Giáo án Ngữ văn 7 tuần 12 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 12 - Trường THCS Hiệp Thạnh

CẢNH KHUYA

NGUYÊN TIÊU

( Rằm Tháng Giêng )

 Hồ Chí Minh .

I . MỤC TIÊU

 - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khưya và bài thơ chữ Hán Nguyên Tiêu ( Rằm tháng Giêng) của chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. KIẾN THỨC CHUẨN

1. Kiến thức :

- Sơ giản về Hồ Chí Minh .

 - Tình yên thiên nhiên gắn liền với tình yêu cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 - Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình: Ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

 

doc 17 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1447Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 12 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 	Ngày soạn : 15/10/2010
Bài 12
Văn học 
Tiết : 45 	Ngày dạy : 26/10/2010
CẢNH KHUYA
NGUYÊN TIÊU
( Rằm Tháng Giêng )
 Hồ Chí Minh .	
I . MỤC TIÊU
	- Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh khưya và bài thơ chữ Hán Nguyên Tiêu ( Rằm tháng Giêng) của chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức :
- Sơ giản về Hồ Chí Minh .
 	- Tình yên thiên nhiên gắn liền với tình yêu cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
	- Tâm hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
	- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình: Ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.
2. Kỹ năng :
 - Đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .
 	 - Phân tích đề thấy chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
	- So sánh sự khác nhau giưã nguyên tác và bản dịch thơ Rằm tháng Giêng.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG 
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ 
(?) Giới thiệu về nhà thơ Đỗ Phủ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ?
(?) Đọc thuộc lòng bài thơ. Qua bài thơ, em hiểu gì về phẩm cách con người ông?
Bài mới 
Giới thiệu bài : Ở các bài trước , các em đã được học nhiều bài thơ trong văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc . Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về thơ hiện đại Việt Nam . Trong đó hai bài thơ Cảnh Khuya và Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh là tiêu biểu . Tuy là thơ hiện đại nhưng hai bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển , từ thể thơ đến hình ảnh , tứ thơ và ngôn ngữ . Các em có thể vận dụng những hiểu biết về thơ cổ đã được trang bị để tìm hiểu hai bài thơ này.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh trả bài.
HOẠT ĐỘNG 2 ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
- Yêu cầu : HS đọc chú thích * SGK .
(?) Hãy cho biết một vài nét về Chủ tịch Hồ Chí Minh ?
- Giáo viên : Treo chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1947 – 1948 . Đây là Bác Hồ lúc sáng tác hai bài thơ trên .
(?) Hoàn cảnh sáng tác bài “ Cảnh Khuya” và “ Nguyên Tiêu” như thế nào ?
Giảng : Cuối 1947 , quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt lục lượng chủ lực và cơ quan đầu não của ta . Chiến dịch Việt Bắc của quân dân ta làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt lực lượng của chúng .
- Giáo viên : đọc mẫu bài “ cảnh khuya” và “ Nguyên Tiêu “ . 
- Giáo viên : Hướng dẫn cách đọc :
* Bài “ Cảnh khuya” 
- Câu 1nhịp :3/4 , Câu 2 , 3 nhịp : 4/3 , Câu 4 nhịp : 2/5 . Điệp ngữ “ Chưa ngủ” bắc cầu từ câu 3 -> 4 khi đọc cần nhấn mạnh .
* Bài “ Nguyên Tiêu” 
- Giọng : Chậm , thanh thản , sâu lắng
+ Phiên âm chữ Hán : Nhịp 4/3 , 2/2/3 .
+ Bản dịch thơ của Xuân Thủy : Nhịp 2/2/ , 2/4/2 , 2/2/2 , 2/4/2 .
- yêu cầu: HS đọc lại
(?) Cả hai bài thơ cùng viết theo thể thơ mà Bác rất yêu thích . Đó là thể thơ gì ? Điểm khác biệt ?
(?) Hãy xác định bố cục cho hai bài thơ trên ?
(?) Hãy cho biết nội dung hai bài thơ trên ?
- Yêu cầu : Đọc chú thích SGK trang 142 .
- HS : Đọc chú thích * SGK 
- HS : - Hồ Chí Minh ( 1890-1969 ) 
 - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam 
 - Danh nhân văn hóa thế giới , một nhà thơ lớn .
- HS : Quan sát chân dung Bác .
- HS : Hai bài thơ được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng pháp .
- HS : Nghe và chú ý .
- HS đọc hai bài thơ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giái viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giái viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giái viên.
- HS : Đọc chú thích .
I . TÌM HIỂU CHUNG
1) Tác giả :
HỒ CHÍ MINH 
Năm : 1946 – 1947 – 1948 
 - Hồ Chí Minh ( 1890-1969 ) 
 - Anh hùng giải phóng dân tộc .
 - Danh nhân văn hóa thế giới , một nhà thơ lớn của Việt Nam .
2) Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác 
 - Bài thơ “ Cảnh khuya” và “ Nguyên Tiêu” được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng pháp .
b) Thể thơ :
- Thất ngôn tứ tuyệt.
+ Cảnh khuya : Chữ Việt .
+ Rằm tháng Giêng : Chữ Hán .
+ Dịch thơ : Lục bát .
c) Bố cục 
- Bố cục : Khai , thừa , chuyển , hợp .
- Hoặc bôá cục : Hai câu đầu : Tả cảnh . Hai câu sau : Cảnh , phong thái Bác . 
3) Đại ý
- Cảnh Khuya , Nguyên tiêu : Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc , thể hiện tình cảm của Bác với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
HOẠT ĐỘNG 2 PHÂN TÍCH
- Giáo viên : Treo bảng phụ bài thơ cảnh khuya .
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Tăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khua như vẽ người chưa ngũ
Chưa ngủ ví lo nỗi nước nhà “
- Yêu cầu : HS đọc lại bài Cảnh Khuya .
- Yêu cầu : HS đọc lại hai câu đầu .
(?) Mở đầu bài thơ là âm thanh gì ? 
(?) Âm thanh đó được miêu tả như thế nào ?
(?) Cảnh vật ở rừng Việt Bắc trong đêm trăng được khắc họa như thế nào ?
(?) Biện pháp nghệ nào được sử dụng ở đây ? 
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh ở bài thơ ?
- Chốt:  Thể hiện nghệ thuật “ Thi trung hữu nhc5 , thi trung hữu họa”bức trang sống động.
- Bình : Không chỉ đẹp lung linh huyền ảo , chổ đậm , chổ nhạt , bóng cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng , lại có bóng lá , cây , bóng trăng in trên khóm hoa , mặt đất thành những bông hoa trăng dệt thêu như gấm rất đẹp . Chỉ có hai màu sáng – tối , trắng – đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắt . Người ta nhớ đến bản dịch “ Chinh Phụ Ngâm “ của Đoàn Thị Điểm .
“ Trăng dãi nguyệt , nguyệt in một tấm ,
Nguyệt lồng hoa , hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới trong lòng xiết đau ”
(?) Tìm những câu thơ khác tả tiếng suối ?
Bình : Từng có nhiều câu thơ tả tiếng suối bằng biện pháp so sách trực tiếp như tiếng nhạc 
“ Côn Sơn có suối nước trong
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm” 
( Côn Sơn Ca – Nguyễn Trải )
“ Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền”
( Thế Lữ – Tiếng sáo thiên thai )
Nhưng tất cả chưa thật gần gũi , sống động như câu thơ của Bác . Nếu câu đầu là vẻ đẹp của âm thanh thì câu hai lại đem cho người thưởng thức vẻ đẹp hình ảnh . Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc ( thi trung hữu nhạc ) thì câu hai trong thơ có họa (thi trung hữu họa ) .
- Yêu cầu : HS đọc lại hai câu cuối .
(?) Tâm trạng của Bác trong đêm trăng ở Việt Bắc ra sao ?
 (?) Câu thứ ba có gì đặc biệt ? Đóng vai trò như thế nào trong bài thơ ? Vì sao Bác mang một tâm trạng như thế ?
* Yêu cầu : HS thảo luận (1phút)
(?) Qua sự chưa ngủ của Bác , ta hiểu thêm điều gì về tâm hồn và tính cách của người ?
- Yêu cầu : Đại diện trình bài .
- Giáo viên : Nhận xét , đánh giá .
- Chốt =>
(?) Tìm biện pháp nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ đầu ?
(?) Giải thích tác dụng của nghệ thuật đó ?
(?) Biệt pháp nghệ thuật gì được sử dụng trong cặp câu thơ cuối ?
Bình : Lối điệp vắt dòng , bắt cầu làm ta lại nhớ đến bản dịch “ Chinh Phụ Ngâm “ của Đoàn Thị Điểm , cũng sử dụng cách điệp đó .
“ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy ,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng , ý thiếp ai sầu hơn ai ..,”
(?) Nhịp điệu ở câu 1 và câ 4 như thế nào ?
(?) Qua phân tích, em thấy gì ở phong cách thơ Bác ?
(?) Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ là gì ?
- Chốt =>
- Giáo viên : Treo bảng phụ bài thơ ( phiên âm ) .
Nguyên Tiêu
“ Kim dạ Nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang , xuân thủy , tiếp xuân thiên”
“ Yên ba khăm sứ đàm quân sự 
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”
 Hồ Chí Minh
- Yêu cầu : HS đọc lại phần phiên âm , dịch nghĩa, dịch thơ bài “Nguyên Tiêu” 
- Yêu cầu : HS đọc giải thích từ Hán Việt .
- Giáo viên : So sánh bản dịch của Xuân Thủy : Bản dịch : Lục bát , có thêm vào các từ: lồng lộng , bát ngát , ngân khá hay nhưng lại thiếu các từ : Kim dạ, chính viên , xuân thuỷ, yên ba thâm xứ ® Ý sai lạc , mất đi cái mù mịt , hư thực của cảnh khuya .
- Yêu cầu : HS đọc hai câu đầu ( phiên âm , dịch nghĩa, dịch thơ)
(?) Hai câu thơ giúp em hình dung cảnh đẹp gì 
- Chốt =>
(?) Nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài ? Câu thơ thứ nhất và thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và gợi ra vẻ đẹp rộng lớn của không gian như thế nào ?
- Chốt =>
Bình :
+ Câu đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo. Nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy toả sáng xuống khắp đất trời .
+ Câu 2 mở ra không gian bát ngát vô hạn, với con sông, mặt nước tiếp liền bầu trời. Điệp từ: Xuân nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân tràn ngập cả đất trời.
+ Một vài chổ dịch thơ chưa đạt : Đồng chí Xuân Thủy thêm vào từ “lồng lộng” rất gợi , nhưng lại làm mờ đi , thiếu đi phần hay của nguyên tác . Đây không phải là rằm Xuân chung chung mà là rằm tháng Giêng , là đêm Tết Thượng nguyên hết sức thiêng liêng trong tâm thức người Việt , trăng soi ( dịch ) làm sao cụ thể bằng nguyệt chính viên – vừa tròn , vành vạch trên bầu trời xanh Người dịch đã bỏ một từ Xuân – Xuân thiên . Đành rằng Xuân thiên đã hòa với Xuân giang và Xuân thủy (trong nguyên văn có 3 từ Xuân được lăp lại ) . Trong bản dịch lại không đạt điểm này .
Giảng thêm: Nguyên tiêu gợi nhớ tới tứ thơ, câu thơ, hình ảnh thơ cổ Trung Quốc và Việt Nam như : 
“ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc”
( Phú Đằng Vương các- Vương Bột )
- Yêu cầu : HS đọc hai câu cuối ( phiên âm , dịch nghĩa, dịch thơ)
 (?) Câu thơ thứ ba gợi cho ta biết thêm điều gì
(?) Câu thơ thứ ba có vai trò gì trong bài thơ ?
(?) Câu thơ thứ tư có một vẽ đẹp ra sao  ... làm so với đề, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho những lần sau.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
	1. Kiến thức
	- Củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản biểu cảm, về tạo lập văn bản và cáchsử dụng từ ngữ, đặt câu.
	2. Kỹ năng
	- Sửa chữa những lỗi khi tạo lập văn bản .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
 Đề : Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây , song em yêu quý nhất là loại cây nào ? Hãy viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN 
1. Mở bài .
- Giới thiệu loài cây . Lý do yêu 
thích .
2. Thân bài .
- Nêu các đặc điểm gợi cảm của 
loài cây .
- Giá trị của loài cây trong cuộc 
sống của em và cộng đồng .
3. Kết bài .
- Tình cảm của em đối với loài cây 
* Lưu ý : Đây là kiểu đề sáng tạo , giáo viên
khi chấm bài cần quan tâm đến ý tưởng
của học sinh .
PHÁT BÀI
 NHẬN XÉT CHUNG .
I. ƯU ĐIỂM
- Xây dựng đúng kiểu bài
- Bài văn có bố cục ba phần .
II. TỒN TẠI
- Viết sai nhiều lỗi chính tả .
- Lập luận chưa chặt chẽ .
- Một số em còn thiếu ý tưởng cho 
bài viết .
III. HƯỚNG KHẮC PHỤC
- Sửa các lỗi chính tả cho học sinh như từ : Buồng đao , Vui vẽ , điểm sấu .
- Sửa lỗi đặt câu , dựng đoạn , liên kết đọn cho học sinh .
- Hướng dẫn lại cách lập luận ( Theo dàn ý trên )
- Hướng dẫn các em tìm ý tưởng
IV. THỐNG KÊ ĐIỂM
HOẠT ĐỘNG 3 : HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
ĐỌC BÀI XUẤT SẮC 
1. Mai Thị Mơ – Lớp 72
2. Nguyễn Thị Kim Nguyên – Lớp 72
3. Cao Nhật Trường – Lớp 72
BIỂU DƯƠNG HỌC SINH XUẤT SẮC 
1. Mai Thị Mơ – Lớp 72
2. Nguyễn Thị Kim Nguyên – Lớp 72
3. Cao Nhật Trường – Lớp 72
HOẠT ĐỘNG 4 : CỦNG CỐ – DẶN DÒ
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
(?) Dàn ý một bài văn gồm mấy phần ?
(?) Quá trình tạo lập văn bản gồm những bước nào ?
(?) Đọc các câu sau:
“ Gần nhà xa ngõ
Bước thấp bước cao
Chân ước chân ráo”
(?) Những câu trên là:
a) Cao dao b) Tục ngữ c) Thành ngữ
- Học lại các bước tạo lập văn bản 
- Soạn bài “ Thành ngữ” theo các câu hỏi sách giáo khoa .
- Làm trước bài tập 1,2,3 SGK .
Tiếng việt
Tuần : 13 	Ngày soạn : 22/10/2010 
Tiết : 48 	Ngày dạy : 02/11/2010 
THÀNH NGỮ
I . MỤC TIÊU
	- Hiểu thế nào là thành ngữ.
	- Nhận biết thành ngữ trong văn bản; hiểu nghĩa và tác dụng của thành ngữ trong văn bản.
	- Có ý thức trau dồi vốn từ thành ngữ.
II. KIẾN THỨC CHUẨN 
1. Kiến thức
- Khái niệm về thành ngữ .
- Ý nghĩa của thành ngữ .
- Chức năng của thành ngữ trong câu.
- Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ.
2. Kỹ năng
- Nhận biết thành ngữ
- Giải thích ý nghĩa của một số thành ngữ thông dụng.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 KHỞI ĐỘNG
Ổn định 
Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
Bài mới
Giới thiệu bài: Trong lời ăn , tiếng nói hằng ngày, nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không cố ý nhưng ngược lại nó đã tạo nên một hiệu quả giao tiếp tốt Đó là sự sinh động , gây ấn tượng mạnh nơi người nghe , người đọc. 
Vậy thành ngữ là gì ? Để hiểu rõ về thành ngữ với những
 đặc điểm của nó, Chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh đem tập bài soạn.
HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
- Giáo viên : Treo bảng phụ câu ca dao sau :
Nước nao lận đận một mình
Thần cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
- Yêu cầu : HS đọc thông tin bảng phụ .
(?) Có thể thay thế một vài từ trong cụm này được không ? Chẳng hạn như : Lên núi xuống ghềnh , Lên thác xuống suối ? Tại sao ?
(?) Có thể chêm thêm một vài từ khác vào cụm từ này được không ? như : Lên trên thác xuống dười ghềnh ? Vì sao ?
(?) Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ trên được không ? Vì sao?
(?) Nhận xét cấu tạo cụm từ Lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao trên ?
(?) Em hiểu lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì ? Tại sao nói lên thác xuống ghềnh ? 
(?) Từ nhận xét trên , ta rút ra đặc điểm gì về cấu tạo của thành ngữ và nghĩa của thành ngữ?
Chốt =>
(?) Giải nghĩa thành ngữ Nhanh như chớp? Tại sao lại nói “ nhanh như chớp” ?
- Lưu ý: Tuy nhiên cũng có một số trường hợp trong sử dụng người ta có thể thay đổi chút ít về kết cấu của thành ngữ như : 
- Giáo viên : Treo bảng phụ lưu ý 
- Châu chấu đá xe
® châu chấu đấu ông voi.
- Đứng núi này trông núi nọ
Đứng núi này trông núi khác
Đứng núi nọ trông núi kia.
- Sống để dạ chết mang theo
Sống để dạ chết chôn theo.
Bài tập nhanh 
Tìm các thành ngữ đồng nghĩa với hai thành ngữ sau : 
Nước đổ lá khoai
và
Lòng lang dạ thú 
- Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa thành ngữ:
- Giáo viên : Treo bảng phụ sau và cho HS thảo luận 03 phút .
NHÓM 1
Tham sống sợ chết.
 Bùn lầy nước động.
Mưa to gió lớn.
Mẹ goá con côi.
Năm châu bốn biển.
NHÓM 2
Lên thác xuống ghềnh. ( Aån dụ)
Lòng lang dạ thú. (hoán dụ)
Rán sành ra mở. ( nói quá)
Nhanh như chớp. (so sánh)
Khẩu phật tâm xà. (hoán dụ)
(?) Em hiểu gì về ý nghĩa của thành ngữ trong hai nhóm trên ?
(?) Cách hiểu nghĩa của hai nhóm này có giống hay khác nhau ? 
- Giáo viên : Nhận xét .
- Chốt: Phần lớn thành ngữ mang nghĩa hàm ẩn.
(?) Em hãy nói những hiểu biết của em về nghĩa của thành ngữ ?
- Giáo viên : Treo bảng phụ ví dụ sau :
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
 Hồ Xuân Hương
....phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt em thì em chạy sang
 Tô Hoài 
- Yêu cầu : HS đọc thông tin trong bảng phụ
(?) Xát định thành ngữ trong hai ví dụ trên ?
(?) Xác định vai trò ngữ pháp của hai thành ngữ: Bảy nổi ba chìm , tắt lửa tối đèn ?
(?) Như vậy thành ngữ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu ?
(?) Hãy phân tích cái hay của những thành ngữ trên ?
Chốt =>
Bài tập nhanh 
Điền từ thích hợp vào các câu sau để tạo một thành ngữ ?
 1. Ăn cháo
 2. ..rút ván .
 3. Mẹ tròn..
 4. .cửa rộng .
- HS : Quan sát .
- HS : Đọc thông tin .
- HS : Không thay thế được . Bởi nghĩa có thể thay đổi ( lỏng lẻo , nhạt nhẽo)
- HS : Không thêm được . Vì cụm 
từ vòng vo 
- HS : Không hoán đổi được vì đây là 
Vì đây là trật tự cố định . nếu
 hoán đổi thì cụm từ không có 
nghĩa 
- HS : Cấu tạo chặt chẽ từ thứ tự 
các từ đến nội dung .
- HS : Gian nan, vất vả, cực khổ, lênh đênh trôi nổi , phiêu bạt .
- HS : Thành ngữ có cấu tạo cố định , biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh .
- HS : Nhanh như chớp : Hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác 
- HS : Nghe và quan sát .
- HS : Làm bài tập .
+ Thành ngữ đồng nghĩa với : Nước đổ lá khoai là : Nước đổ đầu vịt ; Nước đổ lá môn ; Công dã tràng ; Nước lã ra sông 
+ Thành ngữ đồng nghĩa với : Lòng lang dạ thú là : Lòng lang dạ sói ; Lòng chi dạ cá 
- HS : Quan sát , thảo luận :
- Đại diện nhóm giải thích nghĩa.
+ Nhóm 1: Hiểu trực tiếp (nghĩa đen).
+ Nhóm 2: Hiểu theo nghĩa hàm ẩn (nghĩa bóng) theo quan hệ liên tưởng: Aån dụ, hoán dụ, so sánh, nói quá
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS : Đọc thông tin .
- HS : Thành ngữ Bảy nổi ba chìm ; Tắt lửa tối đèn .
- HS : Bảy nổi ba chìm làm Vị ngữ - Tắt lửa tối đèn làm phụ ngữ ( Định ngữ ) cho danh từ Khi 
- HS : Làm chủ ngữ , vị ngữ , phụ ngữ .
- HS : Thành ngữ ngắn gọn , hàm súc có tính hình tượng , biểu cảm cao .
- HS : Làm bài tập .
1. Đái bát ( đá bát )
2. Qua cầu 
3. Con vuông
4. Nhà cao .
I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ ? 
- Thành ngữ : là một cụm từ cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Ví dụ : Nhanh như chớp .
- Nghĩa của thành ngữ :
+ Nghĩa của thành ngữ có thể được suy ra trực tiếp từ nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo nên thành ngữ đó.
+ Ví dụ: Tham sống sợ chết 
+ Nhưng đa số là nghĩa hàm ẩn, trừu tượng
+ Ví dụ: Rán sành ra mỡ.
II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ 
-Thành ngữ : Làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ cho cụm danh từ , động từ 
- Thành ngữ : Ngắn gọn , hàm súc có tính hình tượng , tính biểu cảm cao .
HOẠT ĐỘNG 3 - LUYỆN TẬP 
-Yêu cầu : HS đọc bài tập 1 SGK .
(?) Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu trên ?
- Giáo viên : Nhận xét bổ sung .
-Yêu cầu : HS đọc bài tập 3 SGK .
(?) Điền thêm yế tố để thành ngữ được trọn vẹn ?
- Giáo viên : Nhận xét bổ sung .
- HS : Đọc bài tập 1 SGK .
- HS : Làm bài tập .
- HS : Ghi nhận .
- HS : Đọc bài tập 3 SGK .
- HS : Làm bài tập .
- HS : Ghi nhận .
II. LUYỆN TẬP
1. Giải nghĩa
a) Sơn hào hải vị : Món ăn ngon, lạ , sang trọng ví như những món ăn quý hiếm lấy ở rừng núi , ở biển .
Nem công chả phượng : những món ăn ngon quý và hiếm .
b) Tứ cố vô thân : Không có họ hàng gần gũi (4 phía không ai- cô độc).
Khoẻ như voi : Có sức mạnh như voi .
c) Da mồi tóc sương : Da bị lốm đốm như mai con đồi mồi , tóc bạc như sương (già).
3 . Điền thêm yếu tố để thành ngữ trọn vẹn
+ Lời ăn tiếng nói.
+ Một nắng hai sương.
+ Ngày lành tháng tốt.
+ No cơm ấm áo.
+ Bách chiến bách thắng.
+ Sinh cơ lập nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 4 CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
(?) Kể tên một số thành ngữ mà em biết ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học ghi nhơ ù.
(?) Nêu các thao tác làm một bài văn ?
- Soạn bài : Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học .
+ Đọc văn bản SGK .
+ Trả lời câu a , b trang 147.
+ Nghiên cứu và chọn văn bản thực hiện 
theo luyện tập 1, 2 SGK .
- Chuẩn bị : Bài viết số 03 
- HS : Chó ngáp phải ruồi , nằm 
chờ sung rụng , há miệng chờ sung ,
Tham sống sợ chết , cơm no áo ấm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc