Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Tơ - Tiết 36: Bài dạy: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường  THCS TT  Ba Tơ - Tiết 36: Bài dạy: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Gv cần giúp hs đạt được :

 - Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm

 - Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

C. Phương pháp dạy học :

 - Vấn đáp - Giảng giải .

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

 I. Ổn định tổ chức : (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)

 Kiểm tra sự chuẩn bị của hs .

 III. Bài mới :

 1) Giới thiệu bài : (1’)

 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS TT Ba Tơ - Tiết 36: Bài dạy: Cách lập ý của bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy : 
Tiết 36 :
 Bài dạy : CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Gv cần giúp hs đạt được :
	- Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm .
	- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’)
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	 Kiểm tra sự chuẩn bị của hs .
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’)
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
7’
6’
6’
6’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs lập thường gặp của bài văn biểu cảm :
Gọi hs đọc 
F Cây tre đã gắn bó với đời sống của con người Việt Nam bởi những công dụng của nó như thế nào ?
F Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi dậy cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre ? 
Gv : Bài viết này vào năm 1955, tác giả mới chỉ nghĩ đến xi măng , sắt thép chứ chưa nghĩ đến đồ nhựa . Cho dù có đồ nhựa nữa, công dụng của cây tre trong tương lai vẫn nhiều hơn tác giả đã nghĩ : Chiếu tre, tăm tre, hàng mỹ nghệ bằng tre, hàng may tre đan có giá trị trên thị trường quốc tế .
F Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào ?
- Gọi hs đọc 
F Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào ?
F Việc hồi tưởng quá khức đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ?
- Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi tìm hiểu đoạn văn về cô giáo .
- Gọi hs đọc .
F Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo ?
F Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo , người viết đã làm như thế nào ?
F Vậy việc tác giả tưởng tượng ra một tình huống (sau này là như vậy) có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả ?
- Gọi hs đọc đoạn văn .
F Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “u tôi” ?
F Hình dáng và nét mặt về “u tôi” được miêu tả như thế nào ?
F Qua đoạn văn em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ 
- Gv nhấn mạnh lại .
- Đọc 
- Tre dùng để làm nhà , làm giường , dùng làm các vật dụng của nhà nông , dùng làm gậy, gộc, chông, tên để đánh giặc , bóng tre ru mát tuổi thơ .
- Cho dù ngày may sắt thép, xi măng có nhiều thêm nhưng tre vẫn còn mãi mãi : Tre sẽ còn mãi mãi với dân tộc VN , vui hạnh phúc hoà bình , tre mang khúc nhạc tâm tình, tre làm cổng chào, đu tre bay bổng , sáo diều tre bay cao .
- Gợi nhắc quan hệ với sự vật , liên hệ với tương lai là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật .
- Đọc 
- Tác giả đã say mê con gà đất bởi đó là một chú trống oai vệ với một chiếc kèn lá hơi rất lạ . Cứ mỗi sáng nhân vật “tôi” mang gà ra đứng ở thềm để hoá thân làm gà gáy báo buổi sớm mai , được thấy mình như một nghệ sĩ thổi kèn .
- Những đồ chơi bị hỏng gợi nỗi nhớ tiết , để lại những ấn tượng tuổi thơ đọng mãi giống như một linh hồn .
- Đọc 
- Những kỉ niệm được nhớ lại và nhớ mãi : Cô ở giữa đàn em nhỏ ; nghe tiếng cô giảng bài ; cô theo dõi lớp học ; cô thất vọng khi một em cầm bút sai ; cô lo cho hs ; vui sướng khi hs có kết quả xuất sắc 
- Người viết giả định một tình huống : sau này (tương lai) sẽ nhớ lại những kỉ niệm của ngày hôm nay, ngày hôm qua (sau này,  em sẽ tưởng chừng  em sẽ nhớ lại )
- Gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một con người .
- Đọc 
- Khuôn mặt, hình dáng của “u tôi” .
- Cái bóng đen đủi 
- Để khắc hoạ hình ảnh và nêu nhận xét của mình đối với người đó .
- Đọc 
- Hs ghi nhớ kiến thức 
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm :
 1) Liên hệ hiện tại với tương lai :
 a) Đọc đoạn văn : “Các em .dân tộc VN”(Trích cây tre VN - Thép mới)
 b) Nhận xét : 
- Tre luôn gắn bó với con người VN .
- Cho dù ngày may sắt thép, xi măng có nhiều thêm nhưng tre vẫn còn mãi .
=> Gợi nhắc quan hệ với sự vật , liên hệ với tương lai là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật .
 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại :
 a) Đọc đoạn văn : “Trong  linh hồn” sgk tr 118 .
 b) Nhận xét :
- Những đồ chơi bị hỏng gợi nỗi nhớ tiết , để lại những ấn tượng tuổi thơ đọng mãi giống như một linh hồn .
 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước :
a) Đọc “Cô vừa đi  yêu quý của em” sgk tr 119 
b) Nhận xét :
- Người viết tưởng tượng về một tình hưống ở tương lai à gợi lại những kỉ niệm nhớ lại và nhớ mãi về cô giáo .
=> Gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một con người .
 4. Quan sát, suy ngẫm :
 a) Đọc : “U tôi  không hay” sgk tr121.
 b) Nhận xét : 
 - Nhà thơ đã gợi tả bóng dáng u và khuôn mặt u đã già với tất cả lòng thương cảm và hối hận mình đã thờ ơ, vô tình với u .
=> Khắc hoạ hình ảnh con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó .
* ghi nhớ : sgk tr 121 
10’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập :
( Tuỳ thời gian Gv hướng dẫn cho hs làm bài ở lớp hoặc hướng dẫn cho hs về nhà làm .
F Dựa vào phần gợi ý về cách lập ý của đề văn , em hãy lập thành dàn bài cho đề văn ? 
- Hs lắng nghe Gv hướng dẫn .
- Hs tiến hành lập dàn ý .
II. Luyện tập :
 Bài tập 1 : Cho đề cảm xúc về vườn nhà .
 * Tìm hiểu đề :
 * Tìm ý cho bài văn :
 * Lập dàn bài :
 - Mở bài : Giới thiệu đối với vườn và tình cảm đối với vườn nhà .
 - Thân bài : Miêu tả vườn, lai lịch vườn .
 + Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình .
 + Vườn và lao động của cha mẹ .
 + Vườn qua bốn mùa .
 - Kết bài : Cảm xúc về vườn nhà .
 3) Củng cố : (2’)
	 Gv nhấn mạnh lại nội dung phần ghi nhớ sgk tr 121 .
 4) Đánh giá tiết học : (1’)
 5) Dặn dò : (1’)
	 - Học bài 
	- Lập dàn ý cho tất cả các đề văn sgk tr 121 phần luyện tập .
	- Xem trước và soạn bài :
+ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
	+ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36.doc