I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian. Tóm tắt được văn bản ngắn gọn.
- Biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
- HS nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực so sánh, liên hệ, kết nối, tưởng tượng, suy luận
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản
- Năng lực nhận xét những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn bản, tóm tắt được văn bản.
BÀI 2: BÀI HỌC CUỘC SỐNG ( Truyện ngụ ngôn) Môn: Ngữ Văn; lớp: 7 Thời gian thực hiện: 14 tiết Văn bản 1: NHỮNG CÁI NHÌN HẠN HẸP: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG THẦY BÓI XEM VOI Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian. Tóm tắt được văn bản ngắn gọn. - Biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn đã học (hoặc đã đọc, đã nghe). - HS nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực so sánh, liên hệ, kết nối, tưởng tượng, suy luận b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản - Năng lực nhận xét những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn bản, tóm tắt được văn bản. 3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: - Tự hào về kho tàng văn học dân tộc, bồi dưỡng lòng nhân ái, tâm hồn trong sáng, cao thượng. - Bồi dưỡng tình cảm gia đình, bạn bè - Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Kế hoạch bài dạy Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Clip liên quan đến bài học. Máy chiếu Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi hoặc vấn đáp HS c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV chọn một trong các cách sau: * Cách 1: Trò chơi Ai nhanh hơn? + Chia lớp thành 2 đội (tương đương 2 dãy) + Học sinh mỗi đội sẽ lần lượt viết tên những truyện ngụ ngôn mà mình đã được nghe, được đọc lên bảng. Trong thời gian 3 phút, dãy nào viết được nhiều đáp án đúng lên bảng nhất sẽ thắng cuộc. * Cách 2: Vấn đáp: Nêu cảm nhận về một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em yêu thích. Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào chủ điểm mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Tìm hiểu Tri thức ngữ văn, chuẩn bị đọc a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS . d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Tìm hiểu tri thức ngữ văn (SGK tập 1 trang số 32 ), cho biết Truyện ngụ ngôn là gì? Đặc điểm của nó là gì? - GV phát phiếu học tập số (1) cho HS Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận theo cặp. hoàn thành phiếu học tập (1) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức + GV bổ sung I. Tìm hiểu Tri thức ngữ văn 1. Khái niệm truyện ngụ ngôn 2. Đặc điểm: Phiếu học tập số 1 2. Trải nghiệm cùng văn bản a. Mục tiêu: Nắm được cách đọc sao cho truyền cảm, các từ ngữ chú thích, đọc đúng ngữ điệu, thái độ, tình cảm của nhân vật. b. Nội dung: Hs sử dụng Sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, hoàn thành phiếu học tập số (1) và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn cách tìm hiểu các từ ngữ chú thích, cách đọc tên các nhân vật, địa danh, hướng dẫn HS đọc phần tóm tắt văn bản, tác giả, các sự kiện và diễn biến của cốt truyện - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ HS đọc chú thích, đọc văn bản phân vai, trả lời câu hỏi suy luận trong bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đọc trước lớp và trả lời câu hỏi + GV gọi hs nhận xét cách đọc của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. II. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Tìm hiểu chú thích 2. Đọc văn bản 3. Suy ngẫm và phản hồi a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, hoàn thành phụ lục (1), phiếu học tập (2), (3), (4) và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Tóm tắt truyện " Ếch ngồi đáy giếng" Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS đọc thầm lại văn bản và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số (2). Sau đó trao đổi sản phẩm với nhóm khác. Bổ sung thông tin còn thiếu vào phiếu học tập cho nhóm của mình. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận theo cặp và hoàn thành phiếu học tập số (2) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. + HS sửa chữa lại phiếu học tập NV2: Tìm hiểu đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc lại Tri thức Ngữ Văn, điền vào phiếu học tập số 3 - HS tiếp nhận nhiệm vụ cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ + HS suy nghĩ, điền vào phiếu học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm học tập. + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV 3: tóm tắt truyện " Thầy bói xem voi" và tìm hiểu đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xem lại phần tri thức Ngữ Văn - GV chia lớp thành 4 nhóm + Nhóm 1 và 2 thực hiện nhiệm vụ tóm tắt truyện vào tập bài tập. + Nhóm 3 và 4 tìm hiểu đặc điểm truyện ngụ ngôn trong văn bản. - HS tiếp nhận Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩa trả lời dựa trên tri thức phần suy ngẫm vừa làm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm 2 và nhóm 4 trả lời - HS thuộc 2 nhóm còn lại nhận xét và góp ý hoàn chỉnh Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng III. Suy ngẫm và phản hồi 1. Câu chuyện về chú ếch a) Tóm tắt truyện: Có một con ếch kiêu ngạo, quen thói khinh thường người khác sống trong một cái giếng hẹp. Một năm, trời mưa to đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ nên ếch bị một con trâu ngang qua giẫm chết. b) Những đặc điểm của truyện ngụ ngôn - Đề tài: loài vật - Thời gian: một năm nọ - Không gian: cái giếng và trên đường => Không gian và thời gian phiếm chỉ, không xác định. - Nhân vật chính: chú ếch kiêu ngạo, xem thường mọi người xung quanh. - Tình huống truyện: Ếch vốn sống nơi thế giới quen thuộc, bỗng có trận mưa to đưa ếch ta ra thế giới rộng lớn bên ngoài. - Chủ đề: Phê phán những kẻ có hiểu cạn hẹp lại kiêu ngạo, khoe khoang. => Thông điệp của truyện ngụ ngôn. 2. Câu chuyện về năm thầy bói xem voi a) Tóm tắt truyện: HS tự làm b) Những đặc điểm của truyện ngụ ngôn - Đề tài: con người ( nghề thầy bói) - Thời gian: một ngày ế hàng - Không gian: mơ hồ > Không gian và thời gian phiếm chỉ, không xác định. - Nhân vật chính: năm ông thầy bói - Tình huống truyện: năm ông thầy bói mù xem voi và nhận xét về voi. - Chủ đề: Phê phán những kẻ phiến diện, không suy xét vấn đề một cách toàn diện, khái quát. => Thông điệp của truyện ngụ ngôn. 4. Tổng kết a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d.Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS củng cố lại các kiến thức đã học. Nhắc lại Khái niệm, các đặc điểm của truyện ngụ ngôn, nội dung của văn bản 1. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức IV. Tổng kết Truyện ngụ ngôn là những bài học thể hiện những nhận thức, quan niệm về thế giới và con người của nhân dân. Hiểu những câu chuyện ấy chính là hiểu được diện mạo tâm hồn đẹp đẽ của cha ông ta. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu phân biệt truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn. b. Nội dung: phân biệt truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS kể tên một vài văn bản truyện cổ tích - GV yêu cầu HS kể tên một vài văn bản truyện ngụ ngôn - GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 4 - HS tiếp nhận nhiệm vụ -GV gọi HS trả lời - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu tác phẩm cùng thể loại. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để sưu tầm các sản phẩm liên quan thể loại truyện ngụ ngôn c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các câu chuyện, tranh ảnh, phim, ca khúc,... có liên quan truyện ngụ ngôn và ghi vào Sổ tay truyện ngụ ngôn - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà sưu tầm và tạo sổ tay - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức ở tiết học cuối năm " Trưng bày sản phẩm sáng tạo". PHIẾU HỌC TẬP SỐ (1) Dựa vào phần TRI THỨC NGỮ VĂN, hãy hoàn thành bản sau: ĐỀ TÀI CỐT TRUYỆN TÌNH HUỐNG TRUYỆN SỰ KIỆN NHÂN VẬT KHÔNG GIAN, THỜI GIAN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Sơ đồ tóm tắt truyện " Ếch ngồi đáy giếng" Con ếch Sự việc 1: Sự việc 2: Sự việc 3: Sự việc 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ (3) Đọc lại văn bản Sgk, hãy hoàn thành sơ đồ sau: Đặc điểm nghệ thuật Đề tài: Tình huống truyện Các nhân vật: Thời gian Không gian PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Yếu tố Đọc truyện ngụ ngôn Đọc truyện cổ tích Cốt truyện . .. .. . .. .. Nhân vật . .. .. . .. .. Nội dung, ý nghĩa . .. .. . .. .. CHUẨN BỊ BÀI HỌC .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... RÚT KINH NGHIỆM ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: