Giáo án Sinh học 7 tiết 53 đến 70

Giáo án Sinh học 7 tiết 53 đến 70

Tiết 53 BÀI TẬP

I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt

 1. Kiến thức:

 - HS ôn lại các kiến thức về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú

 - HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của lưỡng cư, bò sát, chim, thú

 - HS thấy được sự tiến hóa trong cấu tạo từ lưỡng cư cho đến thú

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 3. Thái độ:

 - Yêu thích bộ môn

 

doc 26 trang Người đăng vultt Lượt xem 1674Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 tiết 53 đến 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53 BÀI TẬP 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS ôn lại các kiến thức về cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của lớp Lưỡng cư, bò sát, chim và thú 
 - HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của lưỡng cư, bò sát, chim, thú
 - HS thấy được sự tiến hóa trong cấu tạo từ lưỡng cư cho đến thú
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ, mô hình các động vật có xương sống
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc, phân biệt được thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ?
 - Trình bày đặc điểm chung của thú?
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư, bò sát, chim, thú
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình vẽ trong SGK, đối chiếu mô hình, thảo luận hoàn thành bảng “So sánh cấu tạo của lưỡng cư, bò sát, chim thú” 
 HS đọc thông tin, quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm thích nghi với đời sống của lưỡng cư, bò sát, chim, thú
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng “Các đặc điểm thích ngi với đời sống của lưỡng cư, bò sát, chim, thú” 
 HS quan sát, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tiến hóa trong cấu tạo của các động vật có xương sống
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng “ Sự tiến hóa của động vật có xương sống”
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận 
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. So sánh đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư, bò sát, chim ,thú
 - Nội dung ghi như phiếu học tập
II. Các đặc điểm thích nghi với đời sống của lưỡng cư, bò sát, chim, thú 
 - Nội dung ghi như phiếu học tập
III. Sự tiến hóa trong cấu tạo của các động vật có xương sống
 - Nội dung ghi như phiếu học tập
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của chim tiến hóa hơn so với bò sát?
* Câu hỏi “ Hoa điểm 10”: Thú có những đặc điểm gì tiến hóa hơn so với các lớp động vật còn lại?
 4. Dặn dò: 
 - Học bài 
 - Soạn bài mới
PHIẾU HỌC TẬP: 
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG
CỦA LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT, CHIM, THÚ
Lớp động vật
Đặc điểm cấu tạo
Ý nghĩa thích nghi
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
PHIẾU HỌC TẬP: 
SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Lớp động vật
Đặc điểm chi
Hệ tiêu hóa
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp
Hệ bài tiết
Lưỡng cư
Bò sát
Chim
Thú
Tiết 54 THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH
 VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA CHIM VÀ THÚ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim và thú
 - HS biết cách tóm tắt các nội dung đã xem trên băng hình
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị băng hình
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?
 - Trình bày đặc điểm cấu tạo của chim tiến hóa hơn so với bò sát?
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?
 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của chim?
 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ? 
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản
- GV chiếu băng hình một cho HS theo dõi sau đó chiếu quay chậm để HS theo dõi từng phần về môi trường sống, sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của thú
- GV yêu cầu HS thảo luận:
 + Hãy tóm tắt các nội dung chính của băng hình?
 + Thú sống ở những môi trường nào? 
 + Hãy nêu các cách thức di chuyển của thú?
 + Hãy nêu những tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim ? 
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS
- GV yêu cầu HS viết thu hoạch
I. Sự di chuyển, kiếm ăn và sinh sản của chim
 1. Sự di chuyển
 - Có nhiều hình thức di chuyển như kiểu bay đập cánh, kiểu bay lượn, hoặc di chuyển bằng cách leo trèo, đi và chạy, bơi 
 2. Kiếm ăn
 - Kiếm ăn vào ban ngày
 - Kiếm ăn vào ban đêm 
 3. Sinh sản
 -Tập tính: giao hoan, giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con
II. Môi trường sống, di chuyển, kiếm ăn và sinh sản
 1. Môi trường sống
 - Thú sống ở nhiều môi trường khác nhau như: trên không, dưới nước, trên mặt đất và trong đất
 2. Di chuyển
 - Các hình thức di chuyển như bơi, bay, chạy, nhảy
 3. Kiếm ăn 
 - Tập tính liên quan đến từng nhóm thú: ăn thịt, ăn thực vật, ăn tạp
 4. Sinh sản
 - Tập tính: Giao hoan, giao phối, chửa, đẻ, nuôi con, dạy con
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - GV nhận xét ý thức học tập của HS, cho điểm những nhóm làm tốt
 4. Dặn dò: 
 - Học bài 
 - Soạn bài mới
Tiết 55 KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỀ KIỂM TRA
 - Kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học hết chương VI về ngành động vật có xương sống 
II. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS nắm vững kiến thức ở chương VI.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn làm bài kiểm tra.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc trong kiểm tra thi cử.
III. THIẾT KẾ MA TRẬN HAI CHIỀU
Chủ đề chính
Các mức độ cần đánh giá
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Lưỡng cư
1
1
1.0
1.0
Bò sát
1
1
1.0
1.0
 Chim
1
1
1.0
1.0
Thú
1
2
1
3
1.0
5.0
1.0
7.0
Tổng
1
2
2
1
1
7
1.0
2.0
5.0
1.0
1.0
10.0
IV. ĐỀ KIỂM TRA
A. Phần trắc nghiệm(4 điểm). Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Vì sao ếch được xếp vào lớp Lưỡng cư?
 A. Do sống ở dưới nước B. Do sống ở trên cạn
 C. Là động vật biến nhiệt D. Cả A và B
Câu 2. Tim của thằn lằn có:
 A. 2 ngăn B. 3 ngăn
 C. 3 ngăn, có thêm vách hụt D. 4 ngăn
Câu 3. Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với môi trường sống ở dưới nước?
 A. Do chim là động vật hằng nhiệt
 B. Do chim có cánh dài, khỏe, lông nhỏ ngắn, dày, không thấm nước, chân ngắn có màng bơi
 C. Do chim không biết bay
 D. Cả A và C
Câu 4. Đặc điểm nào giúp Thú phân biệt với các lớp động vật còn lại?
 A. Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
 B. Tim có 4 ngăn với 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
 C. Là động vật hằng nhiệt
 D. Cả A và B
Câu 5(2 điểm) Hãy chọn các cụm từ trong ngoặc điền vào chỗ trống sao cho thích hợp ( 4 ngăn; 3 ngăn có thêm vách hụt; 2 ngăn; 2 vòng tuần hoàn; 1 vòng tuần hoàn )
 Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống có sự tiến hóa trong cấu tạo bắt đầu từ lớp Cá với tim có ........................và 1 vòng tuần hoàn, rồi đến lớp Lưỡng cư với tim có 3 ngăn và ..................................................., tiếp đến là lớp Bò sát với tim có ............................................................... , máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn. Hoàn chỉnh nhất là lớp Chim và lớp Thú với tim có .............................. và 2 vòng tuần hoàn.
B. Phần tự luận
Câu 1(2 điểm) Trình bày các đặc điểm cấu tạo trong hệ tiêu hóa của thỏ thích nghi với chế độ gặm nhấm ? 
Câu 2(3 điểm) Nêu các đặc điểm chung của lớp thú?
Câu 3(1 điểm) Giải thích vì sao mắt dơi không tinh nhưng vẫn tránh được các vật cản khi kiếm ăn vào ban đêm ?
V. BIỂU ĐIỂM - ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm : Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm
 Câu 1: ý D Câu 2: ý C Câu 3: ý B Câu 4: ý A 
Câu 5: 
 1 – 2 ngăn 2 – 2 vòng tuần hoàn 3 – 3 ngăn có thêm vách hụt 4 – 4 ngăn 
B. Phần tự luận
Câu 1: Nêu được các ý đúng, mỗi ý cho 0,5 điểm 
- Có răng cửa cong sắc, thường xuyên mọc dài (0,5 đ) 
- Thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm (0,5 đ)
- Răng hàm kiểu nghiền (0,5 đ)
- Ruột dài với manh tràng lớn là nơi tiêu hóa xenlulôzơ (0,5 đ)
Câu 2: Nêu được các ý đúng, mỗi ý cho 0,5 điểm
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao bao phủ cơ thể
+ Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
+ Tim có 4 ngăn với 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Bộ não phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não
+ Là động vật hằng nhiệt
Câu 3: - Vì có tai thính, khi bay dơi phát ra sóng siêu âm, sóng này chạm vào vật cản và dội lại tai dơi giúp dơi xác định chính xác vị trí của vật thể và con mồi
Ngày soạn: 23 / 3 / 2008
Tiết 56 MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ SỰ VẬN ĐỘNG, DI CHUYỂN
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS nắm được các hình thức di chuyển của động vật
 - HS thấy được sự tiến hóa cơ quan di chuyển của động vật
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị băng hình(nếu có), tranh vẽ, bảng phụ
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H53.1, thảo luận và hoàn thành bbài tập
 HS thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiến hóa của cơ quan di chuyển
- GV yêu cầu HS quan sát H53.2, đọc thông tin và thảo luận hoàn thành bảng trang 174 SGK 
 HS thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS:
 Sự tiến hóa thể hiện từ chưa có đến có cơ quan ... g
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là động vật quí hiếm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Thế nào là động vật quí hiếm?
 + Cấp độ phân chia của động vật quí hiếm?
 HS đọc thông tin, quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những cấp độ tuyệt chủng của động vật ở Việt Nam
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H60, thảo luận hoàn thành bảng trong SGK trang 196
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ động quí hiếm
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận:
 + Nêu những biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm?
 HS thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Thế nào là động vật quí hiếm
 - Là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp...và là những động vật sống trong tự nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút
 - Các cấp độ:
 + Rất nguy cấp: số lượng cá thể giảm 80%
 + Nguy cấp: giảm 50%
 + Sẽ nguy cấp: giảm 20%
 + Ít nguy cấp: loài được nuôi hoặc bảo tồn
II. Ví dụ minh họa các cấp đô tuyệt chủng của động vật quí hiếm ở Việt Nam
 - Các động vật quí hiếm ở Việt Nam cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng
III. Những biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm
 - Bảo vệ môi trường sống của động vật
 - Cấm săn bắt, buôn bán trái phép các động vật quí hiếm
 - Đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - Thế nào là động vật quí hiếm?
 - Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm?
+ Câu hỏi “Hoa điểm 10”: Vì sao cần phải bảo vệ động vật quí hiếm?
 4. Dặn dò: 
 - Học bài 
 - Đọc mục: Em có biết
 - Soạn bài mới
Tiết 64 + 65 THỰC HÀNH TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT 
 CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS tìm hiểu được các nguồn thông tin từ sách báo và từ thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức về một số động vật có tầm quan trọng thực tế ở địa phương 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, tư liệu về động vật có giá trị kinh tế
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, thực hành
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài thực hành 
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành giúp HS định hướng được trong khi thực hành tìm hiểu các loài động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
- HS lắng nghe và ghi nhớ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu những nội dung của bài thực hành
- GV phân chia lớp thành 4 – 6 nhóm, mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư kí để ghi chép
- GV hướng dẫn cho HS cách nghiên cứu tìm hiểu về đối tượng, các tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học có điều kiện tìm hiểu, cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học, ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương
 HS lắng nghe và tiến hành làm bài thực hành
* Hoạt động 3: Thu hoạch
- GV yêu cầu các nhóm HS ghi tóm tắt những nội dung đã tìm hiểu thành một báo cáo và thông báo kết quả trước lớp 5 – 10 phút
 HS trình bày báo cáo nhận xét rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Yêu cầu
 - Tìm hiểu các nguồn thông tin từ sách báo và từ thực tiễn nhằm bổ sung cho kiến thức về một số loài động có tầm quan trọng thực tế ở địa phương
II. Nội dung
 1. Đối tượng
 - Các động vật có giá trị kinh tế ở địa phương
 2. Nội dung 
 - Tìm hiểu các tập tính sinh học, điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học có điều kiện tìm hiểu, cách nuôi liên hệ với điều kiện sống và một số đặc điểm sinh học, ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương
 3. Phương pháp
 - Thu thập thông tin từ những sách báo phổ biến khoa học
 - Thu thập thông tin từ các cơ sở sản xuất ở địa phương trong cộng đồng hoặc ngay trong gia đình mình
III. Thu hoạch
 - HS trình bày báo cáo trước lớp
 - Một số loài động vật có giá trị kinh tế cho địa phương cần được nuôi và phát triển chúng đem lại bguồn lợi kinh tế cho gia đình và cho địa phương
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - GV cho những điểm các nhóm sau khi HS trình bày, khuyến khích các em tiếp tục tìm hiểu thêm về các loài động vật khác
 4. Dặn dò: 
 - Học bài 
 - Soạn bài mới
Tiết 66 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt
 1. Kiến thức:
 - HS thấy được sự tiến hóa của động vật thông qua đặc điểm của các ngành động vật 
 - HS thấy được sự thích nghi thứ sinh của động vật trong quá trình tiến hóa
 - HS thấy được tầm quan trọng thực tiễn của động vật 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ, bảng phụ
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiến hóa của giới động vật
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận hoàn thành bảng 1 SGK trang 200
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi thứ sinh
- GV yêu cầu HS quan sát H63, đọc thông tin, thảo luận:
 + Sự thích nghi thứ sinh thể hiện như thế nào ở bò sát, chim và thú?
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tầm quan trọng thực tiễn của động vật
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng 2 SGK trang 201
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS 
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung
I. Tiến hóa của giới động vật
 - Từ cơ thể chỉ có một tế bào đến động vật có cơ thể gồm nhiều tế bào
 - Từ động có đời sống bám cố định hoặc di chuyển kém, có cấu tạo đối xứng tỏa tròn đến động vật có đời sống linh hoạt, cơ thể có đói xứng hai bên
 - Từ không có bộ phận bảo vệ và nâng đỡ đến có vỏ đá vôi bên ngoài ở thân mềm, bộ xương ngoài bằng kitin hoặc có bộ xương trong như động vật có xương sống
II. Sự thích nghi thứ sinh
 - Do sự cạnh tranh về nguồn thức ăn và môi trường sống nên có một số loài động vật có hiện tượng thích nghi thứ sinh
 VD: cá voi, chim cánh cụt, cá sấu
III. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật
 - Làm thực phẩm, dược liệu, sản phẩm công nghệ, có ích cho nông nghiệp, làm cảnh, có vai trò trong tự nhiên
 - Một số động vật có hại trong nông nghiệp và trong đời sống sức khỏe của con người
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - Sự tiến hóa của động vật được thể hiện như thế nào?
 - Nêu tầm quan trọng thực tiễn của động vật?
 4. Dặn dò: 
 - Học bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kỳ II
 - Soạn bài mới
Tiết 67 KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - Đánh giá kết quả học tập của HS ở học kỳ II
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng vận dụng lý thuyết vào làm bài kiểm tra.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc trong thi cử không quay cóp, gian lận trong thi cử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Đề thi của sở giáo dục và đào tạo
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Quan sát và theo dõi việc làm bài của HS
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 - GV ổn định lớp, nhắc nhở HS trước khi làm bài
 - GV phát đề thi và theo dõi HS làm bài
 - Đề kiểm tra
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS
 VI. DẶN DÒ: 
 - Học bài
 - Soạn bài mới
Tiết 68, 69, 70 THAM QUAN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức:
 - HS thấy được sự đa dạng của thiên nhiên nói chung và thế giới động vật nói riêng
 - Tạo cơ hội cho HS tiếp xúc với môi trường tự nhiên để nâng cao long fyêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới động vật đặc biệt là động vật có ích
 - Tập dượt cách nhận biết động vật và cách ghi chép ở ngoài trời 
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành, phân tích, tổng hợp.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ:
 - Yêu thích bộ môn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: - Chuẩn bị địa điểm và trang bị như SGK
 - HS: Kẻ phiếu học tập vào vở
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, giảng giải
- Tổ chức hoạt động nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Dạy học bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV phân chia nhóm HS từ 4 – 6 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 HS, kiểm tra cách dụng cụ đã phân chia cho từng nhóm
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký để ghi chép tổng hợp
* Hoạt động 2: Nêu yêu cầu và nội dung bài thực hành tham quan thiên nhiên
- GV nêu yêu cầu của bài thực hành cho HS thấy được mục đích yêu cầu của bài học
- GV nêu nội dung cần thực hiện và phân chia nội dung cho từng nhóm để mỗi nhóm thực hành
- GV hướng dẫn cho HS cách thu thập và xử lý mẫu
* Hoạt động 3: Thu hoạch
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong SGK trang 205 và chuẩn bị nội dung báo cáo theo như SGK
 HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
I. Yêu cầu
 - Như SGK
II. Nội dung
 1. Quan sát ngoài thiên nhiên
 a. Phân chia moi trường
 - ở tán cây
 - ở đất
 - ở ven bờ
 - ở nước
 b. Nội dung quan sát
 - Quan sát phân bố động vật theo môi trường
 - Quan sát sự thích nghi di chuyển của độngvật ở các môi trường
 - Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật 
 - Quan sát quan hệ của động vậtvới thực vật
 - Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật
 - Qan sát về số lượng, thành phần động vật trong thiên nhiên
 2. Thu thập và xử lý mẫu 
 - ở nước và ven bờ: dùng vợt htủy sinh
 - ở trên đất và trên cây: dùng vợt bướm, rung cây cho rơi xuống giấy báo trải trên mặt đất
 - Với động vật có xương sống đựng trong hộp chứa mẫu sống
 - Với các sâu bọ còn lại: đựng trong túi nhựa poliêtilen và khay men
III. Thu hoạch
 - GV thu lại các bài báo cáo của HS
 - Đánh giá ý thức học tập của HS
 - Sau khi báo cáo yêu cầu HS làm vệ sinh môi trường và thả mẫu vật về môi trường
 3. Kiểm tra đánh giá:
 - GV tổng kết hoạt động học tập của HS
 4. Dặn dò: 
 - Học ôn lại các kiến thức về động vật 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 7(1).doc