Giáo án Ngữ văn 7 tiết 105+ 106 - Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 105+ 106 - Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Bài 26: Tiết 105, 106: Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY

 (Phạm Duy Tốn)

I. Mục tiêu: Giúp HS

 KT:- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.

- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.

- Những thành công về nghệ thuậtcủa truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại.

- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.

 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn- hiểu văn bản thuộc truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.

- Kể tóm tắt truyện.

- Phân tích nhân vật , tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.

 TĐ:(GD KNS) Cảm thông trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó sống có trách nhiệm với mọi người.

 

doc 8 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 3929Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 105+ 106 - Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS:11.3.2011 Bài 26: Tiết 105, 106: Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY
 ND: 15.3.2011 (Phạm Duy Tốn)
I. Mục tiêu: Giúp HS
 KT:- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
Những thành công về nghệ thuậtcủa truyện ngắn Sống chết mặc bay- một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại.
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn- hiểu văn bản thuộc truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
Kể tóm tắt truyện.
 Phân tích nhân vật , tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp.
 TĐ:(GD KNS) Cảm thông trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó sống có trách nhiệm với mọi người.
II.Chuẩn bị: GV: Soạn bài, bảng phụ, chândung tác giả Phạm Duy Tốn, Tranh ảnh minh họa.
 HS: Đọc kĩ văn bản, chú thích, tóm tắt truyện, tìm hiểu bài
III.Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: 1/Qua văn bản Ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh cho em hiểu nội dung gì về văn chương?
 2/ Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật lập luận trong văn bản?
 -HS báo cáo sự chuẩn bị bài, GV kiểm tra, nhận xét, nhắc nhở thêm
IV.Tiến trình dạy hoc: 
Nội dung 
I.Đọc-tìm hiểu chung:
1.Tác giả,tác phẩm:
 (SGK trang 79)
2.Thể loại: Truyện ngắn hiện đại
3.Bố cục: 3 phần ( Bảng phụ)
II.Đọc-hiểu văn bản:
1.Cảnh người dân hộ đê:
Bằng nghệ thuật miêu tả đặc sắc( sử dụng câu kể, tả, đặc biệt kết hơp với phép tương phản, tăng cấp),tác giả khắc họa cảnh người dân hộ đê trong tình thế căng thẳng , cấp bách, vất vã, cực khổ, cuộc sống đang bị đe dọa trước thảm họa thiên tai.
.
Tiết 2
2. Cảnh quan phụ mẫu “đi hộ đê”:
- Đình cao, rất vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
- Khung cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga khác xa với cảnh ngoài đê.
-Quan phụ mẫu uy nghi , chễm chện ngồi. 
- Kẻ hầu, người hạ tấp nập,
- Đồ dùng sinh hoạt: rất sang trọng, xa hoa, cách biệt với cuộc sống lầm than của nhân dân.
- Sự đam mê tổ tôm tăng lên đến cực điểm, đến "thây kệ" tất cả.
-> Niềm vui tàn bạo, phi nhân tính
Với việc kết hợp biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp, tác giả đã vạch trần và lên án bản chất xấu xa vô lương tâm, vô trách nhiệm đáng sợ của quan phủ, đại diện cho bọn quan lại trong xã hội nửa thực dân phong kiến.
III.Tổng kết:
- Giá trị nghệ thuật: Xây dựng tình huống tương phản - tăng cấp, kết thúc bất ngờ.
. Ngôn ngữđối thoại,kể,tả, khắc họa chân dung sinh động.
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của người dân với cuộc sống của bọn quan lại.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả.
* Ghi nhớ: SGK/83
IV. Luyện tập:
Bài tập 1(bảng phụ)
Bài tập 2: Qua ngôn ngữ đối thoại thể hiện cá tính nhân vật
Hoạt động của GV
Với cảnh "Thuỷ thần nổi giận": đê vỡ, nhà trôi, người chết... lại thêm sự vô trách nhiệm, sống chết mặc bay của những viên quan phụ mẫu thời phong kiến, thì thiên nạn ấy càng thêm thê thảm. Phạm Duy Tốn đã dựng lại bức tranh đau lòng và đáng giận ấy qua truyện Sống chết mặc bay... 
HĐ1: Đọc,tìm hiểu chung:
-Hãy trình bày những hiểu biết của em về Phạm Duy Tốn và tác phẩm Sống chết mặc bay?
-Khái quát một số nét về tác giả, tác phẩm- giới thiệu chân dung tác giả .
 ? Văn bản thuộc thể lọai gì?
 GV giải thích Về truyện ngắn hiện đại.
-Hướng dẫn đọc, kể tóm tắt: Khi đọc chú ý phân biệt giọng điệu của các nhân vật...Cụ thể: giọng người kể chuyện: lúc mỉa mai , châm biếm khi viết về nhân vật quan lớn, lúc xót thương khi miêu tả thảm cảnh của người dân; giọng quan phụ mẫu: vừa hách dịch(khi sai bảo) vừa thờ ơ( khi nghe nói đến cảnh lũ lụt); giọng nha lại , thầy đề: nịnh nọt, xun xoe
 -Gv đọc mẫu một đoạn, yêu cầu Hs đọc, nhận xét.
-Giải thích một số từ khó.
- GV yêu cầu HS tóm tắt truyện.
? Bài văn chia thành mấy phần? Ý của mỗi phần là gì?
 (1) Từ đầu... hỏng mất: nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của dân phu
(2) Tiếp... điếu, mày: cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi đi hộ đê
(3)Còn lại: Cảnh đê vỡ dân rơi vào cảnh thảm sầu
HĐ2: Đọc-hiểu văn bản:
Trong phần 1, tác giả đã miêu tả cảnh gì?
? Cảnh người dân hộ đê được miêu tả qua những chi tiết nào? ( thời gian, không gian,tình thế, không khí, cảnh tượng hộ đê, độ mưa, độ dâng của nước sông) Hãy chỉ rõ?
* Bảng phụ:
-Thời gian: gần một giờ đêm 
- Tình thế: mưa to, nước lớn, đê yếu.
-Không khí: nhốn nháo, căng thẳng
-Cảnh tượng hộ đê: vất vả, cực nhọc.
Sự bất lực của người, sự yếu kém của đê trước sức trời, thế nước.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả . Tác dụng của việc miêu tả đó? (CHTL)
( GV gợi ý: các kiểu câu sử dụng trong các đoạn này ntn? Ngôn từ ? các biện pháp tư từ nào?)
- GV giảng : (Thời điểm khuya khoắt,trời mưa tầm tả,nước càng lúc càng lên cao, thế đê yếu... nước sông vẫn cuồn cuộn bốc lên. Hàng nghìn con người vật lộn từ chiều đến giờ:
- Sự đối lập (tương phản) giữa sức người với sức nước, đê yếu, người càng yếu-> nước càng mạnh.
Kết luận: Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của muôn dân. Tình cảnh của họ vô cùng đáng thương..
 ? (chốt) Qua tìm hiểu, em có cảm nhận gì về cảnh người dân hộ đê?
 GV chốt, ghi bảng.
Tiết 2:
Từ bài cũ, GV chuyển
 Trong lúc lũ con dân đang ra sức chống chọi với mưa to, nước lớn, để bảo toàn tính mạng muôn dân, thì những kẻ nhân danh cha mẹ của dân-những kẻ có trách nhiệm lớn nhất trong việc hộ đê thì đang ở đâu?đang làm gì?
HĐ3: HD tìm hiểu cảnh quan phụ mẫu “đi hộ đê”:
-Em hãy đọc "thưa rằng...hầu bài"
? Cảnh quan phủ cùng đám nha lại đi "hộ đê" được tác giả miêu tả qua những khía cạnh nào? Hãy xem bọn họ hộ đê ra sao?
Giảng giải, kết luận.
 ? Em có nhận xét gì về cảnh ngoài đê kia với cảnh trong đình lúc này?(có gì tương phản và tăng cấp)
Khái quát: Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn... gội gió tắm mưa, như đàn sâu, lũ kiến- còn trong đình...-> Dường như là 2 thế giới khác biệt nhau hoàn toàn: Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui; ngoài kia gấp gáp, khẩn trương thì trong này thong dong, nhàn nhã
? Đặc biệt là cách nói, thái độ đam mê bài bạc của các quan vẫn diễn ra như thế nào?
*Bình: Người đọc cũng không thể tưởng tượng được trong tình thế nguy nan của tính mạng hàng ngàn ngườidân, vẫn không được quan phụ mẫu chú ý bằng 120 lá bài... thú vui bài bạc, ma lực đỏ đen đã lam cho bọn quan lại đánh mất lương tri, nhân tính"nước sông dầu nguy cũng không bằng nước bài cao thấp-> Hình ảnh so sánh thể hiện sự táng tận lương tâm...
- Đưa bức tranh minh hoạ hình 2 / SGK trang 76
GV: Cuối cùng đê vỡ, quan đỏ mặt, tía tai, đe doạ "cách cổ, bỏ tù chúng mày" và kêu lính " đuổi cổ nó ra ngoài" tiếp tục bốc bài... vội vàng xoè bài,... khắc hoạ rõ tính cách vô nhân đạo, lối sống "SCMB" của nhân vật quan huyện
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật tác dụng của sự vận dụng ,kết hợp 2 biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong truyện này
- Khái quát ghi bài
HĐ4: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
 Đưa bài tập 1: bảng phụ
Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả?
Vì sao tác phẩm "Sống chết mặc bay" được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam?
? Truyện đã phản ánh được nội dung gì?
? Truyện đã thể hiện được tình cảm gì của tác giả ?
? Qua văn bản, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
GV liên hệ gd hs về cách sống cũng như thái độ đối với mọi người.
? Về nghệ thuật, truyện hấp dẫn người đọc nhờ những yếu tố nào?
Yêu cầu HS thực hiện BT2
(Ngôn ngữ phần nào đã thể hiện được cá tính nhân vật)
Ngôn ngữ vừa hách dịch, quát nạt, đe doạ, vừa vui vẻ, mời mọc, giục giã thuộc hạ
Tính cách: Thờ ơ, vô trách nhiệm, tàn nhẫn, ham chơi, hưởng lạc...
Hoạt động của HS
HĐ1:
Đọc chú thích
Giới thiệu tác giả...
Đọc phân vai
HS nhận xét.
Giải nghĩa từ khó
 kể tóm tắt
Trình bày bố cục
HĐ2:
- HS đọc diễn cảm phần đầu.
- HS trả lời.
-hoàn cảnh thời gian, địa điểm, thế nước to, nguy cơ đê vỡ
- Cảnh dân phu ra sức cứu đê
- Sức người đã kiệt, sức nước cứ cuồn cuộn bốc lên-nguy cơ vỡ đê
- HS thảo luận theo nhóm , đại diện trả lời, nhận xét.
- Sử dụng các câu kể, tả, câu đặc biệt.
- Các từ láy : tầm tã, bì bõm, lướt thướt, và các thành ngữ.
- nghệ thuật tương phản và tăng cấp
=> khắc họa rõ nét về cuộc sống khổ cực, vô vọng của người dân trước sự tàn phá của thiên nhiên.
Đọc phần 2
Trả lời: Cảnh... được khắc hoạ qua các khía cạnh : chỗ ở, khung cảnh, 
(viên quan huyện)
Thảo luận nhóm trình bày ý kiến
Nhận xét
Trả lời
Lắng nghe
HS đọc: Vừa lúc đó... kể sao cho xiết
Thực hiện 
HĐ4
Nhằm mục đích khắc hoạ đậm nét nhân vật "quan phụ mẫu" qua đó thể hiện quan điểm, tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Đọc bài tập
Xác định yêu cầu
Thực hiện
Đọc ghi nhớ SGK trang 83
Đọc (2), thảo luận- trình bày
V. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học: - Đọc kĩ lại văn bản, tóm tắt truyện
 - Nắm được nội dung bài.
 - Kể sáng tạo truyện bằng cách đổi sang ngôi kể thứ nhất là nhân vật quan phụ mẫu.
 _ Nhận xét ngôn ngữ của nhân vật quan phụ mẫu và tính cách của y.
 - Tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ gần nghĩa với thành ngữ sống chết mặc bay.
 2. Bài sắp học: Cách làm bài văn lập luận giải thích
 - Đọc kĩ t ừng mục, thực hiện c ác bước cho đ ề bài SGK/ 84,85
 - Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích đối chiếu với ghi nhớ SGK/ 86
* Bổ sung:
-----------------------------------------------------------------
NS:27.2.2010 Bài 26: Tiết 106: Văn bản SỐNG CHẾT MẶC BAY
 ND: 1.3.2010 (Phạm Duy Tốn)
A. Mục tiêu: Giúp HS
 KT: Hiểu được nội dung phê phán hiện thực, tấm lòng nhân đạo của các tác giả và những thành công về nghệ thuậtcủa truyện ngắn sống chết mặc bay
 KN: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, phân tích.
 TĐ: Cảm thông trước nỗi khổ của nhân dân
B.Chuẩn bị: GV: Soạn bài
 HS: Đọc kĩ văn bản, chú thích, tóm tắt truyện, tìm hiểu bài
C.Kiểm tra bài cũ: HS báo cáo sự chuẩn bị bài, GV kiểm tra, nhận xét, nhắc nhở thêm.
Đọc đoạn đầu truyện và cho biết : Cảnh người dân hộ đê diễn ra như thế nào?
D.Tổ chức các hoạt động dạy hoc: 
Nội dung 
I.Đọc-tìm hiểu chung:
II.Đọc-hiểu văn bản:
1.Cảnh người dân hộ đê:
2. Cảnh "hộ đê" trong đình của quan phủ, nha lại:
- Đình cao, rất vững chãi, đê vỡ cũng không sao.
- Khung cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga kh ác xa với cảnh ngoài đê.
-Quan phụ mẫu uy nghi chễm chện ngồi. 
- Kẻ hầu, người hạ tấp nập,
- Đồ dùng sinh hoạt: rất sang trọng, xa hoa, cách biệt với cuộc sống lầm than của nhân dân.
- Sự đam mê tổ tôm tăng lên đến cực điểm, đến "thây kệ" tất cả.
-> Niềm vui tàn bạo, phi nhân tính
Với việc kết hợp biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp, tác giả đã vạch trần và lên án bản chất xấu xa vô lương tâm, vô trách nhiệm đáng sợ của quan phủ, đại diện cho bọn quan lại trong xã hội nửa thực dân phong kiến.
III.Tổng kết:
- Giá trị nghệ thuật: Vận dụng thành công hai phép nghệ thuật tương hpản và tăng cấp. Ngôn ngữ sinh động, hàm súc.
- Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của người dân với vcuộc sống của bọn quan lại.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm thương cảm của tác giả.
* Ghi nhớ: SGK/83
IV. Luyện tập:
Bài tập 1(bảng phụ)
Bài tập 2: Qua ngôn ngữ đối thoại thể hiện cá tính nhân vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đọc phần 2
Trả lời: Cảnh... được khắc hoạ qua các khía cạnh : chỗ ở, đồ...
(viên quan huyện)
Thảo luận nhóm trình bày ý kiến
Nhận xét
Trả lời
Lắng nghe
HS đọc: Vừa lúc đó... kể sao cho xiết
Thực hiện 
Nhằm mục đích khắc hoạ đậm nét nhân vật "quan phụ mẫu" qua đó thể hiện quan điểm, tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
Đọc bài tập
Xác định yêu cầu
Thực hiện
Đọc ghi nhớ SGK trang 83
Đọc (2), thảo luận- trình bày
E. Hướng dẫn tự học:
 1. Bài vừa học: - Đọc kĩ lại văn bản, tóm tắt truyện
 - Học thuộc ghi nhớ, năm được giá trị các mặt của truyện 
 - Nắm được các phép tương phản, tăng cấp trong nghệ thuật
 2. Bài sắp học: Cách làm bài văn lập luận giải thích
 - Đọc kĩ t ừng mục, thực hiện c ác bước cho đ ề bài SGK/ 84,85
 - Tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận giải thích đối chiếu với ghi nhớ SGK/ 86
G. RKN,bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 105,106.doc