Giáo án Ngữ văn 7 tiết 55: Điệp ngữ

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 55: Điệp ngữ

Tiết 55 : ĐIỆP NGỮ

I. Mục tiêu: Giúp HS :

 - KT: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ; các dạng điệp ngữ

 - KN: Nhận biết và phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh cụ thể, sử dụng điệp ngữ khi cần thiết, kĩ năng phân biệt phép tu từ điệp ngữ và lỗi lặp

 - TĐ: Có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói viết.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Soạn bài, ghi bảng phụ các ví dụ

 - HS: Đọc kĩ từng mục, tìm hiểu, thực hiện các yêu cầu tìm thêm ví dụ về điệp ngữ

III. Kiểm tra 15 phút: 1, Thế nào là thành ngữ?

 Tìm 1 thành ngữ, giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó.

 

doc 2 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 7447Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 55: Điệp ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16-11-202010
Ngày dạy: 19-11-2010	
Tiết 55 :	ĐIỆP NGỮ
I. Mục tiêu: Giúp HS :
	- KT: Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ; các dạng điệp ngữ
	- KN: Nhận biết và phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh cụ thể, sử dụng điệp ngữ khi cần thiết, kĩ năng phân biệt phép tu từ điệp ngữ và lỗi lặp
	- TĐ: Có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói viết.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài, ghi bảng phụ các ví dụ
	- HS: Đọc kĩ từng mục, tìm hiểu, thực hiện các yêu cầu tìm thêm ví dụ về điệp ngữ
III. Kiểm tra 15 phút: 1, Thế nào là thành ngữ? 
 Tìm 1 thành ngữ, giải nghĩa và đặt câu với thành ngữ đó.
 IV. Tiến trình dạy học: GV: Khái quát bài cũ chuyển vào bài mới 
Nội dung
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
- nghe : lặp 3 lần
- vì : 4 lần
* Ghi nhớ (1) SGK/trang 152
Ví dụ: 
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công , thành công, đại thành công.
 (Hồ Chí Minh)
- Học, học nữa, học mãi!
 (Lê Nin)
II. Các dạng điệp ngữ:
 - Điệp ngữ cách quãng
 - Điệp ngữ nối tiếp
 - Điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng tròn)
III. Luyện tập:
Bài 1: Tìm điệp ngữ
- Một dân tộc đã gan góc
 - Dân tộc đó phải được
Vừa nhấn mạnh ý chí và bản lĩnh, vừa khẳng định chủ quyền độc lập tự do bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam.
 Bài 2: Tìm điệp ngữ, dạng điệp ngữ:
 - xa nhau: Điệp ngữ cách quãng
 - một giấc mơ : Điệp ngữ chuyển tiếp
Bài 3: a, chỉ lỗi b, chữa lỗi
Bài 4: Viết đoạn văn ngắn
Hoạt động của GV
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là điệp ngữ và tác dụng 
- Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
- Đưa bảng phụ
- Khổ thơ đầu  cuối có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
- Việc lặp lại như thế có tác dụng gì hãy chỉ rõ từng trường hợp.
- Ghi nhận ý kiến đúng, khái quát lại.
- Đưa thêm ví dụ ở bảng phụ (1 đoạn văn xuôi của Hồ Chí Minh) yêu cầu HS phân tích chỉ ra phép điệp ngữ và tác dụng của nó
- Kết luận: Cách dùng từ ngữ lặp lại với những dụng ý như trên gọi là điệp ngữ
- Vậy em hiểu như thế nào là điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ trong nói viết?
* Lưu ý thêm với HS điệp ngữ có thể là 1 từ, 1 cụm từ hoặc cả câu, cả đoạn thơ (Lượm)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và tìm thêm ví dụ
HĐ2: Tìm hiểu các dạng điệp ngữ
- Yêu cầu HS đọc mục II SGK/152
- Hãy so sánh điệp ngữ trong các trường hợp trên và rút ra đặc điểm của các dạng điệp ngữ
- Ghi nhận kết quả đúng (chú ý vị trí của điệp ngữ trong dòng thơ) Gv nhấn mạnh đặc điểm: những từ ngữ được lặp lại đứng cách xa nhau là điệp ngữ cách quãng; những từ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau là điệp ngữ nối tiếp, những từ ngữ cuối câu trước được láy lại ở đầu câu sau là điệp ngữ chuyển tiếp
- Quy nạp từng dạng
- Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc điệp ngữ được chia ra nhiều dạng. Vậy theo em đó là những dạng nào?
- Khái quát kiến thức (2)
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ, tìm thêm vd mỗi dạng.
 HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập củng cố
-Yêu cầu HS lần lượt đọc bài tập1, 2, 3, xác định yêu cầu, thực hiện theo cầu
- Bài 1,2 thực hiện trên giấy trong theo nhóm
- Bài 3: Yêu cầu HS viết lại đoạn văn trên bảng
- Bài 4: Viết đoạn văn ngắn Trao đổi, chấm
Hoạt động của HS
Đọc thuộc bthơ
-Phát hiện từ ngữ lặp (nghe, vì)
- Nêu tác dụng của việc lặp đó
-Phân tích chỉ ra điệp ngữ và tác dụng của nó
- Rút ra KT 
- Đọc ghi nhớ, 
tìm VD
- Đọc mục 2
- So sánh, nhận xét các ĐN trong các VD
Lần lượt rút ra KT về đặc điểm của ĐN
 - Đọc ghi nhớ
 Tìm thêm VD
 Đọc bài tâp, XĐ yêu cầu, thực hiện theo yêu cầu
- Trao đổi chấm bài
 - Nhận xét
V. Hướng dẫn tự học :
 1. Bài vừa học: Học thuộc ghi nhớ nắm khái niệm, tác dụng của ĐN
 - Hoàn chỉnh các bài tập
 - Tìm thêm VD ĐN trong các văn bản đã học và phân tích tác dụng
 2. Bài sắp học: Luyện nói PBCN về tác phẩm văn học 
 - Chuẩn bị bài theo gợi ý : Tìm hiểu đề, Lập dàn ý, chuẩn bị đoạn văn, tập nói cho bài PBCN 1 trong 2 bài thơ của Bác 
 + Tổ 1,2 : Cảnh khuya
 + Tổ 3,4 : Rằm tháng giêng
 *. Bổ sung: Điệp từ ngữ là cách tu từ dùng sự lặp lại những từ ngữ, những câu, những kiểu câu, kiểu phô diễn như nhau nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt.
 Để biểu cảm khát vọng cao cả của mình Bác Hồ viết: " Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". ( Hồ Chí Minh)
 Có thể điệp 1từ, 1 cụm từ, hoặc cả câu, hoặc 1 khúc ( lời bài hát: gọi là điệp khúc)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 58.doc