Giáo án môn Tin học 7 bài 4 và bài thực hành 4

Giáo án môn Tin học 7 bài 4 và bài thực hành 4

Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN

I. Mục đích, yêu cầu:

- Kiến thức: Khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, biết một số hàm và cách sử dụng chúng trong chương trình bảng tính

- Kỉ năng: HS biết cách sử dụng một số hàm có sẵn trong chương trình bảng tính để giải quyết một số bài toán trong thực tế

- Thái độ: Nhận thức được việc sử dụng hàm để tính toán các công thức phức tạp sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc sử dụng công thức

II. Chuẩn bị:

 GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy, đồ dùng dạy học

 HS: Xem bài trứơc, đồ dùng học tập

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 1099Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 bài 4 và bài thực hành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 7
GV: Nguyễn Thanh Dương
TUẦN 10
Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
Ngày soạn: 22/10/2010 Ngày dạy: 23/10/2010 Tiết: 19
I. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, biết một số hàm và cách sử dụng chúng trong chương trình bảng tính
Kỉ năng: HS biết cách sử dụng một số hàm có sẵn trong chương trình bảng tính để giải quyết một số bài toán trong thực tế
Thái độ: Nhận thức được việc sử dụng hàm để tính toán các công thức phức tạp sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc sử dụng công thức
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy, đồ dùng dạy học
HS: Xem bài trứơc, đồ dùng học tập
III. Quy trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Giữ trật tự.
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hàm trong bảng tính
-GV: Giới thiệu công dụng của hàm
-HS: Chú ý lắng nghe
-GV: Muốn tính trung bình cộng của 2 số ta tính như thế nào ?
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét
-GV: Giới thiệu hàm AVERAGE giúp em tính trung bình công một cách nhanh chống
-GV: Ví dụ: Tính trung bình công 3 số 3,10,2. Ta sử dụng hàm
 =AVERAGE(3,10,2)
-HS: Chú ý quan sát
-GV: Ví dụ = AVERAGE(A1,A5)
-HS: Chú ý quan sát
GV: đặt vấn đề: Một học sinh trong năm học ghi lại tất cả các điểm của mình để theo dõi. Đến cuối năm học, bạn muốn tính điểm trung bình của mình để xem mình có đạt danh hiệu học sinh giỏi như mục tiên đầu năm của mình hay không?
GV: em nào có thể giúp bạn đưa ra công thức tính điểm?
GV: nhận xét câu trả lời của HS
GV: như vậy, nhờ những kiến thức đã học ở bài 3, các em có thể giúp bạn tính điểm trung bình bằng hai cách: sử dụng công thức không chứa địa chỉ, cách hai là sử dụng công thức có địa chỉ của ô. 
GV: trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá ra thêm một cách khác để giúp bạn trong việc tính điểm trung bình. Đó là cách sử dụng hàm?
GV: Chương trình bảng tính hỗ trợ một số công thức được định nghĩa từ trước để giải quyết vấn đề trên, giúp cho việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn, chúng được gọi là các hàm.
GV: vậy thế nào là hàm?
GV: nhận xét câu trả lời cũa HS và tổng kết lại: hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
GV: lấy ví dụ
GV: vậy hàm sẽ được sử dụng trong địa chỉ ô như thế nào?
GV: nhận xét và tổng kết câu trả lời của HS 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng hàm
-GV: Khi sử dụng hàm em cần nhập hàm đó vào ô tính giống như cách nhập công thức
-HS: Chú ý lắng nghe
-GV: Cho hs nhắc lại cách nhập công thức
-HS: Trả lời
-GV: Cho hs quan sát hình 28 sgk và giải thích
-HS: Chú ý lắng nghe
- GV: Kết luận
GV: cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính cũng giống như cách sử dụng công thức trong chương trình bảng tính. 
GV: yêu cầu HS nhắc lại các bước nhập công thức vào ô tính
GV: tương tự để nhập hàm vào một ô tính ta làm theo bốn bước sau: chọn ô cần nhập hàm, gõ dấu bằng, gõ hàm theo đúng cú pháp của nó, nhấn Enter.
GV: lấy VD yêu cầu HS quan sát
GV: công thức tính điểm trung bình của bạn ?
GV: em có nhận xét gì về công thức tính điểm trung bình nếu số môn học rất nhiều?
GV: lúc này cách tính toán bằng việc sử dụng hàm sẽ khắc phục được vấn đề trên vì hàm cho phép chúng ta có thể sử dụng địa chỉ các khối trong công thức.
GV: lấy ví dụ
GV: ưu điểm của việc sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính?
1. Hàm trong chương trình bảng tính
- Hàm được định nghĩa từ trước
-Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể
- Hàm có sẳn trong chương trình bảng tính giúp việc tính toán dễ dàng, nhanh chống hơn
- Hàm là công thức được định nghĩa từ trước.
- Tác dụng của các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính: SGK
VD1: Tính trung bình cộng của ba số :
C1: =( 4+5+ 6)/3
C2: = AVERAGE(4, 5,6)
VD2: Tính trung bình cộng của haisố trong các ô B1, B2: = AVERAGE(B1,B2)
2. Cách sử dụng hàm:
Để nhập hàm vào một ô, ta chọn ô cần nhập, gõ dẫu =, sau đó gõ hàm theo đúng cú pháp của nó và nhấn Enter 
Củng cố:
Thế nào là hàm trong chương trình bảng tính
Cách nhập hàm
Dặn dò:
Về xem lại bài học
Chuẩn bị trước phần còn lại của bài
IV. Rút kinh nghiệm:
Khối 7
GV: Nguyễn Thanh Dương
TUẦN 10
Bài 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN
Ngày soạn: 22/10/2010 Ngày dạy: 23/10/2010 Tiết: 20
I. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, biết một số hàm và cách sử dụng chúng trong chương trình bảng tính
Kỉ năng: HS biết cách sử dụng một số hàm có sẵn trong chương trình bảng tính để giải quyết một số bài toán trong thực tế
Thái độ: Nhận thức được việc sử dụng hàm để tính toán các công thức phức tạp sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc sử dụng công thức 
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy, đồ dùng dạy học
HS: Xem bài trứơc, đồ dùng học tập
III. Quy trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Giữ trật tự.
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (TT)
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính
-GV: Giới thiệu hàm tính tổng
-HS: Chú ý lắng nghe
-GV: Cho ví dụ: Tổng 3 số 15,24,45 có thể tính bằng cách nào
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét
-GV: Cho ví dụ 2: Gỉa sử trong ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27. Khi đó ta thực hiện như thế nào ?
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét
-GV: Giới thiệu hàm tính trung bình cộng
-HS: Chú ý lắng nghe
-GV: Ví dụ tính trung bình cộng 3 số 15,24,45 thì thực hiện như thế nào ?
-HS: Trả lời
-GV: Nhận xét
-GV: Giới thiệu hàm Max
-HS: Chú ý quan sát
-GV: Lấy ví dụ 1 và ví dụ 2 minh hoạ
-HS: Chú ý quan sát
-GV: Cho hs lên bảng làm bài
-HS: Thực hiện
-GV: Nhận xét
-GV: Giới thiệu hàm Min
-HS: Chú ý lắng nghe
- GV: Lấy vd1 và vd2 minh hoạ
-HS: Quan sát
-GV: Giải thích
-HS: Chú ý lắng nghe
GV: do sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính có nhiều ưu điểm như thế nên sau đây cô sẽ giới thiệu một số hàm thông dụng để giúp cho việc tính toán của các em dễ dàng và nhanh chóng hơn.
GV: giới thiệu hàm tính tổng
GV: giúp ích cho các em rất nhiều trong nhu cầu tính tổng các dữ liệu
GV: Hàm SUM được nhập vào ô tính như sau = SUM(a,b,c,) trong đó các biến a, b, c,.. đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến là không hạn chế. 
GV: lấy ví dụ: sử dụng hàm SUM theo ba cách: sử dụng biến là các số, địa chỉ các ô, địa chỉ khối ô
GV: giới thiệu thêm: ngoài ba cách với các loại biến là các số, địa chỉ ô, địa chỉ các khối ô, chúng ta còn có thể nhập hàm với các biến là sự kết hợp giữa các số và địa chỉ ô
GV: yêu cầu HS nhắc lại dạng tổng quát của hàm SUM
GV: giới thiệu a, b, c là các biến. Giá trị của biến có thể thay đổi trong trường hợp khác nhau. Biến là đại lượng mà giá trị có thể thay đổi được.
GV: lấy ví dụ minh hoạ
GV: chương trình bảng tính còn hỗ trợ sẵn hàm tính trung bình cộng của một dãy số là hàm AVERAGE
GV: hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: =AVERAGE(a,b,c)
GV: Nếu nhập =AVERAGE(3,5,7) thì kết quả là bao nhiêu? Hàm trên tương đương với phép tính nào? 
GV: Tương tự như hàm Sum, hàm AVERAGE cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
GV: Chương trình bảng tính đã hỗ trợ sẵnmột hàm xác định giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất đó là hàm MIN, MAX
GV: giới thiệu công thức tổng quát của hai hàm 
GV: lấy một vài ví dụ minh hoạ
*Một số hàm trong chương trình bảng tính
Hàm tính tổng
- Hàm tính tổng của một dãy số có tên gọi SUM
-Cú pháp: =SUM(a,b,c)
Trong đó các biến a,b,c,là các số hay địa chỉ ô tính.
VD: =SUM(15,24,45)
Hàm tính trung bình cộng
-Hàm tính trung bình cộng có tên là AVERAGE
-Cú pháp: 
=AVERAGE(a,b,c,)
Trong đó các biến a,b,c là các số hay địa chỉ ô tính
VD: =AVERAGE(15,24,45)
Hàm xác định giá trị lớn nhất
- Hàm xác định giá trị lớn nhất tên là MAX
-Cú pháp: =MAX(a,b,c,)
VD: =MAX(12,13,45)
Hàm xác định giá trị nhỏ nhất
-Hàm xác định giá trị nhỏ nhất có tên gọi MIN
-Cú pháp: =MIN(a,b,c,)
VD: =MIN(2,3,12)
1. Hàm tính tổng (SUM): 
- Hàm Sum được nhập vào ô tính: = SUM(a,b,c...)
Trong đó các biến a, b, c ... đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính.
-VD1: =SUM(15.24.45)-> 84
- VD2: =SUM(A2, B5)
=SUM(A2, B5,10)
- VD3: =SUM(A2:A5,B1) = A2 + A3 + A4 + A5 + B1
2. Hàm tính trung bình cộng (AVERAGE)
- Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính: 
= AVERAGE(a,b,c)
VD: SGK trang 30
3. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (MIN)
Hàm MIN được nhập vào ô tính: =MIN(a,b,c,)
VD: SGK trang 30
4. Hàm xác định giá trị lớn nhất (MAX)
Hàm MAX được nhập vào ô tính: =MAX(a,b,c,)
VD: SGK trang 30
Củng cố:
Nắm được tên hàm và cú pháp của hàm
Dặn dò:
Xem lại nội dung bài học và chuẩn bị bài thực hành 4
IV. Rút kinh nghiệm:
Khối 7
GV: Nguyễn Thanh Dương
TUẦN 11
BTH 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
Ngày soạn: 29/10/2010 Ngày dạy: 30/10/2010 Tiết: 21
I. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các hàm
Kỉ năng: HS biết cách nhập và sử dụng hm trên trang tính 
Thái độ: HS có kĩ năng sử dụng các hm trong Excel một cách linh hoạt
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy, đồ dùng dạy học
HS: Xem bài trứơc, đồ dùng học tập
III. Quy trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Giữ trật tự.
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
GV: nêu câu hỏi:
Hãy nêu các bước nhập hm?
Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định
Hãy nêu ích lợi của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong hm?
HS: trả lời câu hỏi:
1) Các bước nhập hm:
- Chọn ô cần nhập công thức
- Gõ dấu "="
- Nhập hàm
- Nhấn Enter
2) Nháy chọn ô tính. Nếu ô tính chứa dữ liệu thì nội dung trong ô tính và trên thanh công thức giống nhau; nếu ô tính chứa công thức thù thành công thức hiển thị công thức, còn ô tính hiển thị kết quả. 
3) Cập nhập tự động kết quả tính toán.
Bài mới: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tạo trang tính và sử dụng công thức
-GV: Giới thiệu nội dung thực hành
-HS: Chú ý lắng nghe
-GV: Hướng dẫn hs cách thực hành bài tập 1 sgk
-HS: Chú ý lắng nghe
-GV: Cho hs thực hành
-HS: Thực hành
-GV: Quan sát và hướng dẫn
-GV: Hướng dẫn bài thực hành 2 sgk
-HS: Chú ý lắng nghe
-GV: Cho hs thực hành
-HS: Thực hành
-GV: Quan sát và hướng dẫn
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức.
 - Khởi động chương trình bảng tính Excel và mở bảng tính có tên Danh sach lop em đã được lưu trong bài thực hành 1.
a) Nhập điểm thi các môn của lớp em như hình 30 SGK trang 34.
b) Sử dụng công thức thích hợp để tính đểm trung bình của các bạn lớp em trong cột Điểm trung bình.
c)Tính điểm trung bình của cả lớp và ghi vào ô dưới cùng của cột điểm trung bình.
d)Lưu bảng tính với tên Bang diem lop em
HS lắng nghe
- Start ® All Program® - Microsoft Excel ® File® Open ® chọn bảng tính có tên Danh sach lop em ® Open.
-HS tự nhập
- Ô F3 nhập công thức:
=(C3+D3+E3)/3
Tương tự nhập công thức cho các ô F4 đến F15.
- Ô F16 nhập công thức:
=Average(F3:F15)
- File® Save
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2/ 35
 Mở bảng tính So theo doi the luc đã được lưu trong BT4 của BTH2 và tính chiều cao trung bình, cân nặng trung bình của các bạn trong lớp em. 
- Start ® All Program® Microsoft Excel ® File® Open ® chọn bảng tính có tên So theo doi the luc ® Open.
- Ô D15 nhập công thức:
=Average(D3:D14)
- Ô E15 nhập công thức:
=Average(E3:E14)
- File® Save
Lưu trang tính sau khi đã thực hiện các tính toán theo yêu cầu
@ Bài tập 1: Lập trang tính và sử dụng công thức(sgk/34)
Start ® All Program® - Microsoft Excel ® File® Open ® chọn bảng tính có tên Danh sach lop em ® Open.
- Ô F3 nhập công thức:
=(C3+D3+E3)/3
Tương tự nhập công thức cho các ô F4 đến F15.
- Ô F16 nhập công thức:
=Average(F3:F15)
- File® Save
- Start ® All Program® Microsoft Excel ® File® Open ® chọn bảng tính có tên So theo doi the luc ® Open.
- Ô D15 nhập công thức:
=Average(D3:D14)
- Ô E15 nhập công thức:
=Average(E3:E14)
- File® Save
@Bài tập 2: (sgk/35)
- Start ® All Program® Microsoft Excel ® File® Open ® chọn bảng tính có tên So theo doi the luc ® Open.
- Ô D15 nhập công thức:
=Average(D3:D14)
- Ô E15 nhập công thức:
=Average(E3:E14)
- File® Save
Củng cố:
Thái độ của học sinh khi thực hành
Đánh giá kết quả đạt được
Khuyến khích và động viên học sinh
Dặn dò:
Xem lại nội dung bài thực hành
Chuẩn bị trước phần còn lại của bài
IV. Rút kinh nghiệm:
Khối 7
GV: Nguyễn Thanh Dương
TUẦN 11
BTH 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
Ngày soạn: 29/10/2010 Ngày dạy: 30/10/2010 Tiết: 22
I. Mục đích, yêu cầu:
Kiến thức: Các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các hàm
Kỉ năng: HS biết cách nhập và sử dụng hm trên trang tính 
Thái độ: HS có kĩ năng sử dụng các hm trong Excel một cách linh hoạt
II. Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu nội dung bài dạy, đồ dùng dạy học
HS: Xem bài trứơc, đồ dùng học tập
III. Quy trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Giữ trật tự.
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM(tt)
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Bổ sung
+ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3/ 35: Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN.
a) Hãy sử dụng hàm thích hợp để tính lại các kết quả đã tính trong BT1 và so sánh với cách tính bằng công thức.
b) Sử dụng hàm Averege để tính điểm trung bình từng môn học của cả lớp trong dòng Điểm trung bình.
c) Hãy sử dụng hàm Max, Min để xác định điểm trung bình cao nhất và điểm trung bình thấp nhất
HS lắng nghe
=Averege(C3:E3)
-Ô C16 nhập công thức:
=Averege(C3:C15)
-Ô D16 nhập công thức:
=Averege(D3:D15)
-Ô E16 nhập công thức:
=Averege(E3:E15)
-Ô F17 nhập công thức:
=Max(F3:F15)
-Ô F18 nhập công thức:
=Min(F3:F15)
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 4/35: Lập trang tính và sử dụng
Hãy lập trang tính và sử dụng hàm thích hợp dể tính tổng giá trị sản xuất vùng đó theo từng năm vào cột bên phải và tính giá trị sản xuất trung bình trong 6 năm theo từng ngành sản xuất. Lưu bảng tính với tên Giá trị sản xuất
* Tổng giá trị sản xuất vùng đó theo từng năm 
-Ô E4 nhập công thức:
=Sum(B4:D4)
Tương tự nhập công thức cho các ô E5 đến E9.
GV: yêu cầu HS mở trang tính mới và nhập dữ liệu như hình 30 SGK trang 34
GV: gọi HS lên bảng nhập các công thức vào các ô tính tương ứng như trong bảng trang 26 SGK
GV: quan sát HS thực hành và rút ra nhận xét thông qua bài thực hành của các nhóm
GV: yêu cầu HS xem trước hai bài tập còn lại chuẩn bị trước cho tiết sau thực hành.
* Giá trị sản xuất trung bình trong 6 năm theo từng ngành sản xuất 
-Ô B10 nhập công thức:
=Average (B4:B9)
Tương tự nhập công thức cho các ô C10, D10
=Averege(C3:E3)
-Ô C16 nhập công thức:
=Averege(C3:C15)
-Ô D16 nhập công thức:
=Averege(D3:D15)
-Ô E16 nhập công thức:
=Averege(E3:E15)
-Ô F17 nhập công thức:
=Max(F3:F15)
-Ô F18 nhập công thức:
=Min(F3:F15)
* Tổng giá trị sản xuất vùng đó theo từng năm 
-Ô E4 nhập công thức:
=Sum(B4:D4)
Tương tự nhập công thức cho các ô E5 đến E9.
* Giá trị sản xuất trung bình trong 6 năm theo từng ngành sản xuất 
-Ô B10 nhập công thức:
=Average (B4:B9)
Tương tự nhập công thức cho các ô C10, D10
Củng cố:
Thái độ của học sinh khi thực hành
Đánh giá kết quả đạt được
Khuyến khích và động viên học sinh
Dặn dò:
Xem lại nội dung bài thực hành
Chuẩn bị trước bài 5
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 4 va TH4.doc