Giáo án Ngữ văn 7 tiết 21 - Văn bản 1: Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca – trích ) - Nguyễn Trãi

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 21 - Văn bản 1: Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca – trích ) - Nguyễn Trãi

Tiết 21: Văn bản 1. BÀI CA CÔN SƠN ( Côn Sơn ca – trích ) - Nguyễn Trãi

 Văn bản 2. Hướng dẫn đọc thêm: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA

 (Thiên Trường vãn vọng) - Trần Nhân Tông

I.Mục tiêu:

- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” và sự hoà nhập thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, nhận diện thể thơ lục bát, phân tích thơ.

- Giaó dục HS tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương và bảo vệ , giữ gìn môi trường sống trong lành đặc biệt là môi trường trong lành của Côn Sơn. .

II.Chuẩn bị:

 - GV: bài soạn , bảng phụ (ghi bài thơ), tranh ảnh về Côn Sơn (SGK - phóng to), chân dung nhà thơ Nguyễn Trãi, Tập thơ Nguyễn Trãi.

 - HS: SGK, bài soạn

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 5815Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 21 - Văn bản 1: Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca – trích ) - Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 17/9/2010
Ngaøy daïy: 21/9/2010
Tiết 21: Văn bản 1. BÀI CA CÔN SƠN ( Côn Sơn ca – trích ) - Nguyễn Trãi
 Văn bản 2. Hướng dẫn đọc thêm: BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA 
 (Thiên Trường vãn vọng) - Trần Nhân Tông
I.Mục tiêu: 
- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” và sự hoà nhập thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, nhận diện thể thơ lục bát, phân tích thơ.
- Giaó dục HS tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương và bảo vệ , giữ gìn môi trường sống trong lành đặc biệt là môi trường trong lành của Côn Sơn. .
II.Chuẩn bị:
 - GV: bài soạn , bảng phụ (ghi bài thơ), tranh ảnh về Côn Sơn (SGK - phóng to), chân dung nhà thơ Nguyễn Trãi, Tập thơ Nguyễn Trãi.
 - HS: SGK, bài soạn
III.Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc văn bản Sông núi nước Nam (phiên âm chữ Hán, dịch thơ). 
Cho biết thể thơ, giọng điệu, nội dung ý tưởng của bài thơ.
IV.Tiến trình dạy hoc: 
Nội dung 
VB1: Bài ca Côn Sơn 
(Côn Sơn ca – trích) - Nguyễn Trãi.
I. Đọc VB, tìm hiểu chú thích:
 1. Tác giả, tác phẩm ( SGK/ )
 2. Thể thơ: lục bát
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi: 
- Qua những hành động của nhân vật “ta”, ta thấy Nguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thảnh thơi, tràn đầy thi hứng trước cảnh vật Côn Sơn.
- Chính cách so sánh, ví von làm nổi bật một Nguyễn Trãi rất lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, gần gũi và gắn bó với thiên nhiên.
2. Cảnh trí Côn Sơn: 
 Côn Sơn là một cảnh thiên nhiên khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ và hấp dẫn .
III. Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK/ 81)
IV. Luyện tập: 
VB2: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông)
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
 *Thể thơ: 
Thất ngôn tứ tuyệt 
II. Đọc - hiểu văn bản:
1.Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường:
Đó là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hoà hợp với cảnh vật thiên nhiên.
2. Tâm hồn nhà thơ:
Là một vị vua có địa vị tối cao nhưng tác giả vẫn gắn bó với quê hương thôn dã của mình.
III. Tổng kết: 
(Ghi nhớ SGK/ 77)
IV.Luyện tập:
Hoạt động của GV
Tiết học này, các em sẽ được học hai tác phẩm thơ... Hai tác phẩm này là hai sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn lớn hẳn sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều lí thú và bổ ích...
HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, thể thơ.
- ? Qua tìm hiểu ở nhà, cho biết vài nét về tiểu sử nhà thơ Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- Cho HS xem chân dung nhà thơ Nguyễn Trãi, ảnh tượng nhà thơ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
- Hướng dẫn đọc: giọng êm ái, ung dung, chậm rãi.
 * Tìm hiểu thể thơ.
- Đưa bảng phụ.
? Nguyên tác bài thơ bằng chữ Hán và đã được dịch theo thể thơ này. Dựa vào lời giới thiệu thể thơ lục bát ở chú thích * để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ này về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần?
- Nhận xét, giải thích cụ thể
HĐ2: Đọc, hiểu văn bản
* Tìm hiểu nội dung cần phân tích.
- ? Với đoạn thơ này, những điều cần được phân tích, làm rõ là gì?
- Nhận xét
* Tìm hiểu cảnh sống và tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
- Hãy cho biết trong đoạn thơ có mấy từ “ta”? “Ta” ở đây là ai?
 ? Nhân vật “ta” đang làm gì ở Côn Sơn? 
 -nhận xét, giải thích: 
? Qua những hành động ấy, ta thấy cảnh sống của thi sĩ ở Côn Sơn ntn?
? Ngoài điệp từ “Ta”, đoạn thơ còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm? 
? Qua những gì phân tích, hình ảnh, tâm hồn nhân vật “ta” được thể hiện như thế nào?
- Đúc kết -> Ghi bài (1).
* Tìm hiểu cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi.
- ? Cùng với hình ảnh của nhân vật “ta”, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào?
- Cho HS xem tranh về Côn Sơn.
- ? Nêu nhận xét cuả em về cảnh tượng Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi?
- Nhận xét, đúc kết
HĐ3: Tổng kết, luyện tập.
- ? Giọng điệu chung của đoạn thơ là gì? Trong đoạn thơ có những từ ngữ nào được lặp lại? Hiện tượng điệp từ đó góp phần tạo nên giọng điệu của đoạn thơ như thế nào?
- Giảng: Giọng điệu đoạn thơ nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm tai. Các điệp từ Côn Sơn, ta, trong cùng với thể thơ lục bát (vần bằng) góp phần tạo nên giọng điệu đó và cái tình tha thiết của nhà thơ.
- ? Qua đoạn thơ, em thấy cảnh tượng Côn Sơn hiện ra như thế nào? Em hiểu gì về tâm hồn thi sĩ Nguyễn Trãi?
Từ đó em có suy nghĩ gì về môi trường sống hiện nay ở Côn Sơn và nơi em ở? Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống đó.? 
GV giáo dục các em ý thức trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường sống hiện nay . 
- Tổng kết, hướng dẫn HS luyện tập. 
- Hướng dẫn HS so sánh trên hai phương diện: tâm hồn của tác giả và cách đón nhận tiếng suối.
- Nhận xét, giải thích...
* Hướng dẫn học văn bản : Thiên trường vãn vọng
HĐ4: Hướng dẫn Đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Hướng dẫn đọc.
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ này giống với thể thơ của bài thơ nào mà em đã học?
HĐ5: Hướng dẫn Đọc, hiểu văn bản.
? Hai câu đầu bài thơ tả cảnh gì? ở đâu?
 ? Cụm từ nửa như có, nửa như không có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ này?
- Giảng: Cảnh thôn xóm đều mờ như khói phủ trông vừa như có thực, vừa như ảo ảnh. Quang cảnh thật nên thơ, gợi cảm.
- ? Hai câu cuối tả những cảnh gì? Những cảnh ấy gợi cho người đọc ấn tượng, cảm giác gì?
- ? Qua tìm hiểu, hãy cho biết cảm nhận của em về cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
 HĐ6:Hướng dẫn tổng kết, củng cố, luyện tập.
 - Hướng dẫn HS luyện tập theo yêu cầu SGK.
Hoạt động của HS
HĐ1:
- Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Luyện đọc
Nhận xét
Nhận dạng thể thơ
HĐ2:
Đọc lại bài thơ.
 Nêu rõ ý chính
 Đọc lướt lại đoạn thô và trả lời 
Nêu ý kiến theo cảm nhận 
- so sánh làm nổi bật NT là một con người rất lạc quan , yêu cuộc sống
- HS thảo luận theo nhóm.
-HS trả lời
Đọc lại đoạn thô
 Tìm chi tiết, hình ảnh...
Trình bày.
HĐ3:
-Đọc bài thơ.
Trao đổi nhóm
Nhận xét về giọng điệu...
 Nêu cảm nhận về cảnh và tâm hồn nhà thơ.
Đọc ghi nhớ.
_ HS liên hệ và noí lên những suy nghĩ của mình.
Thảo luận, trình bày.
HĐ4
Đọc bài thơ.
Tìm hiểu phần chú thích SGK/76.
Nhận dạng thể thơ.
HĐ5:
Đọc 2câu đầu .
Trả lời.
Đọc 2 câu cuối.
Trao đổi và nêu ý kiến.
 HĐ6:
Đọc ghi nhớ.
V. Hướng dẫn töï hoïc:
1.Bài vừa học:
- Học thuộc 2 bài thơ 
- Nắm những nét chính về tác giả, tác phẩm và nội dung bài, học ghi nhớ.
2.Bài sắp học: Từ Hán Việt (tt)
- Đọc kĩ từng mục, trả lời câu hỏi SGK.
- Định hướng phần Luyện tập.
* Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21a.doc