Giáo án Ngữ văn 7 tiết 97 - Văn bản: ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 97 - Văn bản: ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Tiết 97: Văn bản : Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

 (Hoài Thanh)

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:

 1.KT:- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.

 - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

- Hiểu luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

 2.KN: Luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học.

 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận .

 - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.

3.TĐ: Bồi dưỡng cho HS sự yêu thích văn chương.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 9982Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 97 - Văn bản: ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25. 2.2011
Ngày dạy: 2. 2.2011
Tiết 97: Văn bản : Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 (Hoài Thanh)
I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS nắm được:
 1.KT:- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
 - Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
 2.KN: Luyện kĩ năng đọc- hiểu văn bản nghị luận văn học. 
 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận .
 - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
3.TĐ: Bồi dưỡng cho HS sự yêu thích văn chương.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: bài soạn, chân dung Hoài Thanh.
 2 HS: bài soạn.
III.Kiểm tra bài cũ:
KTBC: - Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? 
- Qua bài văn, em học tập được gì về đức tính giản dị của Bác và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?
Kiểm tra việc chuẩn bị bài: LPHT báo cáo, GV kiểm tra và nhận xét.
IV.Tiến trình dạy học: 
Nội dung chính:
I.Đọc, tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
 ( SGK/61)
2. Thể loại: nghị luận văn chương.
3. Bố cục : VB chia làm 3 phần.
II.Đọc - hiểu VB:
1.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương:
Với cách nêu vấn đề bằng kể một câu chuyện, theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng thương người và cả muôn vật, muôn loài.
2.Nhiệm vụ và công dụng của văn chương:
Bằng luận điểm rõ ràng, dẫn chững đa dạng, theotác giả,văn chương là hình dung của sự sống và sáng tạorasựsống, gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú. .
3.Ý nghĩa của văn chương:
Đời sống của nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.
III.Tổng kết: 
 (Ghi nhớ SGK/63)
*Luyện tập: (SGK)
Hoạt động của GV:
GV: Đến với văn chương, có nhiều điều cần hiểu biết, nhưng có ba điều cần hiểu biết nhất đó là: Văn chương có nguồn gốc từ đâu, văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuộc sống. Bài viết “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về những điều cần hiểu biết đó.
HĐ1: Đọc, tìm hiểu chung.
GV yêu cầu HS đọc chú thích * SGK/ 61.
GV nhắc lại một số nét về tác giả, tác phẩm.
GV hướng dẫn đọc: rành mạch, chậm, sâu lắng.
GV đọc một đoạn.
GV yêu cầu giải thích một số từ khó: cốt yếu, muôn hình vạn trạng, vị tha.
? Văn bản này thuộc thể loại gì?
GV hướng dẫn HS tìm bố cục: 
GVnhận xét, giải thích. 
HĐ2: Đọc – Hiểu văn bản..
GV : Mở đầu văn bản , tác giả kể bằng một câu chuyện.
? Tác giả đã kể câu chuyện nào? Em hãy kể lại câu chuyện đó?
Vì sao thi sĩ Ấn độ lại khóc?
? Tác giả kể câu chuyện ấy với mục đích gì?
GV: Hoài Thanh đi tìm “ý nghĩa văn chương” bắt đầu từ câu chuyện tiếng khóc của một nhà thi sĩ hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. 
GV hỏi: Vậy từ câu chuyện ấy, Hoài Thanh đi đến kết luận nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? 
GV nhận xét, giải thích: Nói cốt yếu là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là nói tất cả. GV hỏi: Theo em, Hoài Thanh quan niệm như thế đã đúng chưa? Hãy tìm một vài dẫn chứng văn học mà em biết để chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh.
GV nhận xét, giảng: Quan niệm của Hoài Thanh rất đúng. 
* Dẫn chứng: - Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, Những câu hát than thân...
- Bà Huyện Thanh Quan viết “Qua Đèo Ngang”:
 Nhớ nước đau lòng ...
 ...ta với ta.
- Nguyễn Du viết “Truyện Kiều”: 
 Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Qủa thật, cội nguồn của những tác phẩm văn chương chân chính phần lớn đều xuất phát từ tình thương, từ lòng nhân ái của tác giả. Thế nhưng quan niệm trên của Hoài Thanh chưa hoàn toàn đầy đủ, vẫn còn có những quan niệm khác. VD: Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người, từ những trò giải trí ....Các quan niệm trên khác nhau nhưng không loại trừ nhau, có thể bổ sung cho nhau.
Chốt? Qua cách nêu vấn đề như vậy, em hiểu nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
GV chốt vấn đề, ghi bài (1).
HĐ3: Tìm hiểu đoạn 2.
GV hỏi: Theo tác giả văn chương có nhiệm vụ và công dụng nào?: Em hãy giải thích và tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học (lớp 6,7) để làm rõ các ý đó.
GV nhận xét, giải thích: Trong nội dung lời văn của Hoài Thanh nhiệm vụ của văn chương có hai ý chính: 
 - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là thiên hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.Ở đây “hình dung” là danh từ, có nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. VD: Ta có thể thấy rõ cuộc sống của người nông dân xưa vất vả, cần cù như thế nào qua những bài ca dao, tục ngữ; đất nước quê hương tươi đẹp như thế nào qua Cây tre Việt Nam, Sông nước Cà Mau..; phong cảnh trăng rừng Việt Bắc tuyệt đẹp qua hai câu thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya”; cảnh và người, cuộc sống đáng yêu của mảnh đất Sài Gòn xưa và nay qua Sài Gòn tôi yêu; cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng:
 “Không có kính, không phải vì xe không có kính
 Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi
 Ung dung buồng lái ta ngồi
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng...”
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. VD: Thế giới loài vật trong Dế mèn phiêu lưu kí, thế giới loài chim trong Lao xao... 
.
Văn chương có công dụng:: - “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng về mình...hay sao?” .VD: Khi đọc truyện, ta có thể vui, buồn, mừng, giận với nhân vật trong truyện. Nghĩa là văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui,...với mọi người.
 - “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.” Rõ ràng, văn chương đã bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho người đọc, làm giàu thêm thế giới tâm hồn của chúng ta. VD: Đọc những bài ca dao về tình cảm gia đình, ta càng thêm yêu ông bà, cha mẹ hơn. Qua những câu hát than thân, ta càng hiểu rõ và thương cha ông hơn ...và nhất là những người phụ nữ thời xưa....
- Không những thế, văn chương còn góp phần tô điểm biết bao sắc màu, âm thanh làm cho thiên nhiên, cuộc sống con người tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn. “Từ khi có các thi sĩ....nghe mới hay.” VD: 
 Côn Sơn suối chảy rì rầm,
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai....
 (Nguyễn Trãi)
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
 (Hồ Chí Minh)
Tóm lại, văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “...gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên.
? Nhận xét về cách lập luận của tác giả trong đoạn này?
( CHTL)
GV chốt, ghi bảng 2
GV hỏi: Trong đoạn văn này, tác giả lập luận theo lối suy tưởng để nói lên điều gì của văn chương? 
GV giải thích: Lịch sử loài người, nếu xoá bỏ văn chương thì sẽ xoá bỏ dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào. Nhờ văn chương mà con người mới cảm nhận được cái đẹp, cái hay của thế giới con người và chính bản thân mình. Thế giới và cuộc đời sẽ nghèo nàn, buồn chán nếu như không còn nhà văn, không còn văn chương. Văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi con người. Ở đoạn cuối này, tác giả lại thêm một lần nữa đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương trong đời sống của con người.
GV khái quát, ghi bài (3).
HĐ4: Tổng kết, củng cố, luyện tập.
GV yêu cầu: Nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của VB?
GV tổng kết.
? Em học tập được gì về phong cách viết văn nghị luận của tác giả?
GV hướng dẫn HS luyện tập (về nhà). 
Hoạt động của HS:
HĐ1
HS đọc chú thích * SGK/ 61
HS luyện đọc.
HS giải thích từ khó.
HS trình bày.
(Phần1: Từ đầu...muôn vật, muôn loài.
Phần : Tiếp theo.quá đáng.
Phần 3: Phần còn lại.)
HĐ2
HS đọc đoạn 1.
HS trình bày 
HS trình bày (Theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.”)
HS tìm dẫn chứng..
HĐ3:
HS đọc đoạn 2; 
-Nhiệm vụ của văn chương: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống...
Văn chương có công dụng: Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có
Văn chương có khả năng lay động tâm hồn, giúp ta biết chia sẻ buồn, vui,...với mọi người
HS thảo luận theo nhóm .
Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến. 
HS nhận xét.
HS thực hiện, trình bày.
_ Luận điểm đưa ra có luận chứng rõ ràng, dẫn chứng đa dạng,khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm 
HS đọc đoạn cuối : “Nếu trong pho lịch sử loài người...bực nào.
HS trình bày.
HĐ4
HS trình bày.
HS thực hiện.
HS đọc ghi nhớ SGK.
V. Hướng dẫn tự học:
1.Bài vừa học: 
- Nắm được nội dung bài.
- Hoàn chỉnh phần Luyện tập.
- Tự tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích .
- Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích.
2.Bài sắp học: Kiểm tra Văn (1 tiết)
- Ôn tập kiến thức phân môn Văn học 
- Tục ngữ, VB nghị luận.
Bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 97.doc