Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 44: Thỏ - Năm học 2021-2022

Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 44: Thỏ - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.

- Học sinh thấy được cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù

-Tìm hiểu đặc điểm di chuyển của thỏ.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Tự học, tự hoàn thiện: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin, biết chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

*Năng lực riêng :

- Rèn được thói quen quan sát tranh ảnh về đời sống và sự di chuyển của thỏ tìm kiếm thông tin hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Biết xác định và làm rõ thông tin về đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.

- Tích cực, tự giác trong học tập .

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập, luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Trung thực: Nghiêm túc trong quá trình học tập .

- Trách nhiệm: Có thói quen quan sát tranh ảnh,biết bảo vệ tài sản chung, tôn trọng và thực hiện nội quy của lớp học.

- Yêu nước: Tích cực tập luyện tăng cường sức khỏe để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Nhân ái: Chia sẻ, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học tập

 

doc 11 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 159Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 44: Thỏ - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /2021
LỚP THÚ
( LỚP CÓ VÚ)
Tiết 44 . Bài 46 : Thỏ
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
- Học sinh thấy được cấu tạo của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
-Tìm hiểu đặc điểm di chuyển của thỏ.
2. Năng lực
* Năng lực chung: 
- Tự học, tự hoàn thiện: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin, biết chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
*Năng lực riêng :
- Rèn được thói quen quan sát tranh ảnh về đời sống và sự di chuyển của thỏ tìm kiếm thông tin hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Biết xác định và làm rõ thông tin về đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.
- Tích cực, tự giác trong học tập . 
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập, luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
Trung thực: Nghiêm túc trong quá trình học tập .
Trách nhiệm: Có thói quen quan sát tranh ảnh,biết bảo vệ tài sản chung, tôn trọng và thực hiện nội quy của lớp học.
Yêu nước: Tích cực tập luyện tăng cường sức khỏe để học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhân ái: Chia sẻ, giúp đỡ bạn bè trong quá trình học tập
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên:
- Tranh ảnh 46.2; 46.3 SGK./150
 - Một số tranh ảnh về hoạt động sống của thỏ.
 - Video về đời sống của thỏ.
	- Phiếu học tập số 01:
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống
và tập tính chạy trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông: 
Chi ( có vuốt)
 Chi trước: ...
 Chi sau:
Giác quan
Mũi lông xúc giác 
Tai thính, có vành tai 
Mắt có mí ...
Chi sau 
Tai thÝnh, cã vµnh tai 
- Phiếu học tập số 02:
Bài 1: Chọn từ thích hợp bên cột A để hoàn thành các câu cột B trong bảng sau : 
A
B
- Gặm nhấm
- Sữa
- Hằng nhiệt
- Lớp lông mao
- Đào hang
1. Thỏ là động vât  , ăn cỏ, lá cây bằng cách  và thường hoạt động về đêm.
2. Thỏ sinh sản bằng cách đẻ con non (thai sinh) và nuôi con bằng 
3. Cơ thể của Thỏ phủ 
4. Cấu tạo ngoài, các giác quan, chi và cách thức di chuyển của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính ..
2. Đối với học sinh:
 - Vở ghi, sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Tổ chức:
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Học sinh vắng
Ghi chú
 44
7A
7B
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy học.
3.Bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, giới thiệu nội dung bài học, giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học
b. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho học sinh quan sát tranh một số động vật có xương sống
Quan sát hình ảnh trên, dựa vào kiến thức đã học. Em hãy sắp xếp các động vật có xương sống trên hình vào các lớp tương ứng?
NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Lớp cá
Lớp lưỡng cư
Lớp bò sát
Lớp chim
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát tranh và vận dụng các kiến thức đã học hoàn thành bảng.
Bước 3: Báo cáo kết quả.
GV mời 1 em HS lên bảng thực hiện.
Các em HS khác bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Vậy hổ và thỏ thuộc lớp nào ta đi nghiên cứu bài học ngày hôm này: 
LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ)
BÀI 46: THỎ 
NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Lớp cá
Lớp lưỡng cư
Lớp bò sát
Lớp chim
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiêu về đời sống của thỏ
Mục tiêu: 
- Học sinh thấy được một số tập tính ở đời sống của thỏ.
- HS biết được thỏ đẻ con (thai sinh), nuôi con bằng sữa mẹ. Hiện tượng thai sinh đặc trưng cho lớp thú.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem video về đời sống của thỏ và nghiên cứu SGk, kết hợp hình 46.1 SGK trang 149, để trả lời các câu hỏi sau:
? 1. Thỏ thường sống ở đâu và có tập tính gì?
? 2. Thỏ thường kiếm ăn vào thời gian nào? Ăn loại thức ăn gì và bằng cách nào?
? 3. Thỏ thuộc loại động vật thân nhiệt nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 Cá nhân đọc thông tin SGK, thu thập thông tin trả lời.
* HS tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
* §¹i diÖn tr×nh bµy
Yêu cầu nêu được:
+ Nơi sống
+ Thức ăn và thời gian kiếm ăn
+ Cách lẩn trốn kẻ thù
- Sau khi trình bày ý kiến và tự rút ra kết luận.
HS kh¸c nhËn xÐt bæ sung.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
Bước1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát hình 46.1, đọc thông tin SGK Tr149 phần I em hãy cho biết: 
- Nêu hình thức thụ tinh của thỏ?
- Cho biết phôi được phát triển ở đâu?
- Bộ phận nào giúp phôi trao đổi chất với cơ thể mẹ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhóm: đọc thông tin SGK, thu thập thông tin trả lời.
* Ghi câu trả lời ra phiếu nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
* Đại diện nhóm trình bày
Yêu cầu nêu được:
+ Nơi thai phát triển
+ Bộ phận giúp thai trao đổi chất với cơ thể mẹ
+ Loại con non.
- Sau khi đại diện các nhóm trình bày ý kiến và tự rút ra kết luận.Các nhóm khác nhận xét bổ xung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức.
GV nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng.
I. Tìm hiểu đời sống của thỏ
a. Đời sống
- Thỏ sống ở ven rừng , trong các bụi rậm. Có tập tính đào hang để ẩn náu.
- Thỏ kiến ăn về chiều hay ban đêm. Ăn cỏ, lá cây, củ bằng cách gặm nhấm .
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
b. Sinh sản
- Thụ tinh trong.
- Phôi thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
- Nhau thai trao đổi chất với cơ thể mẹ qua dây rốn . 
- Con non yÕu, ®­îc nu«i b»ng s÷a mÑ.
Chú ý: 
Ưu điểm của hiện tượng thai sinh:
- Sự phát triển phôi không phụ thuộc vào lượng noãn hoàng trong trứng.
- Phôi phát triển trong bụng mẹ nên an toàn và có đủ điều kiện cần cho sự phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ nên không phụ thuộc vào nguồn thức ăn ngoài thiên nhiên.
Hoạt động 2: CÊu t¹o ngoµi và sự di chuyÓn của Thỏ
Mục tiêu: 
- Học sinh thấy được sự di chuyển của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
- Học sinh biết được đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.
b. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đọc SGK trang 149, quan sát hình 46.2 và hình 46.3 sgk/150 mô tả cấu tạo ngoài của thỏ.
211
111
311
711
411
611
511
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm.
- Hoàn thành hình 46.2
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
* Đại diện nhóm trình bày
Yêu cầu nêu được:
Cấu tạo ngoài của thỏ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức.
II. Cấu tạo ngoài và sự di chuyển của Thỏ 
a. Cấu tạo ngoài
1. Mắt
2. Vành tai
3. Lông xúc giác
4. Chi trước
5. Chi sau
6. Đuôi
7. Bộ lông mao
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đọc SGK trang 149 và qua cấu tạo ngoài của thỏ hoàn thành bảng sau vào phiếu học tập số 1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhóm: đọc thông tin SGK, thu thập thông tin trả lời.
* Ghi câu trả lời ra phiếu nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
* Đại diện nhóm trình bày
Yêu cầu nêu được:
Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống và tập tính chạy trốn kẻ thù
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thú thích nghi với đời sống
và tập tính chạy trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thể
Đặc điểm cấu tạo ngoài
Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông
Bộ lông: Dày xốp
Giữ nhiệt , giúp thỏ an toàn khi lẩn trốn trog bụi rậm
Chi ( có vuốt)
 Chi trước: Ngắn 
Đào hang và di chuyển
 Chi sau: Dài khỏe
Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi
Giác quan
Mũi thính lông xúc giác cảm giác nhanh, nhạy
Thăm dò thức ăn, phát hiện kẻ thù, thăm dò môi trường.
Tai thính, có vành tai lớn dài cử động theo các phía
định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.
Mắt có mí cử động bảo vệ mắt
Bảo vệ mắt
Chi sau dµi kháe
BËt nh¶y xa gióp thá ch¹y nhanh khi bÞ s¨n ®uæi
Tai thÝnh, cã vµnh tai lín dµi cö ®éng theo c¸c phÝa
®Þnh h­íng ©m thanh, ph¸t hiÖn sím kÎ thï.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình 46.4 và 46.5 sgk/150 kết hợp với quan sát trên video, thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Thỏ di chuyển bằng cách nào? Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt, song một số trường hợp thỏ vẫn thoát được kẻ thù?
- Vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt, tại sao? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhận HS tự nghiên cứu thông tin quan sát hình trong SGK và ghi nhớ kiến thức.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
*Đại diện trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Cá nhân HS đọc thông tin trong SGK và ghi nhớ kiến thức.
 Yêu cầu:
+ Thỏ di chuyển: kiểu nhảy cả hai chân sau
+ Thỏ chạy theo đường chữ Z, còn thú ăn thịt chạy kiểu rượt đuổi nên bị mất đà.
+ Do sức bền của thỏ kém, còn của thú ăn thịt sức bền lớn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến đúng của HS, còn ý kiến nào chưa thống nhất nên để HS thảo luận tiếp.
*GV thông báo đáp án đúng.
b. Sự di chuyển của Thỏ 
- Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời hai chân sau.
- Thỏ di chuyển theo hình chữ Z, làm cho kẻ thù bị mất đà nên không thể vồ được thỏ. Lợi dụng khi kẻ thù bị mất đà, thỏ chạy theo một đường khác mà thỏ có thể nhanh chóng lẩn vào bụi rậm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi thực hiện phiếu học tập số 2
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tự nghiên cứu thông tin quan sát hình trong SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
*Đại diện học sinh trình bày kết quả
Yêu cầu hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2
- Phiếu học tập số 02:
Bài 1: Chọn từ thích hợp bên cột A để hoàn thành các câu cột B trong bảng sau : 
A
B
- Gặm nhấm
- Sữa
- Hằng nhiệt
- Lớp lông mao
- Đào hang
1. Thỏ là động vât hằng nhiệt , ăn cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm và thường hoạt động về đêm.
2. Thỏ sinh sản bằng cách đẻ con non (thai sinh) và nuôi con bằng sữa.
3. Cơ thể của Thỏ phủ lớp lông mao.
4. Cấu tạo ngoài, các giác quan, chi và cách thức di chuyển của Thỏ thích nghi với đời sống và tập tính đào hang.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện các cặp nhận xét, bổ xung.
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập, củng cố kiến thức.
b. Tổ chức thực hiện:
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Bài 2: Vì sao Thỏ hoang di chuyển 74 km/h, trong khi đó cáo xám : 24 km/h; chó săn 68 km/h; chó sói: 69.23 km/h thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi các loài thú trên?.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tự nghiên cứu thông tin quan sát hình trong SGK, trả lời bài tập 2. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
*Đại diện học sinh trình bày kết quả
Yêu cầu đạt được:
Vì vận tốc của Thỏ lớn nhưng không dai sức, còn các con thú ăn thịt có vận tốc chậm hơn nhưng dai sức hơn, nên càng về sau vận tốc di chuyển của thỏ càng giảm. Nếu thỏ cứ bị đuổi mà không tìm được nơi ẩn trốn sẽ đuối sức và chậm dần nên bị thú khác ăn thịt.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện học sinh nhận xét, bổ xung.
Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.
Giáo viên chốt kiến thức tiết học thông qua sơ đồ.
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. 
- Xem lại cấu tạo bộ xương thằn lằn.
- Đọc mục “ Em có biết”. 
Bình Phú, ngày tháng 12 năm 2021
Xác nhận của nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_44_tho_nam_hoc_2021_2022.doc