I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết.
3 Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu mái trường thân yêu.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGK,SGV, thiết kế
2. HS: Đọc và soạn bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy- học.
Ngày giảng: Lớp7a.../.../2010 Lớp7b.../.../2010 Lớp7c.../.../2010 Tiết 1 Văn bản: cổng trường mở ra Lý Lan I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dựng văn bản viết. 3 Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu mái trường thân yêu. II. Chuẩn bị: 1. GV: SGK,SGV, thiết kế 2. HS: Đọc và soạn bài. III. Tiến trình tổ chức dạy- học. 1.ổn định tổ chức (1’): -Lớp 7a TS.........vắng................................................................ -Lớp 7b TS.........vắng................................................................ -Lớp 7c TS.........vắng................................................................ 2. Kiểm tra: Sách vở, bút mực của HS. 3. Bài mới. Tg *Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chung -GV: Đọc giọng dịu dàng, chậm rãi, đôi khi thì thầm - GV cùng HS đọc lần lượt hết bài. - GV chọn 2,3 chú thích SGK để giải thích. -GV: Văn bản được viết theo thể loại gì? ( Thể loại: Bút kí- biểu cảm. Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con. Ngôi kể: Thứ nhất (Người mẹ). - CH: Văn bản chia làm mấy đoạn? (+Đ1: Từ đầu-> năm học: Tâm trạng 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng. + Đ2: Còn lại: ấn tượng tuổi thơ qua liên tưởng của mẹ) -HS: Trả lời *Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu văn bản - GV:Từ văn bản vừa đọc, hãy tóm tắt đại ý bài văn này? -HS: Suy nghĩ trả lời -GV: Đêm trước ngày khai trường, bà mẹ có tâm trạng như thế nào? * HS thảo luận. - GV nêu GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - CH: Tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? .Hoạt động nhóm - Thời gian: - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề -Đại diện nhóm trình bày kết quả -GV nhận xét, thống nhất ý kiến: (+ Mẹ: Hồi hộp, không ngủ, suy nghĩ + Con: Thao thức, nhẹ nhàng, vô tư) -CH: Tại sao người mẹ không ngủ được? ( Phần thì lo cho con, hay nôn nóng về ngày khai trường đầu tiên của con mình). -HS: Suy nghĩ trả lời -HC: Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đầu tiên để lại ấn tượng sâu nặng trong tâm hồn người mẹ? ( Hằng năm mẹ còn nhớ mẹ vừa bước vào). -HS: Trả lời -GV: Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em , người mẹ đang nói với ai? ( Người mẹ nhìn con ngủ như đang tâm sự với con nhưng là nói với chính mình). - Cách viết này có tác dụng gì? (Làm nổi bật được tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm, những điều sâu kín, khó nói bằng lời trực tiếp) -HS: Tìm thông tin trong Sgk, trả lời -GV: Qua phân tích em thấy bà mẹ là người như thế nào? - HS đọc đoạn văn từ: Mẹ nghe nói ở Nhật-> hết -CH: Đoạn văn thể hiện nội dung gì?Theo em, câu nào nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? ( Ai cũng biếtsau này) * HS thảo luận *GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - Cuối bài người mẹ nói: “Bước qua cổng trường -> thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”. Em hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? *Hoạt động nhóm -Thời gian: - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề *Đại diện nhóm trình bày kết quả *GV nhận xét, thống nhất ý kiến: - Qua bài văn, em rút ra được bài học gì sâu sắc nhất khi nghĩ về người mẹ của mình? - HS trả lời: - Qua tìm hiểu bài em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật? - Gọi 2-3 em đọc phần ghi nhớ (SGK). *Hoạt động3: HDHS Luyện tập -GV: Có ý kiến: “Ngày khai trường vào lớp1 có dấu ấn sâu đậm nhất”. Em có tán thành không? Vì sao? ( Tuổi mẫu giáo chơi nhiều hơn học, vào lớp 1 mới thực sự có cảm nhận đi học. Có sách vở, ghi chép bài, nghe thầy cô giảng -> Buổi đầu tiên đi học). - Viết thành đoạn văn kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày đầu tiên đi học của em? - HS đọc đoạn văn -> GV nhận xét. (10’) (20’) 5’ 5’ (6’) I. Đọc ,tìm hiểu chú thích, bố cục. 1. Đọc. 2. Chú thích. 3. Bố cục: 2 đoạn. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Đại ý: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai giảng của con. 2. Tâm trạng của người mẹ. - Thao thức không ngủ. - Suy nghĩ triền miên. - Giúp con chuẩn bị đồ dùng học tập. - Dọn dẹp nhà cửa ... -> Người mẹ có lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng đối với con. Đó là phẩm chất cao đẹp của người mẹ. - Nhà trường mang lại cho các em kiến thức, đạo đức, tình cảm, đạo lý *Ghi nhớ (SGK- 9). III. Luyện tập. *Bài tập 1: *Bài tập 2: 4. Củng cố(3’): - Qua bài văn em cảm nhận được điều gì? - Đọc phần đọc thêm. 5. Hướng dẫn học ở nhà(2’): - Viết đoạn văn hoàn chỉnh-> chép vào vở. - Nắm vững nội dung phần ghi nhớ SGK. - Chuẩn bị bài: Mẹ tôi. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày giảng: Lớp7a.../.../2010 Lớp7b.../.../2010 Lớp 7c.../.../2010 Tiết 2 Mẹ tôi ét-môn-đơ-đơ A-mi-xi I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và thấm thía những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái và con cái đối với cha mẹ. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm và cảm nhận văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu thương và kính trọng cha mẹ. II. Chuẩn bị: 1.GV: Một số câu ca dao nói về công lao cha mẹ. 2.HS: Đọc, soạn bài theo câu ca dao nói về công lao cha mẹ. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.ổn định tổ chức (1’): -Lớp 7a TS..........vắng....................................................................... -Lớp 7b TS..........vắng....................................................................... -Lớp 7c TS..........vắng....................................................................... 2.Kiểm tra(4’): - CH: Tâm trạng của người mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai giảng giống và khác nhau như thế nào? - ĐA: + Mẹ: Hồi hộp, không ngủ, suy nghĩ + Con: Thao thức, nhẹ nhàng, vô tư. 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Tg Nội dung *Hoạt động1: HDHS Đọc, tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn đọc: Cần thể hiện được những tâm trạng buồn khổ của người cha. - GV đọc mẫu 1 đoạn-> gọi HS đọc, HS khác nhận xét-> GV uốn nắn. - CH: Có từ nào trong bài các em không hiểu? - GV thống kê lên bảng, giảng giải cho HS hiểu -> yêu cầu đọc kỹ phần chú thích SGK. *Hoạt động2: HDHS Tìm hiểu văn bản - CH: Tại sao nội dung văn bản là 1 bức thư người bố gửi cho con nhưng lại lấy nhan đề là “ Mẹ tôi” ( Vì qua bức thư người bố gửi con hiện lên hình ảnh người mẹ cao cả lớn lao). -HS: Suy nghĩ, trả lời - CH: Không để người mẹ trực tiếp xuất hiện, cách viết ấy có tác dụng gì? ( Tác giả dễ dàng mô tả, bộc lộ tình cảm, thái độ quí trọng của người bố đối với mẹ. Nói được tế nhị, sâu sắc những gian khổ người mẹ giành cho con; điểm nhìn từ người bố-> Tăng tính khách quan cho sự việc, đối tượng được kể và thể hiện được tình cảm, thái độ của người kể). - CH: Thái độ của người bố đối với En-ri-cô như thế nào? -HS: Trả lời - CH: Dựa vào đâu mà em biết điều đó? ( Lời lẽ trong thư: “Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm, không thể nén được cơn tức giận, thà rằng bố không có con” -HS: Tìm thông tin trong sgk, trả lời - CH: Lí do gì khiến bố có thái độ ấy? ( En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ). - CH: Em có nhận xét gì về lời nói của người bố khi nói với En-ri-cô? - CH: Trước thái độ của người bố, En-ri-cô cảm thấy như thế nào? ( Vô cùng xúc động). * HS thảo luận *GV nêu vấn đề, nhiệm vụ: - CH: Điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư của bố? *Hoạt động nhóm -Thời gian: - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề *Đại diện nhóm trình bày kết quả *GV nhận xét, thống nhất ý kiến: (+ Bố ghi lại những kỷ niệm giữa hai mẹ con. + Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết. + Những lời nói chân thành, sâu sắc của bố). - CH: Theo em, vì sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư? ( Tình cảm sâu sắc thường tế nhị, kín đáo, không nói trực tiếp được, viết thư chỉ nói riêng với người mắc lỗi, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa làm người mắc lỗi không mất lòng tự trọng-> Đây là cách ứng sử trong đời sống gia đình, nhà trường, xã hội). - Qua bức thư, em có nhận xét gì về tình cảm, thái độ của người bố đối với con? - CH: Người mẹ của En-ri-cô được nói đến qua những chi tiết nào? (Thức đêmmẹ sẵn sàngcó thể ăn xin để nuôi con, hy sinh tính mạng để cứu con). -HS: Trả lời - CH: Nhận xét gì về người mẹ của En-ri-cô thể hiện công lao của cha mẹ đối với con cái? - CH: Đã bao giờ em phạm lỗi với mẹ chưa? Nếu có là lỗi gì? - HS trả lời. - CH: Qua văn bản em cảm nhận được điều gì? ( Bài văn giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ). -HS: Cùng nhau suy nghĩ, trả lời *Hoạt động 3: Tổng kết - CH: Theo em chủ đề bài văn là gì? - CH: Bức thư mang tính biểu cảm ở chỗ nào? ( Giọng điệu chân thành, tha thiết vừa nghiêm khắc vừa dứt khoát phù hợp với tâm lý trẻ thơ). *Hoạt động4:HDHS Luyện tập -GV: Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ buồn phiền. -HS: Suy nghĩ trả lời (10’) (15’) 5’ (5’) (5’) I. Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc. 2. Chú thích. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Nhan đề văn bản “Mẹ tôi”. - Qua bức thư của người bố gửi cho con hiện lên hình ảnh của người mẹ 2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô. - Đau đớn, tức giận, buồn bã. - Kiên quyết và nghiêm khắc. - Lời nói chân thành, sâu sắc. - Cách sử sự của người bố chính là bài học về cách ứng sử trong gia đình, ở nhà trường và ở ngoài xã hội. -> Tấm lòng, tình cảm sâu sắc của người cha đối với con. 3. Hình ảnh người mẹ. - Dịu dàng, hiền hậu. - Hết lòng yêu thương con. ->Công lao của cha mẹ vô cùng to lớn. III. Tổng kết. *Ghi nhớ IV. Luyện tập. 4.Củng cố(3’): - Bài văn nói về vấn đề gì? ( Cách ứng sử giữa cha mẹ với con cái và giáo dục tình yêu thương, kính trọng cha mẹ). - Phân tích câu ca dao: “Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”. 5.Hướng dẫn học ở nhà(2’): - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái. - Chuẩn bị bài: Từ ghép. * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy ......................................................... ... ................... Tiết 137. chương trình địa phương phần tiếng việt. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Giúp HS nhận biết, khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả phụ âm đầu: l / n, gi/ d / r, tr / ch, ... 3. Thái độ: Giáo dục tình yêu Tiếng Việt. II. Chuẩn bị GV: Tìm một số từ ngữ có phụ âm đầu l / n, gi / r/ d, ch/ tr... HS: Tìm hiểu một số lỗi thường mắc ở địa phương. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức( 1 ph) 7B:.................... 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong tiết dạy. 3. Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động1. HDHS phân biệt phụ âm l / n. ( 10') - GV đọc cho HS chép vào vở -> 2 HS lên bảng chép. - HS nhận xét bài viết của hai bạn trên bảng. - HS nhận xét. - GV định hướng. - trong các từ láy Tiếng Việt chỉ có n- n và l - l-> Vậy chỉ cần biết một tiếng trước là có thể biết được tiếng kia. -> GV kết luận, sửa những phụ âm sai. * Hoạt động 2. HD HS phân biệt d / gi. ( 10') - GV diễn giảng cho HS thấy: - HS khái quát những ý chính. - HS viết một số từ ( GVđọc ) vào phiếu học tập, 2 HS lên bảng viết. - Nhận xét - GV uốn nắn- HS sửa. * Hoạt động 3. HDHS phân biệt r / gi/ d. ( 9' ) - GV: ở Bắc Bộ cũng thường đọc r/ gi/d. Kết quả những chữ có 3 phụ âm đầu như trên thường viết lẫn lộn - Cho VD từ láy âm R. - GV định hướng. * Hoạt động 4. HDHS viết đoạn văn.(10') - GV đọc cho HS chép đoạn văn hoặc bài thơ. - Gọi 2 HS lên bảng chép đoạn văn từ: " "Đêm. Thành phố.................gõ nhịp". Trong văn bản: Ca Huế trên sông Hương. SGK - 100. - HS đọc, nhận xét, GV nhận xét, kết luận - Chú ý Hs phân biệt tốt các phụ âm tr/ ch, s/ x, d/ gi/ r... 1. Phân biệt l /n. VD: - no nê, nườm nượp, nông nổi, nô nức... - lao lúng, lanh lẹn, lành lặn, lơ lửng... 2. Phân biệt gi / d. - gi: Không đứng trước các vần bắt đầu bằng: oa, oă, uâ, oe, uê, uy... - d: lại có thể đứng trước các vần ấy. => Gặp các chữ có những vần bắt đầu bằng: oa, oă, uâ, oe, uê, uy, thì viết chữ d. * Những từ hay nhầm lẫn phụ âm đầu gi/ d. - diễn giảng - giáo dục - gian lận - dân gian - danh giá - gia giáo. 3. Phân biệt r / gi/ d. - Về mặt kết hợp trong chữ r: không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oe, uy. - Vậy gặp những vần này cứ viết là d. ( ngoại lệ chữ roa, trong dây cu- roa.) - Về mặt láy âm, r không láy với gi, d. VD: rung rinh, rủ rê. - rẻ rúm, răm rắp, rải rác. 4. Viết đoạn văn. 4. Củng cố( 3 ph) - Cách phân biệt: l/n, d/ gi/ r. - Đặt câu và phân biệt các phụ âm l/ n, ch/ tr, s/ x. r/ gi/ d... 5. HD học ở nhà ( 2 ph) - Học bài, tìm những từ ngữ có các phụ âm đầu như trên. - Sưu tần đoạn thơ, văn chép đúng các phụ âm, phát âm chuẩn các phụ âm. - Soan tiết: 138. Ngày giảng:...................... Tiết 138. chương trình địa phương phần tiếng việt. ( tiếp theo.) I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Tiếp tục giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.. - Làm một số bài tập khắc phục lỗi chính tả. 2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đọc đúng, phát âm chuẩn. 3. Thái độ: Say mê học tập bộ môn. II. Chuẩn bị GV: Tìm một số từ có phụ âm đầu ch / tr; s/ x... HS: Tìm hiểu các lỗi về phụ âm đầu ở địa phương. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức( 1 ph) 7B:.................... 2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động1. HDHS phân biệt tr / ch.(10') - ở Bắc bộ nói chung không phân biệt được tr / ch: cá trê và con chó đều đọc là: cá chê, con chó. - GV khái quát ý cơ bản. - GV đọc cho HS viết một số từ tr với ch. - HS viết vào phiếu học tập - Hai HS trình bày trên bảng. - Nhận xét - uốn nắn -> HS sửa, viết vào vở. - GV đọc cho HS viết một số từ ngữ với tr. 2 HS viết trên bảng. - Nhận xét , uốn nắn. * Hoạt động nhóm ( 2-4 em ) - GV nêu yêu cầu nhiệm vụ. ? Tìm một số từ ngữ có âm ch và tr? - HS viết vào phiếu học tập. - Hoạt động nhóm ( 5 ph) - Nhiệm vụ: các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng, đọc kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ xung, GVKL. - Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ, viết đúng chính tả... * Hoạt động 2. HDHS phân biệt s / x.(10') - Khi nói, người đồng bằng bắc bộ bỏ mất thói quen quặt lưỗich nên đọc tr thành ch, s thành x, r thành d => Vì không phân biệt được s/x nên họ gọi là xờ nặng, xờ nhẹ. -> Phân biệt bằng cách: ? Tìm một số chữ có x kết hợp với các vần trên? ( HS thi tìm đúng, tìm nhanh.) ? Tìm một số từ điệp âm S ? * Hoạt động 3. HDHS làm bài tập.( 15') ? Điền ch hoặc tr vào chỗ trống? ? Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những tiếng sau? ? Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp? - HS tự chọn và viết đoạn văn, bài thơ. - GV đọc cho HS chép 2 khổ thơ trong bài " Măng tre" của Võ Quảng. Măng tre. Tôi cây măng tre Mọc lên giữa bụi Chưa tròn một tuổi Cành chửa thành cành. Lá vừa nẩy xanh Mỏng như cánh bướm Thức dậy buổi sớm Nghe tiếng chim ca Hớp giọt sương sa Lòng nghe mát rượi. - 2 HS đọc khổ thơ, nêu nhận xét và tự phân biệt các phụ âm: tr/ ch, s/ x, r/ d. - Hs nhận xét, GVnhận xét KL: 4. Phân biệt tr với ch. - Tr không thể đứng trước những chữ có vần bắt đầu bằng: oa, oă, oe, uê do đó gặp những vần này ta viết với ch. * VD: choáng mắt, choảng nhau, ôm choàng, cái choé, chim chích choè, nông choèn choẽn. * trình độ, lập trường, truyền thống, triều đại, trào lưu, trường hợp, trùng lặp, trường học. 5. Phân biệt S / X. - Về mặt kết hợp tronh âm tiết, S không đi với các vần bắt đầu bằng oa, oă, uê, oe... VD: Xuề xoà, xuê xoa, xoay xở, xệch xoạc, xoắn lại, xun xoe, xoành xoạch, xềnh xoàng, xoen xoét... VD: Sờ soạng, sồ sề, sục sạo, sung sướng, sỗ sàng. - Về mặt láy âm; X và S đều láy điệp âm đầu, nhưng S lại không láy với X. Do đó cả hai chữ đều phải hoặc là điệp S hoặc là điệp X. VD: sắc sảo, san sát, sáng sủa, sững sờ, sừng sững, sụt sùi, sụt sịt... - Xao xuyến, xôn xao, xanh xao, xào xạc, xí xoá, xì xồ, xoàng xĩnh... 6. Bài tập. a. chân lí, trân trọng, trân thành. b. mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì. c. liêm sỉ, dũng sĩ, sỉ vả, sĩ khí... d. HS viết đoạn văn hoặc bài thơ. 4. Củng cố( 3 ph) - Cách phân biệt tr/ ch, s / x, .... 5. HD học ở nhà ( 2 ph) - Học bài. - Tìm ví dụ có từ s/ x, ch/ tr... - Thực hiện, hoàn thiện các bài tập SGK. - Tập viết bài rèn luyện lỗi chính tả. Ngày giảng:...................... Tiết 139 + 140. trả bài kiểm tra tổng hợp. I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: Qua điểm số và nhận xét của GV , học sinh tự đánh giá kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng làm bài, hình thức diễn đạt. 2. Kĩ năng: Lựa chọn, phân biệt, tích hợp 3 phân môn khi làm bài kiểm tra tổng hợp. 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức độc lập suy nghĩ , tự giác khi làm bài. II. Chuẩn bị GV: Bài viết của HS đã chấm, chữa. HS: Sửa lỗi mắc phải trong bài kiểm tra. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức( 1 ph) 7B:.................... 2. Kiểm tra bài cũ ( không ) 3. Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung * Hoạt động1. HDHS tìm hiểu đề bài.( 36 ph). - Trả bài kiểm tra cho HS. - GV đọc lại đề cho HS đối chiếu. ? Đề bài yêu cầu chúng ta phải làm gì? ( Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án trả lời mà em cho là đúng (9 câu). Mỗi câu đúng 0,25 điểm. - GV nêu đáp án. HS đối chiếu với bài viết của mình. - HS đọc lại đề bài - GV chép đề. ? Đề yêu cầu chúng ta phải làm gì? ? Muốn viết được một bài văn hoàn chỉnh trước tiên em phải làm gì? ? ý chính cần nêu trong phần nêu vấn đề là gì? ? Phần giải quyết vấn đề gồm mấy ý chính? ? Phần kết thúc vấn đề em cần phải làm gì? * Hoạt động 2. Nhận xét chung.(45') - GV nhận xét cụ thể bài làm của HS về nội dung. - Tuyên dương một số bài làm khá: Phong, Lai, Lương, Hường. - Nêu mồt số bài làm còn mắc nhiều lỗi, trình bày chưa khoa học, diễn đạt yếu: Thắng, Long, Nhất, Thuần. - Chỉ cụ thể những tồn tại thường rễ mắc trong bài viết của HS. - Một số bài sai chính tả: Xung quanh -> Sung quanh. Chúng ta -> trúng ta. Lâm sản -> nâm xản, phủ sanh, chồng cây, sử lí, .... - Sửa câu, diễn đạt. - Giúp HS phân biệt các phụ âm còn mắc lỗi: tr / ch, n /l, s/ x, r/ gi/ d... - GV yêu cầu HS đọc một bài khá, một bài yếu -> rút kinh nghiệm. - HS xem lại bài viết của mình. Xem các lỗi mắc phải và tự sửa lỗi. I. Đề bài. A. Phần trắc nghiệm khách quan (9 câu- 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A C B C B C Biểu điểm. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 9.( 1 điểm, mỗi ý xác định đúng cho 0,25 điểm.) 1. Xác định ý nghĩa về cách thức. 2. Xác định ý nghĩa về thời gian. 3. Xác định ý nghĩa mục đích. 4. Xác định ý nghĩa nguyên nhân. B. Phần trắc nghiệm tự luận ( 7 điểm) * Đề bài. Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. a. Tìm hiểu đề, tìm ý. b. Dàn bài. * Mở bài.( 1 điểm) Giới thiệu lợi ích của rừng. * Thân bài.( 5 điểm) + Chứng minh vai trò của rừng trong cuộc sống con người (1,5 Điểm) - Cung cấp gỗ phục vụ xây dựng nhà cửa, cầu cống, đóng đồ dùng... - Cung cấp dược liệu: Điều hoà khí hậu, làm trong sạch không khí. - Là môi trường sống của động vật. - Tạo cảnh quan thiên nhiên, giúp con người thư giãn tinh thần. + Việc khai thác và bảo vệ rừng hiện nay? (1 điểm) - Nhà nước đã có những chính sách, pháp luật. - Vẫn còn hiện tượng khai thác, phá rừng bừa bãi. Hậu quả... + Con người cần phải làm gì? ( 1 điểm) - Bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. + Liên hệ thực tế.( 1,5 điểm) - Bản thân, gia đình, nhà trường, địa phương trong việc bảo vệ rừng. * Kết luận: (1 điểm) - Khẳng định việc bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. II. Nhận xét chung. 1. Nội dung kiến thức. - Ưu điểm: Đa số các em hiểu đề, làm được bài, lập luận giải thích rõ ràng. - Nhược điểm: Một số chưa nắm vững kiến thức, xác định chưa đúng yêu cầu của đề, giải thích chưa rõ ràng, diễn đạt chưa lưu loát. 2. Hình thức: - Ưu điểm: Nhiều bài trình bày rõ ràng, viết sạch, đẹp. - Nhược điểm: Một số bài trình bày còn bẩn, còn tẩy xoá, còn dùng 2 loại mực ( xanh, đen, bút bi, bút chì..). Còn hiện tượng viết hoa tuỳ tiện, viết sai chính tả, chưa biết trình bày câu, đoạn của bài văn. 4. Củng cố( 5 ph) - Phương pháp làm bài kiểm tra tổng hợp. - Phạm vi nội dung trọng tâm bài viết. - Lí thuyết về văn nghị luận giải thích, chứng minh. - GV thu bài, nhận xét ý thức học tập trong giờ của HS. 5. HD học ở nhà ( 3 ph) - Ôn tập cách làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh. - Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ Văn 7 đã được học. )
Tài liệu đính kèm: