Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66 đến 89 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66 đến 89 - Năm học 2011-2012

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.

 - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.

B. Hình thức:

 - Hình thức: kiểm tra tự luận

 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm tại lớp trong 90 phút.

C. Thiết lập ma trận:

1. Các đơn vị kiến thức: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Kiểu bài văn tự sự,

2. Các nội dung cần kiểm tra, đnh gi: Kiểu bài tự sự + miêu tả + biểu cảm + nghị luận + độc thoại, đối thoại,.

 3. Ma trận :

 

doc 46 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66 đến 89 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14: BÀI 14
Ngày 21/11/2011 - Tiết 66,67 
Lớp 9A2 + 9A8
 Nguyễn Thành Long
 A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm vững:
1. Kiến thức: 
 - Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
 - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
 2. Kĩ năng:
 - Nắm bắt diễn biến truyện và tĩm tắt được truyện.
 - Phân tích đước nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
	3. Thái độ: Giáo dục tình yêu lao động, yêu con người mới, ý thức và tinh thần trách nhiệm.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn, ảnh Nguyễn Thành Long, ảnh về Sa Pa & tư liệu khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, giảng bình.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động lên lớp:
 * Kiểm tra bài cũ: 
 - Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
 - Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân VN trong kháng chiến.
 - Câu hỏi khuyến khích: Nêu những nét lớn về đặc điểm con người của nhà văn Nguyễn Thành Long và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
 * Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả-tác phẩm.
- Gọi học sinh đọc mục chú thích.
- Ta cần nắm những gì về tác giả?
- Học sinh dựa vào sgk để trả lời.
- Giáo viên khái quát kiến thức về tác giả đặc biệt là sở trường của nhà văn.
- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Học sinh trả lời. Giáo viên chốt lại kiến thức về tác giả, tác phẩm.
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc và đọc một đoạn.
- Giáo viên gọi nhiều học sinh đọc và nhận xét cách đọc.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tình huống độc đáo của truyện:
? Truyện có mấy nhân vật? Đâu là nhân vật chính?
? Truyện xây dựng một tính huống như thế nào?
? Em có nhận xét gì vềvai trò của tình huống này?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo đôi bạn.
- Giáo viên gợi ý: Vì sao tác giả để cho 3 nhân vật dưới xuôi gặp anh thanh niên?
? Vì sao các nhân vật phụ nhìn về phía anh thanh niên?
- Học sinh trả lời, GV gọi HS khác bổ sung.
- GV chốt lại tình huống truyện.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật anh thanh niên:
? Vị trí của nhân vật anh thanh niên trong truyện được tác giả miêu tả như thế nào?
? Hãy nhận xét cách miêu tả của tác giả về nhân vật này?
? Qua câu chuyện với 3 người, em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên? 
- HS trả lời, GV diễn giải.
? Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên?
? Vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ như vậy?
? Em hiểu vì sao ngôn ngữ anh thanh niên được khắc họa nhiều?
- HS suy nghĩ độc lập và trả lời, GV chốt lại.
? Em cảm nhận được tính cách và phẩm chất gì của anh thanh niên qua cuộc trò chuyện này?
? Em hiểu được gì về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật ở câu chuyện này?
- HS trả lời, GV giảng bình chi tiết này.
- GV dẫn dắt qua nội dung khác.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu các nhân vật khác:
? Những nhân vật phụ có thể chia thành mấy nhóm?
? Nhân vật nào góp phần thể hiện rõ chủ đề nhất?
? Nhân vật họa sĩ đã bộc lộ quan điểm về con người và nghệ thuật ở những chi tiết nào?
- HS trả lời độc lập, GV diễn giải.
? Chủ đề của truyện bộc lộ qua cái nhìn của nhân vật này như thế nào? 
? Hình tượng anh thanh niên được đề cao như thế nào trong suy nghĩ của ông?
? Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô gái vào câu chuyện?
- HS trả lời, GV giảng bình chi tiết này.
? Em hiểu như thế nào về vai trò của các nhân vật phụ? Vì sao các nhân vật đều không có tên?
- Học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời.
? Em cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của văn bản?
- HS trả lời, GV khái quát lại những nét lớn về nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của truyện ngắn.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả (sgk)
2.Tác phẩm: (sgk)
a. Hoàn cảnh ra đời: (sgk)
b. Tóm tắt: học sinh tự tóm tắt.
II. Tìm hiểu đoạn trích:
1. Tình huống truyện: 
- Cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi của 3 người với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.
- Các nhân vật phụ nhìn về phía nhân vật chính-tạo ấn tượng cho người đọc về nhân vật chính.
2. Nhân vật anh thanh niên:	
a. Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả:
- Anh thanh niên xuất hiện trong chốc lát.
- Nhân vật hiện lên qua cách nhìn, đánh giá của 3 nhân vật.
b. Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên:
- Hoàn cảnh sống và công việc: làm việc một mình ở độ cao 2600m.
- Say mê với nghề và hiểu được ý nghĩa của công việc.
- Tìm thấy niềm vui trong công việc.
- Chu đáo, ngăn nắp.
- Lịch sự, cởi mở, hiếu khách và khiêm tốn.
= Nhân vật bộc lộ tự nhiên những nét đẹp về tính cách, tình cảm và tâm hồn.
= Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động.
3. Các nhân vật khác:
a. Nhân vật họa sĩ: (Nhà văn ẩn mình)
b. Bác lái xe, cô kỹ sư:
- Họ là những con người không tên như đã thể hiện những phẩm chất đáng quý: yêu cuộc sống, say mê với công việc, âm thầm lặng lẽ cống hiến cho đời.
4. Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ quốc.
III. Tổng kết: ghi nhớ: sgk/189
* Củng cố và hướng dẫn học:
	- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên và ông họa sĩ.
	- Nắm những đặc điểm về tác giả.
	- Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích.
	- Viết một đoạn văn ghi lại cảm nhận về nội dung & nghệ thuật của văn bản.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới ở nhà:
	- Xem lại phương pháp làm bài văn tự sự.
	- Chuẩn bị các đề 3,4 trang 191 để làm bài viết số 3
* Nội dung ôn tập dần:
* Nội dung và nghệ thuật tiêu biểu các đoạn trích trong Truyện Kiều:
 1. Chị em Thúy Kiều: 
 - Ca ngợi vẻ đẹp của Thúy Vân và tài sắc vẹn tồn của Thúy Kiều, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh.
 - Sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. Sử dụng nghệ thuật địn bẩy và ngơn ngữ miêu tả tài tình.
 2. Cảnh ngày xuân:
 - Miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng qua ngơn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của N.Du.
- Ngơn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật. 3 . Mã Giám Sinh mua Kiều:
 - Thể hiện tấm lịng cảm thương, xĩt xa trước thực trạng con người bị chà đạp (những thế lực tàn bạo chà đạp lên sắc tài và nhân phẩm của người phụ nữ); lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buơn người.
 - Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh: diện mạo, hành động, ngơn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa.
 4. Kiều ở lầu Ngưng Bích:
- Tâm trạng cơ đơn, buồn tủi và tấm lịng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
 - Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngơn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Rút kinh nghiệm:
- Giáo viên cung cấp đủ kiến thức cho học sinh.
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà khá.
-----------
Ngày 22 & 25/11/2011 - Tiết 68,69 
Lớp 9A2 + 9A8
Bài tập làm văn số 3 - văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
 - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày.
B. Hình thức:
	- Hình thức: kiểm tra tự luận
	- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm tại lớp trong 90 phút.
C. Thiết lập ma trận:
1. Các đơn vị kiến thức: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Kiểu bài văn tự sự,
2. Các nội dung cần kiểm tra, đánh giá: Kiểu bài tự sự + miêu tả + biểu cảm + nghị luận + độc thoại, đối thoại,...
	3. Ma trận :
Mức độ
Chủ đề/Nội dung
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Văn bản tự sự
1
1
Số điểm
10.0 điểm
10.0 điểm
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động lên lớp:
* Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
 * Tổ chức làm bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Giáo viên phát đề cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh xác định thể loại.
- Vận dụng tốt kỹ năng làm bài văn tự sự.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh dàn bài.
- Học sinh làm bài.
- Giáo viên thu bài.
I. Đề bài: 
Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, em hãy kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình với thấy cô giáo cũ.
II. Hướng dẫn làm bài:
- Xác định thể loại: Viết văn bản tự sự có sử dụng yếu tố nghệ thuật, biểu cảm và miêu tả nội tâm.
- Kỹ năng: Vận dụng những hiểu biết về Tiếng Việt để viết một văn bản.
- Hình thức: bài làm phải sạch sẽ, đúng quy tắc chữ viết,
- Nội dung: kể lại một kỷ niệm đáng nhớ.
III. Dàn bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu lý do nhớ lại kỷ niệm.
- Nêu cảm xúc về kỷ niệm.
2. Thân bài:
- Miêu tả khái quát sự việc
- Những kỷ niệm đó như thế nào.
- Tâm trạng của mình, cảm xúc như thế nào.
- Kỷ niệm gợi về là gì
- Kết thúc kỷ niệm ra sao.
3. Kết bài: suy nghĩ chung về kỷ niệm.
* Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
 - Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: a,b,c,d SGK/192,193.
 - Xem trước phần luyện tập.
Rút kinh nghiệm
Giáo viên cung cấp đủ kiến thức dàn bài cho học sinh.
Học sinh nắm được kiến thức và vận dụng vào bài làm khá.
-------------
 Ngày 25/11/2011 - Tiết 70 
Lớp 9A2 + 9A8
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: Giup học sinh nắm vững:
1.Kiến thức:
 - Vai trị của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Những hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
 - Đặc điểm c ... øi.
- Giáo viên nêu lại yêu cầu của bài làm.
* Hoạt động 2: Nhận xét chung
- G/v nêu những ưu điểm của học sinh trong bài viết ở nhiều phương diện, có dẫn chứng cụ thể và phân tích.
- G/v chỉ ra những ưu điểm: nội dung bài làm, cách sắp xếp các ý như thế nào?
- Chỉ ra những lỗi về phương pháp, những lỗi về hình thức diễn đạt: 
+ Cách dùng từ.
+ Viết câu, chính tả.
- Ở mỗi loại sai, giáo viên nêu ra những bài cụ thể.
* Hoạt động 3: Chữa lỗi chung.
- G/v thống kê một số lỗi h/s thường mắc phải ở những dạng khác nhau.
- Hướng dẫn h/s phân tích những nguyên nhân mắc lỗi.
- Cho h/s sửa chữa dựa vào những nguyên nhân từng loại.
- G/v thống kê từng loại và có nêu cụ thể.
- Nêu và biểu dương các bài làm khá, giỏi. 
I. Đề bài: 
II. Đáp án: (có ở tiết 74-75)
III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Nắm được đặc trưng phương pháp làm bài.
- Bài làm phần đông có bố cục 3 phần.
- Nêu được các đặc điểm cụ thể.
- Một số ít bài diễn đạt được.
- Tạm thời sắp xếp được các chi tiết.
2. Khuyết điểm:
- Đa số học sinh không nắm phương pháp làm bài văn.
- Nội dung bài viết quá sơ sài.
- Bài viết chưa có ý thức vận dụng kiến thức tổng hợp trong bài làm.
- Bài viết sai chính tả quá nhiều, dùng tư,ø đặt câu sai quy tắc.
- Nhiều bài viết không mang tính thẩm mỹ.
IV. Chữa lỗi chung:
1 Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp từ không chuẩn.
2. Lỗi dùng từ: Dùng câu không đúng.
3. Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu.
4. Kết quả cụ thể:
* Văn:
 Loại: G Kh TB Y K
- 9A7: Thuận, Hoàn, 
* Tiếng Việt:
 Loại: G Kh TB Y K
- 9A7: 
5. Các bài làm khá: Thuận, Hoàn 
6. Trả bài cho học xem và chữa lỗi:
* Hướng dẫn học bài ở nhà: xem lại phần thực hành tập làm thơ 8 chữ tiết 54.
Rút kinh nghiệm
Học sinh rút ra được ưu, khuyết điểm của bài làm .
Học sinh nắm lại được kiến thức cũ đã học.
Rút kinh nghiệm và cố gắng cho bài kiểm tra tiếp theo.
 * Nội dung ôn tập dần:
1. Tư tưởng của Nguyễn Duy gửi gắm qua bài “Ánh trăng” là gì?
a. Con người cĩ thể vơ tình, lãng quên tất cả nhưng thiên nhiên, quá khứ nghĩa tình thì luơn trịn đầy, bất diệt.
b. Thiên nhiên vạn vật thì vơ hạn, tuần hồn cịn cuộc đời con người thì hữu hạn.
c. Thiên nhiên luơn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người.
d. Cuộc sống vật chất dù đầy đủ rồi cũng sẽ tiêu tan, chỉ cĩ đời sống tinh thần là bất diệt.
2. Xác định phương châm hội thoại trong các câu sau: 
Câu
Phương châm hội thoại
a) Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
b) Nói có sách mách có chứng
c) Vàng thì thư,û lửa thử than
 Chuông kêu thử tiếng người ngoan thử lời 
d) Nói gì mà tràng giang đại hải chẳng ai hiểu gì cả.
e) Nói nửa úp nửa mở chẳng hiểu gì hết.
3.Theo em, thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” là gì?
a. Cơng việc vất vả, nặng nhọc b. Sự cơ đơn, vắng vẻ
c. Thời tiết khắc nghiệt d. Cuộc sống thiếu thốn.
 * Hướng dẫn & dặn dò học sinh làm bài kiểm tra học kỳ I
=== Hết tuần 17 ===
Mỹ Thạnh, ngày tháng 12 năm 2010
Duyệt của Tổ trưởng
Tiết 88-89
Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được: 
	1. Kiến thức:
	- Đặc điểm thể thơ tám chữ.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết thơ tám chữ.
	- Tạo đối, vần nhịp trong khi làm thơ tám chữ.
B. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Tài liệu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ & tư liệu khác.
	2. Học sinh: SGK & chuẩn bị bài ở nhà.
C. Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm, thảo luận, trực quan...
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:	
* Ổn định:
	* Kiểm tra bài cũ: G/v thu bài chuẩn bị ở nhà của học sinh và cho điểm những học sinh thực hiện tốt.
	* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn nhận diện thể thơ tám chữ.
- Gọi 03 h/s đọc diễn cảm các đoạn thơ bài tập 1.
- G/v nhận xét cách đọc của từng h/s.
- Hãy nhận xét số chữ trong mỗi dòng thơ.
- H/s dựa vào các đoạn thơ xác định số chữ trong mỗi dòng.
? Điểm giống nhau của 03 ví dụ trên về hình thức thơ là gì?
- Là có cùng số tiếng trong mỗi dòng thơ.
? Cách gieo vần ở mỗi ví dụ là như thế nào?
? Mỗi khổ gồm có mấy đòng?
- H/s dựa vào các khổ thơ để trả lời.
- G/v diễn giải thêm.
- Từ việc tìm hiểu trên, hãy nêu những hiểu biết về đặc điểm của thể thơ tám chữ.
- Học sinh đứng tại chỗ phát biểu, g/v gọi h/s khác nhận xét.
- G/v khái quát kiến thức về thơ 8 chữ.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
- Yêu cầu h/s thực hiện bài tập 1.
- G/v gợi ý cho h/s dựa vào cách gieo vần để xác định.
- Gọi h/s đọc bài tập 2
- Yêu cầu thực hiện như bài tập 1.
- Gọi h/s đọc bài tập 3.
- Yêu cầu h/s đọc kỹ đoạn thơ bị chép sai câu 3 trong bài thơ Tựu trường.
- Dựa vào vần và thanh điệu để chỉ ra từ chép sai là từ rộn rã vi âm tiết cuối cùng câu thơ phải là thanh bằng và hiệp vần với chữ gương ở câu trên. Tức đoạn thơ gieo vần chân liên tiếp
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành làm thơ tám chữ
- Gọi h/s đọc bài tập 1
- Hướng dẫn h/s tìm những từ đúng thanh, đúng vần để điền vào chỗ trống. Chỗ trống ở dòng thứ 3 phải mang thanh bằng và từ dòng cuối phải có khuôn âm a để hiệp với chữ xa cuối dòng thứ hai và mang thanh bằng.
- Gọi h/s đọc bài tập 2.
- Yêu cầu h/s điền câu cuối sao cho đúng âm, đúng vần và phù hợp với nội dung cảm xúc của các câu thơ trên. Tức điền chữ phải có khuôn âm ương hoặc a
- Gọi một vài h/s đọc bài thơ đã chuẩn bị ở nhà.
? Bài thơ có đúng thể tám chữ không?
? Bài thơ đã có vần chưa? Cách gieo vần như thế nào?
? Kết cấu bài thơ có hợp lý không? Nội dung cảm xúc như thế nào? Có phù hợp không?
? Chủ đề bài thơ có ý nghĩa gì?
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
- Mỗi dòng đều có 8 chữ.
- Gieo vần khác:
a. Gieo vần an, ưng liền nhau.
b. Gieo vần e, oc, a liền nhau
c. Gieo vần at, on, ưng, iên cách nhau.
- Nhịp khác nhau.
* Ghi nhớ: sgk/150.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ:
1. Câu 1: Ca hát
 Câu 2: Ngày qua
 Câu 3: Bát ngát
 Câu 4: Muôn hoa
2. Câu 1: Cũng mất
 Câu 2: Tuần hoàn
 Câu 3: Đất trời
3. Giờ náo nức.
 Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
 Rươngngọc
II. Thực hành làm thơ tám chữ:
1. Trời trong.gợn trắng
 Gió nồm..diều xa
 Hoa lựuvườn đỏ nắng
 Lũ bướmbay qua.
2. Học sinh tự sáng tác câu thơ.
3. 
* Củng cố& hướng dẫn tự học: 
- Thể thơ tám chữ có những đặc điểm gì?
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ.
Rút kinh nghiệm:
Học sinh nắm lại được đặc điểm thể thơ tám chữ.
Thực hành được thể thơ tám chữ .
-----------
Tiết 90
	Trả bài kiểm tra tổng hợp học kỳ I
I. Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp học sinh: 
 - Thấy được ưu điểm và hạn chế về kiến thức và kĩ năng từ bài kiểm tra tổng hợp.
 - Biết cách sửa chữa và khức phục để làm bài sau tốt hơn. 
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Ổn định:
	* Kiểm tra bài cũ: 
	* Giới thiệu bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Nhận xét chung
- G/v nêu những ưu điểm của học sinh trong bài viết ở nhiều phương diện, có dẫn chứng cụ thể và phân tích.
- G/v chỉ ra những ưu điểm: nội dung bài làm, cách sắp xếp các ý như thế nào?
- Chỉ ra những lỗi về phương pháp, những lỗi về hình thức diễn đạt: 
+ Cách dùng từ.
+ Viết câu, chính tả.
- Ở mỗi loại sai, giáo viên nêu ra những bài cụ thể.
* Hoạt động 2: Chữa lỗi chung.
- G/v thống kê một số lỗi h/s thường mắc phải ở những dạng khác nhau.
- Hướng dẫn h/s phân tích những nguyên nhân mắc lỗi.
- Cho h/s sửa chữa dựa vào những nguyên nhân từng loại.
- G/v thống kê từng lớp và có nêu cụ thể.
- Nêu và biểu dương các bài làm khá, giỏi. 
3. Trả bài cho học xem và chữa lỗi:
I. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Nắm được đặc trưng phương pháp kể chuyện.
- Bài làm phần đông có bố cục 3 phần.
- Nêu được các yêu cầu cơ bản của đề.
- Một số ít bài diễn đạt được.
- Tạm thời sắp xếp được các chi tiết.
2. Khuyết điểm:
- Đa số học sinh không nắm phương pháp làm bài văn kể chuyện.
- Nội dung bài viết quá sơ sài.
- Bài viết chưa có ý thức vận dụng kiến thức tổng hợp trong bài làm.
- Bài viết sai chính tả quá nhiều, dùng tư,ø đặt câu sai quy tắc.
- Nhiều bài viết không mang tính th/mỹ.
IV. Chữa lỗi chung:
1. Lỗi về chữ viết, chính tả: 
2. Lỗi dùng từ: Dùng câu không đúng.
3. Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu.
4. Lỗi diễn đạt: Do sắp xếp từ không chuẩn.
V. Kết quả chung: bài làm trung bình
1. Kết quả cụ thể:
 Loại: G Kh TB Y K
- 9A7: 00 03 26 07 00
 2. Các bài làm khá: Hoàn, Nhi, Thuận
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Bàn về đọc sách
- Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó.
- Tầm trong quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phương pháp đọc sách và phương pháp lựa chọn sách.
- Những khó khăn của việc đọc sách.
Rút kinh nghiệm học kỳ I:
- Giáo viên cung cấp đủ kiến thức chương trình học kỳ I cho học sinh.
- Học sinh cơ bản nắm được kiến thức trọng tâm chương trình môn học.
- Một số em vận dụng được kiến thức lý thuyết vào việc thực hành nói và viết.
- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em chưa có phương pháp học tập tốt, tỷ lệ học sinh yếu còn cao 
- Cần tăng cường việc đọc và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn trong học kỳ III cần đến thư viện đọc tài liệu nhiều hơn thông qua hướng dẫn của GVBM. 
- Tích cực hơn trong việc phát biểu ý kiến xây dựng bài trong từng tiết học.
- Phân công học sinh học tập khá giỏi hướng dẫn học sinh học tập trung bình, yếu.
=== Hết học kỳ I ===

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_66_den_89_nam_hoc_2011_2012.doc