Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 29

Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 29

 Tiết 113: KIỂM TRA VĂN

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

 -Ôn tập và củng cố kiến thc văn học ( nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản đã học trong học kỳ II - lớp 8)

- Tích hợp phần văn với phần Tiếng Việt và TLV ở các kiểu câu, hành động nói và các kiểu bài văn biểu cảm, nghị luận

- Học sinh rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ngắn.

B/ Chuẩn bị:

 - GV: Soạn giáo án, ra đề, làm đáp án

 - HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: ôn kĩ các KT văn đã học trong học kỳ II.

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 29 
Ngày soạn: 25.3.08 Ngày dạy: /4/08
 Tiết 113: KIỂM TRA VĂN
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 -Ôn tập và củng cố kiến thc văn học ( nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản đã học trong học kỳ II - lớp 8)
- Tích hợp phần văn với phần Tiếng Việt và TLV ở các kiểu câu, hành động nói và các kiểu bài văn biểu cảm, nghị luận
- Học sinh rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và tự luận ngắn. 
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, ra đề, làm đáp án
 - HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp: ôn kĩ các KT văn đã học trong học kỳ II.
C/ Tiến trình dạy học:
 I/ Ổn định lớp: 1'
 II/ Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
- GV chép đề lên bảng
-Theo dõi, đôn đốc học sinh làm.
- Chép đề.
-Làm bài kiểm tra.
* Đề :
 IV. Củng cố:(1')
 -Thu bài, nhận xét tiết kiểm tra.
V.Dặn dò:(1')
 - Làm lại đề trên vào vở bài tập. Tiếp tục ôn tập các kiến thức văn đã học. Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu. 
 - Đọc soạn bài : Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
Đề:
 A. Trắc nghiệm: 5 điểm – Khoanh tròn chữ cái đầu các đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trong bài Quê hương, Tế Hanh đã so sánh cánh buồm với hình ảnh nào?
 A. Con tuấn mã. B. Mảnh hồn làng. C. Dân làng. D. Quê hương.
Câu 2: Hai câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm – Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
 A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ.
Câu 3: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh ra đời của bài thơ Khi con tu hú ?
 A. Khi tác giả bị bắt giam ở nhà lao Thừa phủ.
 B. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
 C. Khi tác giả đang bi giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
 D. Khi tác giả vượt ngục để về với cuộc sống tự do.
Câu 4: Hình ảnh nào xuất hiẹn hai lần trong bài Khi con tu hú? 
 A. Lúa chiêm. B. Trời xanh. C. Con tu hú. D. Nắng đào.
Câu 5: Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh được viết bằng chữ gì?
 A. Chữ Hán B. Chữ Nôm. C. Chữ quốc ngữ. D. Chữ Pháp
Câu 6: Minh nguyệt có nghĩa là gì?
 A. Trăng đẹp B. Trăng sáng. C. trăng soi. D. Ngắm trăng
Câu 7 : Bố cục của bài Chiếu dời đô gồm mấy phần ?
 A. hai phần. B. Ba phần. C. Bố phần. D. Năm phần.
Câu 8 : Ai là người thường dùng thể Chiếu ?
 A. Vua. B. Nhà sư. C. Nhà nho ẩn dật. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9 : văn bản Bàn luận về phép học được trích dẫn từ :
 A. Bài Cáo của Quang Trung. B. Bài tấu của Nguyễn Thiếp.
 C. Bài hịch của nguyễn Thiếp. D. Bài tấu của Nguyễn Trãi.
Câu 10: Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương câu “theo điều học mà làm” trong bài Bàn luận về phép học?
 A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Ăn vóc, học hay.
 C. Học đi đôi với hành. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
B. Tự luận: 5 điểm
 Chép lại và phân tích tác dụng biểu cảm của những câu cảm trong hai bài thơ Quê hương và Khi con tu hú. 
Đáp án: 
A/ Trắc nghiệm:
 Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: A; Câu 4: C; Câu 5: A; Câu 6: B; Câu 7: B; Câu 8: A; Câu 9: B; Câu 10: C.
B. Tự luận: 
*Chép đúng các câu thơ miêu tả cảm xúc trực tiếp: 2 điểm 
- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
- Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
* Phân tích giá trị biểu cảm:
- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!: Cảm xúc, ấn tượng, nỗi nhớ quê hương khi xa cách được tập trung vào mùi vị của làng biển (1 điểm)
- Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 Cảm xúc ngột ngạt, tù túng căm uất như là không chịu nổi nữa vì ngộp thở, vì bị mất tự do. Tiếng tu hú cứ vang lên như giục giã người thanh niên cách mạng đấu tranh để phá tung ngục tù, giành tự do. ( 2 điểm )
Ngày soạn: Ngày dạy: 
 Tiết 114: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của câu; khả năng thay đổi trật tự từ.
- Hình thành ý thức lựa chọn trật tự tự từửtong nói víet cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng tình cảm của bản thân
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, bảng phụ, sgk
 - HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C/ Tiến trình dạy học:
 I/ Ổn định lớp: 1'
II/ Kiểm tra bài cũ:
? Lượt lời trong hội thoại được quy định như thế nào? Cần phải sử dụng lượt lời như thế nào để đạt hiệu quả trong giao tiếp?
III/ Giới thiệu bài:
IV/ Bài mới:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: 
Treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn của NTT lên ( các chữ trong câu in đậm có thể linh động)
 Cho học sinh thực hiện đọc đoạn trích và yêu cầu của bài tập 
Giải thích nhiệm vụ k quát  cho học sinh trả lời câu hỏi.
 Chỉ định học sinh chuyển vị trí  để tạo ra những trật tự mới mà vẫn đảm bảo đúng nghĩa cơ bản
Cho học sinh thi tìm nhanh/nhiều cách sắp xếp
? Để diễn đạt nội dung tương tự câu in đậm trong đoạn văn có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ? (cho học sinh ghi)
Hướng dẫn học sinh trao đổi về câu hỏi 2
Hướng dẫn học sinh phát biểu, nhận xét, bổ sung 
 Hướng dẫn học sinh à kết luận.
 Cho học sinh đọc câu hỏi 3 → trao đổi theo bàn – trình bày .
Hướng dẫn học sinh trao đổi, nhận xét, phát biểu 
GV kẻ thành bảng sơ kết
? Hiệu quả của những cách sắp xếp trật tự từ này có giống nhau không? Từ đó ta có thể rút ra kết luận gì?
 Cho học sinh đọc, suy ngẫm mục Ghi nhớ: SGK 
Hoạt động 2: 
Treo bảng phụ chép sẵn đoạn trích của Thép Mới lên bảng.
Gọi 3 học sinh đọc 3 bài tập và nắm yêui cầu nội dung công việc cần thực hiện.
 Cho 1 học sinh giải bài tập 1a làm mẫu
 Gọi học sinh đọc và suy nghĩ giải đáp các bài tập còn lại
 Hướng dẫn học sinh nhận xét, kết luận.
Gọi học sinh đọc đoạn văn của Thép Mới – trao đổi.
 Gọi học sinh trình bày, trao đổi → thống nhất. 
Yêu cầu học sinh quan sát sơ kết phần I → bảng và 1 số ý kiến –bg; phát biểu.
 Gọi học sinh đọc to, rõ phần Ghi nhớ: SGK 
Hoạt động 3: 
 Gọi học sinh đọc bài tập và trao đổi theo nhóm (bàn)
Gọi học sinh phát biểu 
Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung.
Quan sát, đọc đoạn văn của Ngô Tất Tố trên bảng phụ
Đọc yêu cầu của bài tập.
 Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Nhận xét, bổ sung 
Chuyển vị tríđể tạo ra các trật tự mớighi vào vở nháp
→ có nhiều cách sắp xếp
Thực hiên thi đua tìm
Quan sát, phát hiện, phát biểu 
Ghi các cách  vào vở
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Nhận xét, bổ sung 
 Đọc câu hỏi 3
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Nhận xét 
Từ phân tích, quan sát à đưa ra kết luận
 Phát biểu, nhận xét, bổ sung .
Đọc, suy ngẫm mục Ghi nhớ - chép vào vở.
- Đọc đoạn văn 
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
à thống nhất: cách viết của TMcó hình ảnh diễn đạt cao hơn vì hài hoà về ngữ âm
Quan sát, theo dõi, nhận xét phát biểu.
 Trao đổi
Đọc Ghi nhớ: SGK 
I/ Tìm hiểu chung:
 * Cai Lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ.
* Cai Lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất.
* Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, Cai Lệ gõ đầu roi xuống đất.
* Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, Cai Lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.
* Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất, Cai Lệ thét.
* Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều sái cũ, Cai Lệ thét.
ðLặp lại từ roi ở đầu câu→ liên kết chặt câu ấy với câu trước - đặt thét cuối câu→ l kết  câu sau; mở rộng bằng gõ đầu roi xuống đất → nhấn mạnh sự hung hãn của Cai lệ.
Câu
Nhấn mạnh sự hung hãn
Liên kết với câu trước
Liên kết với câu sau
1
2
3
4
5
6
7
-
-
-
-
-
+
+
+
-
-
-
-
+
-
-
+
+
+
* Ghi nhớ: SGK 
II/ Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ:
Bài tập 1.a: Đùng giật phắt chỗ anh Dậu à thứ tự trước sau của các hoạt động 
- Chị Dậu xám mặt tay hắn à thứ tự trước sau
- Cai lệ và người nhà Lý trưởng àthứ bậc cao thấp của các nhân vật, cũng có thể = thứ tự xuất hiện của các nhân vật
- roi song thường à ứng với TT của cụm từ đứng trước 
* Ghi nhớ: SGK 
III Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a. Kể tên các vị anh hùng xuất hiện theo thứ tự xuất hiện trong lịch sử.
 b. Đẹp vô cùng đứng trước à nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng
Hò ô lên trước à bắt vần với Sông lô tạo cảm giác kéo dài thể hiện sự mênh mông của sông nước - đảm bảo câu bắt vần với câu trước và sự hài hoà về ngữ âm
 c. Lặp lại  ở hai đầu hai vế câu à liên kết với câu đứng trước
.
V/ HĐ 5: Củng cố - dặn dò: 2’
 * Về nhà: Học kỹ nội dung kiến thức bài học. Hoàn chỉnh các bài tập vừa thực hiện vào vở.
 Soạn và chuẩn bị kỹ cho bài “Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ”: Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở soạn bài. Làm lại đề bài viết số 6 vào vở chuẩn bị cho tiết trả bài.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
 Tiết 115: TRẢ BÀI TLV SỐ 6
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu  về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
- Tự đánh giá chất lượng bài làm của bản thân, năng lực làm văn của mình so với yêu cầu của đề bài và với các bạn rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong các lần sau.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, chấm bài, ghi điểm-nhận xét tổng hợp
 - HS: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C/ Tiến trình dạy học:
 I/ Ổn định lớp: 1'
II/ Kiểm tra bài cũ:
? Lượt lời trong hội thoại được quy định như thế nào? Cần phải sử dụng lượt lời như thế nào để đạt hiệu quả trong giao tiếp?
III/ Giới thiệu bài:
IV/ Bài mới:
Hoạt động 1: 
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập lại kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý.
 - Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài → ghi lại đề lên bảng
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý
I.Yeâu caàu veà hình thöùc:
	- Baøi vieát ñuùng theå loaïi: nghò luaän.
	- Coù ñaày ñuû boá cuïc 3 phaàn: MB-TB-KB.
	- Vaên phong trong saùng, dieãn ñaït maïch laïc, chöõ vieát roõ raøng, saïch seõ, ñuùng chính taû.
II.Yeâu caàu noäi dung: Baøi vieát caàn neâu ñöôïc caùc yù cô baûn sau:	
 * MB: Giải thích khái quát về thế nào là con ngoan trò giỏi.
 * TB: 
 + Vị trí của con ngoan trò giỏi có trong mục đích rèn luyện của người học sinh ..
 + Giải thích thế nào là con ngoan ?...
 + Giải thích thế nào là trò giỏi ?...
 + Những biểu hiện cụ thể của người con 
 + Mối quan hệ giữa hai phẩm chất này trong học sinh : .
 * KB: Muốn trở thành con ngoan trò giỏi em phải phấn đấu ra sao
Hoạt động 2: GV phát lại bài cho học sinh để học sinh tự nhận xét bài làm - cho học sinh trao đổi bài và nhận xét, đánh giá chéo.
Hoạt động 3: GV nhận xét, đánh giá chung về bài làm của học sinh :
	- Đọc một số bài (đoạn văn) của học sinh viết tốt → biểu dương
	- Đọc một số bài (đoạn văn) của học sinh viết TB - yếu ( không nêu tên) để học sinh đối chiếu.
 * Nếu còn thời gian → cho học sinh chữa bài làm của mình.- GV theo dõi, uốn nắn
IV.Dặn dò:1'
 - Học kĩ kiến thức về dạng bài - viết bài để trau dồi thêm kỹ năng.
 - Xem và chuẩn bị nội dung bài: "Biên bản'', “ Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”.
RÚT KINH NGHIỆM:
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 116: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Thấy được tự sự và miêu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe (đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn.
	- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao.
B. Chuẩn bị:
	GV: nghiên cứu bài, soạn giáo án, sgk, bảng phụ
	HS: Soạn bài trước ở nhà theo yêu cầu của GV
C. Tiến trình dạy học:
 I. Ổn định lớp: 1’
 II. Kiểm tra bài cũ: 5’
 III. Giới thiệu bài mới: 1’
 IV. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (20’)
Cho học sinh xem các đoạn trích trong mục I.1sgk
Cho học sinh thảo luận những câu hỏi gợi ý trong sgk à phát biểu 
Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung => kết luận: xác định yếu tố kể, tả→ mục đích chính
Cho học sinh loại trừ các yếu tố miêu tả ra khỏi văn bản.
? Sức thuyết phục của văn bản bị mất mát, hao hụt như thế nào?
? Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ?
GV sơ kết, củng cố à Ghi nhớ: SGK 
Gọi học sinh đọc Ghi nhớ: SGK 
Gọi học sinh đọc văn bản mục II.2 
? Văn bản này để kể chuyện về chàng Trăng và nàng Han hay dùng làm luận cứ chứng tỏ 1 Tr. cổ của dân tộc MN có nhiều nét giống với Tr. Thánh Gióng ở M xuôi?
? Trong văn bản này có các yếu tố tự sự và miêu tả không?
Nếu có hãy chỉ ra các yếu tố ấy.
? Tác giả có kể lại toàn bộ Truyện không?
? Vì sao tác giả chỉ kể kĩ càng những chi tiết không nói cười, bay lên mặt trăng; Nàng Han thành tiên bay lên trời sau khi thắng giặc?
? Tác giả có miêu tả tràn lan không?
? Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ta phải chú ý những gì?
Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung → kết luận
à Ghi nhớ: SGK 
Gọi học sinh đọc Ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập (12’)
Gọi học sinh đọc bài tập 1 và thực hiện yêu cầu của bài tập.
Cho học sinh trình bày.
Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung → kết luận
Nêu yêu cầu bài tập 2
Hướng dẫn và cho học sinh thực hiện
Hướng dẫn nhận xét, bổ sung 
đọc kĩ các đoạn trích trong mục I.1sgk
suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
a, kể về thủ đoạn bắt lính, tả cảnh khổ sở của người bị bắt línhð tự sự và miêu tả không phải là mục đích chủ yếu.
M đích: NAQ viết nhằm vạch trần sự tàn bạo giả dối của cái gọi là mộ lính tình nguyện à tức là nhằm làm rõ đúng, sai, phải, trái => phải là văn bản nghị luận.
B, Suy nghĩ:
Lược bỏ y tố tự sự và miêu tả trong văn bản 
Nhận xét:  
Không hình dung rõ sự lừa gạt, giả dối
ð
Củng cố lại KT vừa phân tích 
Đọc Ghi nhớ: SGK 
sinh đọc văn bản mục II.2 
suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
nhận xét 
Phát hiện, phát biểu 
Phát biểu 
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Suy luận, trao đổi, phát hiện - phát biểu 
Không - chỉ những hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm mới được miêu tả kĩ
Từ việc phân tích →khái quát lại, phát biểu 
Nhận xét, bổ sung 
Đọc, suy ngẫm Ghi nhớ: SGK 
Đọc bài tập 1
Suy nghĩ, trao đổi làm bài tập
Trình bày
Nhận xét, bổ sung 
Chú ý nắm bắt yêu cầu bài tập
Thực hiện làm bài tập à trình bày.
Nhận xét, bổ sung 
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận :
 a. 
văn bản được tạo lập nhằm mục đích nào là chủ yếu?
=> Tự sự, miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn, làm bài văn có sức thuyết phục mạnh hơn.
Các yếu tố miêu tả và tự sự đưa vào bài văn nghị luận phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn
* Ghi nhớ: SGK 
II/ Luyện tập :
 Bài tập 1:
 TS: giúp hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.
NT: Làm người đọc như trông thấy trước mắt khung cảng đêm trăng và cảm xúc của tác giả để nhận rõ hơn về bề sâu một tâm tư
Bài tập 2:
ð Có thể miêu tả: gợi lại vẻ đẹp của hoa sen; Tự sự: kể lại kỉ niệm về bài ca dao đó.
V. Củng cố - dặn dò: 6’
? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản nghị luận? Phải chú ý gì khi ta đưa các y tố này vào văn nghị luận?
- Về nhà: học kĩ KT trong bài, hoàn thành các bài tập trên lớp đã làm vào vở bài tập – Làm tiếp bài tập 1,2 trong SBTNV *, T2 tr75, 76 vào vở
Nghiên cứu soạn bài luyện tập . Và bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục theo các câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu văn bản  và đọc để nắm kĩ văn bản, phần chú thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8_tuan 29.doc