt:
Bạch : 
nghĩa là: trắng : bạch cầu , chuột bạch , bạch lạp, bạch lộ, bạch hầu , bạch dương, bạch định 
Nghĩa là : bày tỏ thái độ : bộc bạch, cáo bạch, biện bạch 
Dặn dò : 
Về nhà chuẩn bị tốt các phần ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docnguvan720092010.doc