Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 44: Thực hành quan sát bộ xương – mẫu mổ chim bồ câu

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 44: Thực hành quan sát bộ xương – mẫu mổ chim bồ câu

Tiết 44 Bài 42 THỰC HÀNH

QUAN SÁT BỘ XƯƠNG – MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU

I – Mục tiêu:

- Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.

- Xác định các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản của chim bồ câu trên mẫu ngâm.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết.

- Rèn luyện thái độ tìm tòi học hỏi của Hs.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Gv: tranh bộ xương chim bồ câu, mô hình bộ xương, mẫu ngâm chim bồ câu.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 2066Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 44: Thực hành quan sát bộ xương – mẫu mổ chim bồ câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44	Bài 42	 THỰC HÀNH
QUAN SÁT BỘ XƯƠNG – MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU
I – Mục tiêu:
- Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
- Xác định các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản của chim bồ câu trên mẫu ngâm.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết.
- Rèn luyện thái độ tìm tòi học hỏi của Hs.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh bộ xương chim bồ câu, mô hình bộ xương, mẫu ngâm chim bồ câu.
- Hs:
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Mở bài: bài học này ta sẽ nghiên cứu bộ xương và các bộ phận trong của bồ câu sự tiến hoá so với lớp khác.
2/ Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: I. Quan sát bộ xương chim bồ câu:
a/ Mục tiêu: Hs nhận biết được các thành phần chim bồ câu. Nêu được đặc điểm bộ xương thích nghi đời sống bay lượn.
Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thảo luận
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv treo tranh hình 42.1 SGK. yêu cầu Hs quan sát tranh trả lời xác định thành phần bộ xương chim bồ câu.
- Gv gọi Hs trình bày.
Gv cho Hs thảo luận tìm ra đặc điểm bộ xương bồ câu thích nghi với sự bay.
- Gv gọi Hs trả lời Gv nhận xét bổ sung hoàn chỉnh.
- Cho Hs rút ra kết luận.
 + Bộ xương chim bồ câu: nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc.
- Hs quan sát bộ xương nêu thành phần bộ xương gồm:
 + Xương đầu.
 + Xương đốt sống cổ.
 + Xương cột sống, lồng ngực.
 + Xương chi
 + Xương đại, xương mỏ ác.
- Hs nghiên cứu thảo luận nêu đặc điểm của bộ xương bồ câu so các lớp khác.
 + Xương mỏ ác và xương đai hông phát triển.
 + Chi trước cánh.
- Hs nêu kết luận.
Tiểu kết: Bộ xương gồm: + Xương đầu.
 + Xương thân, cột sống, lồng ngực.
 + Xương chi: chi trước, chi sau và xương đai.
 + Xương sống: đốt sống cùng, đốt sống cụt
 + Lồng ngực: xương sườn, xương mỏ ác.
 + Xương đốt sống cổ.
Hoạt động 2: II. Quan sát nội quan trên mẫu mổ:
a/ Mục tiêu: Hs xác định được thành phần các hệ cơ quan trên mẫu mổ.
Phương pháp: quan sát, giải thích, so sánh.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs quan sát mẫu ngâm đã tháo gở các nội quan hình 42.2
- Yêu cầu Hs các nhóm thảo luận điền tên các thành phần cấu tạo của từng hệ cơ quan trong bảng tr139 SGK.
- Gv gọi Hs lên bảng điền.
- Gv nhận xét hoàn chỉnh.
- Gv cho Hs trả lời câu hỏi:
 + Hệ tiêu hoá của bồ câu có đặc điểm so với các lớp khác?
- Gv nhận xét giải thích: thực quản có diều chứa thức ăn, dạ dày có dạ dày cơ gọi là mề.
- Gv cho Hs ghi nội dung trong bảng vào vở.
- Gv có thể hỏi thêm một số đặc điểm của hệ cơ quan khác.
- Hs quan sát mẫu ngâm thảo luận điền vào bảng theo yêu cầu.
- Đại diện Hs lên bảng điền.
- Hs nghiên cứu thông tin vận dụng kiến thức của bài cũ trả lời:
 + Dạ dày cơ, diều
- Hs kẻ bảng
Tiểu kết: 
Tên cơ quan
Thành phần hệ cơ quan
Hệ tiêu hoá
Hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn
Hệ bài tiết
Thực quản diều dạ dày cơ, ruột lỗ huyệt gan tụy
Khí quản, phổi (túi khí)
Tim, các gốc ĐM, tì
Thạn (xoang huyệt)
3/ Dặn dò: 
- Học bài, đọc bài 43.
- Trả lời lại câu hỏi tr139 SGK.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 44.doc