Tiết 13:
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS:
KT: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề than thân.
KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích ca dao.
TĐ: Giáo dục HS lòng cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh của người lao động ngày xưa.
II.Chuẩn bị:
GV: bài soạn,
HS: SGK, bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc diễn cảm 4 bài ca dao về Tình yêu quê hương, đất nước, con người và tự chọn phân tích một bài .
Ngày soạn: 4/9/.2010 Ngaøy daïy: 8/9/2010 Tiết 13: Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I.Mục tiêu: Giúp HS: KT: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề than thân. KN: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, cảm thụ, phân tích ca dao. TĐ: Giáo dục HS lòng cảm thông với những nỗi khổ đau, bất hạnh của người lao động ngày xưa. II.Chuẩn bị: GV: bài soạn, HS: SGK, bài soạn III.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc diễn cảm 4 bài ca dao về Tình yêu quê hương, đất nước, con người và tự chọn phân tích một bài . IV. Tiến trình dạy hoc: Nội dung I.Đọc VB, tìm hiểu chú thích: (SGK) II.Đọc -hiểu VB: Bài 1: Bằng nghệ thuật ẩn dụ, đối lập, câu hỏi tu từ thành ngữ, bài ca mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời vất vả,gian khổ của người nông dân . Bài ca còn là lời phản kháng, tố cáo XHPK bất công. Bài 2: Bài ca dùng các hình ảnh ẩn dụ, điệp từ để diễn tả nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong XH cũ. Bài 3: Với cách so sánh “thân em” như “trái bần” cùng hình ảnh “gió dập sóng dồi” đã phản ánh số phận chìm nổi lênh đênh, nhỏ bé của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. III.Tổng kết: (Ghi nhớ SGK/ 49) IV.Luyện tập: Hoạt động của GV Ca dao, dân ca là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn...Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong các mối quan hệ...mà còn là tiêng hát than thở về những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ... HĐ1: Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích. GV hướng dẫn đọc. Yêu cầu HS chỉ ra từ ghép, từ láy trong chú thích HĐ2: Tìm hiểu VB. GV: Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình. Em hãy nêu một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao? GV nhận xét, giảng: - Trong ca dao... Vì con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân: gắn bó với đồng ruộng, chịu khó lặn lội kiếm sống. GV: Ở bài 1, cuộc đời của con cò được diễn tả như thế nào? GV: Con cò vất vả vì gặp rất nhiều khó khăn trắc trở, ngang trái, gặp nhiều cảnh “bể đầy, ao cạn”và kiếm sống một cách vất vả. * Nghệ thuật diễn tả: - Sự đối lập,các từ đối lập, - Những ... miêu tả hình dáng, số phận con cò. - Hình thức nêu câu hỏi ở 2 dòng cuối bài. - Con cò trong bài ca dao này là biểu tượng chân thực và xúc động cho hình ảnh và cuộc đời vất vả, gian khổ của người nông dân trong xã hội cũ. GV: Ngoài nội dung than thân, bài ca này còn có nội dung nào khác? GV: Đó là nội dung phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến trước đây. GV khái quát, ghi bài (1). GV: Em hiểu như thế nào về cụm từ “thương thay”. Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2. GV: Bài 2 là lời người lao động, thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ. .. GV: Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài. (Thế nào là ẩn dụ?) * Những hình ảnh ẩn dụ trong bài đều đi kèm với sự miêu tả bổ sung, chi tiết - Thương con tằm, thương lũ kiến,thương con hạc, thương con cuốc... -> Biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong XH cũ. GV khái quát -> ghi bài (2). GV: Bài (3) mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Hãy sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em”. Những bài ca ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật? GV: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong XH phong kiến. Hình ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt? Qua đó, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong XHPK như thế nào? - So sánh trái bần-> thân phận nghèo khó. trái bần bị gió dập sóng dồi không biết tấp vào đâu -> gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong XHPK. GV khái quát -> ghi bài (3). HĐ3: Tổng kết, củng cố, luyện tập. GV: Hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao trên? GV tổng kết. GV liên hệ, giáo dục HS. Hoạt động của HS HĐ1: - Luyện đọc, nhận xét... - Đọc lướt chú thích chỉ ra TG,TL HĐ2: - Đọc bài 1. Trao đổi nhóm - Nêu 1 số bài mượn h/a con cò...giải thích... Dựa vào chi tiết trình bày ý kiến. Trao đổi nhóm. Đọc bài 2. Trao đổi, trình bày. Thảo luận, phân tích. Đọc bài 3. Nêu 1 số bài bắt đầu bằng cụm từ “thân em”. Trình bày. Trao đổi, trình bày ý kiến Đọc lại 3 bài ca dao. Nêu đặc điểm chung... Đọc ghi nhớ. Thực hiện luyện tập V. Hướng dẫn về nhà: 1.Bài vừa học: - Đọc thuộc văn bản. - Nắm nội dung bài, học ghi nhớ. - Đọc thêm SGK. - Sưu tầm một số bài ca dao có cùng chủ đề. -Vỉết đoạn vă nêu cảm nhận về một bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất . 2.Bài sắp học: Những câu hát châm biếm - Đọc VB, chú thích. - Soạn câu hỏi Đọc -hiểu VB. * , Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: