Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 68, 69

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 68, 69

A Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Hệ thống hoá các kiến thức TV ở HKI:Cấu tạo từ ghép, từ láy; từ loại: đại từ, quan hệ từ; Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ; từ Hán Việt; các phép tu từ.

2. Kĩ năng: Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học, tìm thành ngữ theo yêu cầu.

3. Thái độ: Tự giác, tích cực.

BChuẩn bị: GV:Bảng phụ

 HS: Bảng phụ nhóm.

CTổ chức hoạt động:

HĐ1 Bài cũ:Kiểm tra khi ôn tập

HĐ2:Giới thiệu bài:

HĐ3: Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 68, 69", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:18
Tiết:68
Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT. 
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Hệ thống hoá các kiến thức TV ở HKI:Cấu tạo từ ghép, từ láy; từ loại: đại từ, quan hệ từ; Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ; từ Hán Việt; các phép tu từ.
2. Kĩ năng: Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học, tìm thành ngữ theo yêu cầu.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực.
BChuẩn bị:	GV:Bảng phụ
	HS: Bảng phụ nhóm.
CTổ chức hoạt động:
HĐ1 Bài cũ:Kiểm tra khi ôn tập
HĐ2:Giới thiệu bài:
HĐ3: Bài mới: 
Tổ chức hoạt động:
@MT:Cấu tạo từ ghép, từ láy; từ loại: đại từ, quan hệ từ; Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành ngữ; từ Hán Việt; các phép tu từ.
-KN: Nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ trên trong văn cảnh cụ thể.
*GV:Cho HS xem sơ đồ(SGK/183)
-HS:vẽ vào vở
-Cho ví dụ
H:Thế nào là từ ghép đẳng lập?Ghép chính phụ?
H:THế nào là từ láy toàn bộ, láy bộ phận?
H:Thế nào là đại từ?
*HS:Vẽ sơ đồ đại từ vào vở. Cho ví dụ. ( các bài thơ đã học)
*Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ. 
H:Quan hệ từ là gì?
H: Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt là gì?Trật từ các yếu tố trong từ ghép Hán Việt có gì khác so với trật tự các yếu tố trong từ thuần Việt?
*Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học:
-
H:Thế nào là từ đồng nghĩa?Từ đồng nghĩa có mấy loại?Tại sao lại có hiện tượng từ đồng nghĩa?
-Có hiện tượng từ đồng nghĩa là do từ địa phương, từ mượn
H:Thế nào là từ trái nghĩa ?
Tìm các từ trái nghĩa trong các bài thơ đã học.
H:Thế nào là từ đồng âm ?Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. 
H:Thế nào là thành ngữ?Thành ngữ có thể giữ chức vụ gì trong câu?
Tìm các bài thơ đã học có sử dụng thành ngữ.
H:Thế nào là điệp ngữ?Có mấy dạng điệp ngữ?
H:Thế nào là chơi chữ?Có mấy cách chơi chữ? Cho ví dụ. 
Tìm điệp ngữ trong các bài thơ đã học.
HĐ3:Luyện tập:
@MT:Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học, tìm thành ngữ theo yêu cầu.
-HS: kẻ sơ đồ từ phức, đại từ vào vở.
-HS: lên bảng làm bài tập
-Sửa sai.
Nội dung:
A.Hệ thống hoá kiến thức:
I/Từ phức:
-Từ ghép:
+Từ ghép đẳng lập:Bàn ghế, cây cối, thầy cô. . . 
+Ghép chính phụ:Cây bàng, bút chì, ghế đẩu. . . 
-Từ láy:
+Láy toàn bộ: Đo đỏ, tim tím, ầm ầm. . . 
+Láy bộ phận: đủng đỉnh, bấp bênh. . . 
II/ Từ loại:
1.Đại từ:
-Đại từ để trỏ:
+Trỏ người, sự vật
+Trỏ số lượng
+Trỏ hoạt động, tính chất
-Đại từ để hỏi:
+Hỏi người, sự vật
+Hỏi số lượng
+Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc
2.Quan hệ từ:qht là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả. 
Danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ
Ý nghĩa
biểu thị người, sự vật, tính chất, hoạt động
biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có thể làm thành phần cụm từ, câu
Liên kết các thành phần của cụm từ câu
III.Từ Hán Việt:
Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã học:
Bạch :trắng;bán :nữa;cô:một mình;cư: ở;cửu:chín;dạ: đêm; đại :lớn; điền:ruộng;hà:sông;hồi:quay lại;hữu :có;hậu:sau;lực:sức;mộc :cây;nguyệt :trăng;nhật:ngày, mặt trời. 
V/Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm:
Từ đồng nghĩa:là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 
-Từ đồng nghĩa hoàn toàn. 
-Từ đồng nghĩa khác nhau về sắc thái. 
Từ trái nghĩa:là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. 
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
Bé-nhỏ
lớn-to
Thắng-hơn
Bại –thua
Chăm chỉ-siêng năng
Lười biếng
Từ đồng âm:là những từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa hoàn toàn khác xa nhau. 
Má(mẹ-gò má-rau má)
IV/Thành ngữ:là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
-Bách chiến bách thắng:trăm trận đánh trăm thắng. 
-Bán tín bán nghi:nửa tin nửa ngờ
-Kim chi ngọc diệp:cành vàng lá ngọc. 
-khẩu phật tâm xà:miệng nam mô bụng bồ dao găm
V/Các phép tu từ:
-Điệp ngữ:
VD: VB Tiếng gà trưa, Cảnh khuya.
-Chơi chữ:
VD: Qua đèo Ngang.
B. Luyện tập:
BT7/ Thay những từ in đậm bằng thành ngữ:
-đồng không mông quạnh
-còn nước còn tát
-con dại cái mang
-giàu nứt đố đổ vách. 
BT3. ZTìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ:
-Bé-Nhỏ >< lớn
-Thắng- hơn >< thua
-chăm chỉ- cần cù >< lười biếng
Bt6/ Tìm thành ngữ thuần Việt Đồng nghĩa:
-Bách chién bách thắng-trăm trận trăm thắng
Bán tín bán nghi- Nửa tin nửa ngờ
-Kim chi ngọc diệp-cành vàng lá ngọc
-Khẩu phật tâm xà-miệng năm mô bụng bồ dao găm
HĐ5:Hướng dẫn tự học
-Học kĩ các nội dung đã ôn tập. 
-Xem lại tất cả các bài tập đã làm
-khảo sát các nội dung trên trên các văn bản đã học. . 
@ RKN:
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT7
Từ ghép:
-Từ ghép chính phụ: xanh ngắt, thơm ngát.
-Từ ghép đẳng lập: tóc tai, bàn ghế
Từ láy:
-Từ láy toàn bộ: thăm thẳm, bần bật
-Từ láy bộ phần: lom khom, lác đác
Đại từ: 
Để trỏ:
+ Trỏ người, vật: Bác đến chơi đây ta với ta
+ Trỏ số lượng: Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
+ Trỏ hoạt động tính chất: Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên...
Để Hỏi:
+ Người, vật: Ai làm cho bể kia đầy
+ Hỏi hoạt động, tính chất: Buổi học thế nào?
+ Hỏi số lượng: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Quan hệ từ: dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so ssánh, nhân quả ... gĩưa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
VD: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữu tấm lòng son.
Từ ghép Hán Việt:
-Chính phụ: quốc kì, thiên thư, kim âu
-Đẳng lập: xã tắc, sơn hà, giang sơn.
Từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Rọi- chiếu
Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Khi đi trẻ lúc về già
-Ngẩng- cúi
Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa thì khác xa nhau không liên quan gì đến nhau.
VD: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
	Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý gnhĩa hoàn chỉnh.
-Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ ( chức năng gíông thực từ)
-Bảy nổi ba chìm với nước non
-Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng cách lặp lại một từ ngữ ( hoặc một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ đựơc lặp lại gọi là điệp ngữ.
VD: Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
	Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Chơi chữ: Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn thêm hấp dẫn và thú vị.
Dặn dò: - Ôn lại lí thuyết
-Xem lại tất cả bài tập phần luyện tập.
Tiết:69
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG:
CA DAO QUẢNG NAM VỀ TÌNH BẠN
NS:
NG:
A Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Cảm nhận được tình bạn đậm đà của của người dân đất Quảng.
-Hiểu được sự lặp lại mang tính truyền thống trong ca dao.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản mang tính địa phương. Phát hiện ra những tín hiệu địa phương thể hiện trong văn bản.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
B Chuẩn bị:	-GV: Bảng phụ.
-HS: Sưu tầm ca dao Quảng Nam về tình bạn.Chép hai bài ca dao,phân tích.
C Tổ chức hoạt động:
HĐ1:Giới thiệu bài:Ca dao chính là tình cảm, là tiếng nói của những tâm hồn.Ca dao Quảng Nam là tiếng nói tâm hồn của người dân xứ Quảng.
HĐ2: Bài mới:
Tổ chức hoạt động:
@ MT: Đọc các bài ca dao, nắm vài chú thích cần thiết.
-GV: Treo bảng phụ. Có hai bài ca dao
-GV: Hướng dẫn đọc.
-Đọc các chú thích.
@ MT: Đọc hiểu văn bản, nắm nội dung, nghệ thuật và tình cảm thể hiện trong hai bài ca dao:
-Đọc bài 1
Chiều chiều chim cuốc kêu la
Bạn ơi, ớ bạn dứt ngãi ta sao đành
-Giải nghĩa từ: Chim cuốc, ngãi
-Ớ:lời gọi ( từ địa phương)
H: Bài thơ mở đầu bằng mô típ chiều chiều,mô típ này em đã bắt gặp trong bài ca dao nào? Chỉ ra cái hay của việc sử dụng mô típ này?
-Chiều chiều ra đứng ngõ sau
-Chiều chiều chim vịt kêu chiều
=> thường gợi buồn.Đây là mô típ rất quen thuộc, mang đặc trưng của thi pháp ca dao.
H: Những từ ngữ nào cho ta nhận ra dấu hiệu đây là bài ca dao xứ Quảng?
-Kêu la
-ớ bạn
H: Nêu nội dung của bài ca cao!
Đọc bài ca dao 2
-Chiều chiều mang giỏ hái dâu
 Ghé thăm bạn cũ nhức đầu bớt chưa
H: So sánh sự giống nhau và khác nhau về n
HĐ3: Tổng kết:
H: Qua hai bài ca dao em cảm nhận được điều gì?
H: Khái quát về nghệ thuật thường gặp trong ca dao
HĐ4: Luyện tập:
-HS: Trình bày phần sưu tầm.
Nội dung:
I/ Tìm hiểu chung:
-Quốc: tên của chim Đôc Quyên. Gắn vưói sự tích Vua Thục.
-Ngãi: nghĩa.
II/Đọc –hiểu văn bản:
1/Giống nhau:
*Nghệ thuật:
-Cả hai bài ca dao đều sáng tác bằng thể thơ lục bát, đều mở đầu bằng mô típ chiều chiều
* Nội dung:
Đều là tiếng nói tâm hồn bộc trực,chân chất,thể hiện tình bạn đậm dà, da diết của người dân xứ Quảng.
2/ Khác nhau:
Nghệ thuật:
-Bài 1: gắn với thể hứng: mượn âm thanh để giãi bày tình cảm
-Bài 2: gắn với thể phú: dùng hành động để phô diễn tình cảm.
* Nội dung:
-Bài 1: tình cảm hướng tới đối tượng với hàm ‎ trách móc, thương nhớ.
-Bài 2: Giãi bày đơn thuần là tình cảm yêu thương,gắn bó,thăm hỏi nhau khi bệnh hoạn.
III Tổng kết: 
Ý nghĩa:Ca dao Quảng Nam là tiếng nói tâm hồn của người dân Quảng Nam.Qua bài ca dao ta cảm nhận được tình nghĩa bạn bè sâu sắc của người dân xứ Quảng
Nghệ thuật:
-Thể thơ lục bát, đều mở đầu bằng mô típ chiều chiềuà quen thuộc.
V/ Luyện tập: Sưu tầm các bài ca dao khác nói về tình bạn.
EDặn dò:-Chuẩn bị bài mới trong chương trình học kì hai.Soạn bài:Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.Chuẩn bị bài :chương trình địa phương (TT): Các bài ca dao về quê hương QN.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc