Giáo án Ngữ văn 7 tiết 61 – Tiếng việt: Chuẩn mực sử dụng từ

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 61 – Tiếng việt: Chuẩn mực sử dụng từ

TUẦN 16:

Tiết 61 – Tiếng Việt CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.

- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.

- Rèn kỹ năng dùng từ chuẩn mực.

- Giáo dục ý thức thận trọng khi nói, viết.

II/ CHUẨN BỊ: bảng phụ.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 61 – Tiếng việt: Chuẩn mực sử dụng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
TUẦN 16:
Tiết 61 – Tiếng Việt	CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
- Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
- Rèn kỹ năng dùng từ chuẩn mực.
- Giáo dục ý thức thận trọng khi nói, viết.
II/ CHUẨN BỊ: bảng phụ.	
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
1/ Ổn định:
	2/ Bài cũ: Thế nào là chơi chữ? Cho ví dụ chỉ rõ lỗi chơi chữ và nêu tác dụng của nó.
3/ Tiến trình tổ chức bài mới: 
	a.Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết các em thường mắc lỗi về sử dụng ngữ âm, ngữ nghĩa. Để giúp các em nắm được chuẩn mực sử dụng từ một cách toàn diện ở nhiều khía cạnh, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chuẩn mực sử dụng từ. 	
	b. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả: (8')
- Chép lên bảng phụ 3 ví dụ sgk
?/ Các từ in đậm trong các câu trên dùng sai như thế nào? Nguyên nhân của sự sai sót ấy là gì?
?/ Qua ví dụ em thấy nguyên nhân viết sai lỗi chính tả là gì?
- Viết sai lỗi chính tả có thể do nhiều nguyên nhân: do liên tưởng sai, do ảnh hưởng của tiếng địa phương (không phân biệt n/l; x/s, thanh hỏi với thanh ngã) Cũng có thể do học không đến nơi đến chốn (phân biệt d/gi. Vì vậy khi nói hoặc viết phải sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả, đặc biệt coi trọng việc sửa lỗi chính tả.
- Ví dụ a: Dùng sai từ dùi, phải viết là vùi (vùi đầu), nguyên nhân là do ảnh hưởng cua tiếng Nam Bộ, âm v đọc thành d; Ví dụ b: viết chưa đúng chính tả bập bẹ viết thành tập tẹ, nguyên nhân là do liên tưởng sai; Ví dụ c: dùng chưa đúng chính tả, khoảnh khắc viết thành khoảng khắc, nguyên nhân là do học không đến nơi đến chốn chưa hiểu nghĩa của từ.
- Trình bày.
I/ Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả:
Hoạt động 2: Hướng dẫn sử dụng từ đúng nghĩa: (7')
- Ghi ví dụ sgk lên bảng phụ.
?/ Những từ in đậm dùng sai như thế nào? Hãy thay thế những từ đó bằng các từ thích hợp?
?/ Qua ví dụ em thấy nguyên nhân dùng từ sai nghĩa là do đâu?
- Ba ví dụ trên đều dùng từ sai nghĩa. Chúng ta thường dùng từ sai nghĩa có nhiều nguyên nhân. Chủ yếu là không nắm vững khái niệm của từ, cũng có thể do không phân biệt được các từ đồng nghĩa (gần nghĩa).
- Ví dụ a: sáng sủa chỉ sự trong sáng, nghĩa này chưa phù hợp với câu nói về tình hình đất nước ta hiện nay. Cần thay bằng từ tươi đẹp. (tươi đẹp và sáng sủa là từ gần nghĩa); Ví dụ b: Dùng từ cao cả là chưa phù hợp với nội dung câu nhận xét về tục ngữ. Phải thay bằng từ sâu sắc; Ví dụ c: biết là từ dùng chưa đúng nghĩa mà câu văn muốn nói. Cần thay bằng từ có.
- Trình bày.
II/ Sử dụng từ đúng nghĩa:
Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
- Ghi bảng phụ 4 ví dụ sgk.
?/ Các từ in đậm trong 4 ví dụ dùng sai như thế nào? Hãy tìm cách chữa lại cho đúng.
?/ Vậy 4 ví dụ trên có lỗi gì trong việc sử dụng từ?
- Các ví dụ có những từ sử dụng chưa đúng tính chất ngữ pháp của từ. Vì vậy khi nói cũng như khi viết cần thận trọng trong việc dùng từ, đặt câu cho đúng tính chất ngữ pháp của từ.
- Ví dụ a: hào quang là danh từ chỉ ánh sáng toả ra, để chỉ độ bóng của nước sơn cần dùng tính từ: hào nhoáng; Ví dụ b, c: ăn mặc, thảm hại không chỉ hoạt động mà chỉ sự vật, hiện tượng, vì vậy đó là các danh từ. Để cho các từ ăn mặc, thảm hại trở thành động từ để dùng đúng với tính chất của động từ ta thêm từ sự vào trước ăn mặc ở ví dụ b. Ở ví dụ c ta bỏ với nhiều thêm rất; Ví dụ b: Sự ăn mặc của chị thật là giản dị; Ví dụ c: Bọn giặc đã chết rất thảm hại; Ví dụ d : Cụm từ giả tạo phồn vinh có sự đảo lộn trật tự từ, ta cần thay đổi kết cấu cụm từ thành: phồn vinh giả tạo “Đất nước phải thật sự giầu mạnh chứ không phải là sự phồn vinh giả tạo.”
- Trả lời.
III/ Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
Hoạt động 4: Hướng dẫn sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:
- Ghi ví dụ lên bảng phụ.
?/ Các từ in đậm trong những câu trên dùng sai như thế nào? Hãy tìm những từ thích hợp để thay thế các từ đó?
?/ Qua ví dụ em thấy khi dùng từ cần chú ý điều quan trọng gì?
- Ví dụ a: từ lãnh đạo chỉ người cầm đầu (có ý tốt), đối với quân xâm lược thì không nên dùng từ lãnh đạo mà cần dùng từ cầm đầu. Đây là 2 từ gần nghĩa; Ví dụ b: Từ chú hổ ở đây dùng không ổn vì chú đặt trước danh từ chỉ động vật mang sắc thái đáng yêu. Con hổ ở đây đang tấn công, đang cắn xé, làm hại người, rất đáng ghét. Vì vậy nên thay chú hổ bằng nó hoặc con hổ.
- Cần sử dụng từ cho hợp với phong cách và đúng với sắc thái biểu cảm.
IV/ Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:
Hoạt động5: Không lạm dụng từ địa phương, từ hán Việt:
?/ Từ địa phương là gì? Tại sao không nên dùng TĐP một cách tuỳ tiện?
?/ Vậy cần dùng TĐP trong những trường hợp nào?
- Tuy TĐP có những hạn chế về phạm vi sử dụng nhưng trong tác phẩm văn học cũng có lúc dùng TĐP vì mục đích nghệ thuật tạo không khí địa phương.
* Tại sao không nên lạm dụng từ Hán Việt?
- TĐP là từ chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định, chỉ những người địa phương đó mới hiểu. Nếu lạm dụng TĐP sẽ làm cho người đọc, người nghe ở địa phương khác không hiểu được mình nói gì.
- Trả lời.
- Chúng ta không nên lạm dụng từ Hán Việt vì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
(Ví dụ: Con đề nghị mẹ thưởng cho con " Con xin mẹ thưởng cho con; Nhi đồng đang chơi đùa ngoài sân " trẻ con đang chơi đùa ngoài sân).
IV/ Không nên lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt:
4/ Củng cố: Đọc ghi nhớ SGK.
5/ Dặn dò:
 	- Về nhà học bài, đọc lại các ví dụ để hiểu bài.
	 - Chuẩn bị bài : Ôn tập văn biểu cảm theo yêu cầu trong SGK.	
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 61 Chuan muc su dung tu.doc