Giáo án Tin Học 6 - Trường THCS Trần Quang Khải

Giáo án Tin Học 6 - Trường THCS Trần Quang Khải

Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC

VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ

Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC

I. Mục tiêu:

Học song bài này học sinh có thể nhận biết được:

 Thông tin là gì?

 Hoạt động thông tin của con người.

 Mối liên hệ giữa hoạt động thông tin và tin học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án.

- Kiến thức.

- Các ví dụ vận dụng.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc 96 trang Người đăng vultt Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin Học 6 - Trường THCS Trần Quang Khải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
1
Ngày soạn: 
Tiết:
1+2
Ngày dạy: 
Chương I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC 
VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
I. Mục tiêu:
Học song bài này học sinh có thể nhận biết được:
Thông tin là gì?
Hoạt động thông tin của con người.
Mối liên hệ giữa hoạt động thông tin và tin học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Kiến thức.
- Các ví dụ vận dụng.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra vệ sinh phòng học.
Kiểm tra tác phong học sinh
2. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu về bộ môn Tin học
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết một số vấn đề trong thực tế có liên quan đến môn Tin học. Và từ đó giới thiệu cho học sinh biết về chương trình mà học sinh sẽ được học trong chương trình tin học THCS
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm thông tin
- Giáo viên lấy một vài ví dụ trong thực tế về thông tin
- Yêu cầu một vài học sinh lấy ví dụ mà các em tiếp nhận được hàng ngày có liên quan đến thông tin.
- Từ đó yêu cầu học sinh thảo luận đưa ra khái niệm tổng quát về thông tin:
- Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung cho cả lớp ghi vở.
1. Thông tin là gì?
- Nghe giáo viên lấy ví dụ về thông tin:
Tự lấy ví dụ về thông tin mà học sinh tự tiếp thu được hàng ngày.
- Thảo luận nhóm đưa ra kết luận tổng quát về thông tin:
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh ( Sự vật, sự việc, hiện tượng, sự kiện . . . ) và về chính con người.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người:
Yêu cầu một học sinh đọc sách giáo khoa. 
? Hãy cho biết thông tin có vai trò như thế nào trong đời sống và các hoạt động của con người.
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận đưa ra đáp án.
- Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung cho cả lớp ghi vở.
ĐVĐ: Chúng ta đã biết thông tin có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Vậy hoạt động thông tin của con người cụ thể như thế nào? 
Thông tin
 vào
Xử lí
Thông tin ra
- Yêu cầu học sinh cho biết: Trong hoạt động thông tin thì khâu nào là quan trọng nhất? Vì sao? Mục đích của sử lý thông tin là làm gì? 
2. Hoạt động thông tin của con người:
- Đọc sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung, thống nhất ý kiến ghi vở.
- Thông tin có vai trò rts quan trọng trong đời sống và sinh hoạt của con người. Nếu không có thông tin thì hoạt động hàng ngày của con người rất gặp nhiều khó khăn.
- Nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu hỏi của giáo viên 
- Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi ) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
- Việc sử lý thông tin là quan trọng nhất vì nó quyết định toàn bộ những hoạt động thông tin sẽ đưa ra.
Hoạt động 4: Mối liên hệ giữa hoạt động thông tin và tin học
- Giáo viên thông báo: Hoạt động thông tin của con người được tiến hành nhờ các giác quan và bộ não. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Bộ não có nhiệm vụ sử lý rồi đưa thông tin ra ngoài.
- Nhưng các giác quan của con người thì có hạn => Con người đã tìm ra được những công cụ để hỗ trợ cho những hoạt động của mình. Chính vì lẽ đó mà máy tính điện tử ra đời để giúp cho những hoạt động thông tin của con người.
3. Hoạt động thông tin và tin học
- Chú ý lắng nghe giáo viên thông báo. Kết luận, ghi vở;
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Hoạt động 5: Củng cố – Ra bài tập về nhà
- Về nhà học kỹ bài cũ
Chuẩn bị bài: “Thông tin và biểu diễn Thông tin”.
-----˜˜&™™-----
Tuần:
2
Ngày soạn: 
Tiết:
3+4
Ngày dạy: 
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. Mục tiêu:
Học song bài này học sinh có thể nhận biết được:
- Ba dạng thông tin cơ bản:
Văn bản.
Hình ảnh.
Âm thanh.
- Biết được vai trò của biểu diễn thông tin đối với hoạt động của con người.
- Hiểu được cách biểu dieenx thông tin trên máy tính.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Giáo án.
- Kiến thức.
- Các ví dụ vận dụng trong thực tế.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài cũ ở nhà.
- Chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra vệ sinh phòng học.
Kiểm tra tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
Thông tin là gì? 
Hoạt động thông tin của con người diễn ra như thế nào?
Hãy cho biết mối liên hệ giữa hoạt động thông tin và tin học?
Học sinh: Trả lời
3. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thông tin cơ bản:
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận theo nhóm tìm các ví dụ về thông tin.
- Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung cho cả lớp ghi vở.
1. Các dạng thông tin cơ bản:
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung, thống nhất ý kiến ghi vở. 
- Có ba loại thông tin cơ bản:
+ Dạng văn bản.
+ Dạng hình ảnh.
+ Dạng âm thanh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách biểu diễn thông tin - Vai trò của biểu diễn thông tin.
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa. Thảo luận theo nhóm sau đó yêu cầu cho biết biểu diễn thông tin là gì?
- Yêu cầu học sinh đọc phần b. Vai trò của biểu diễn thông tin. 
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận tìm câu trả lời về vai trò của biểu diễn thông tin.
- Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung cho cả lớp ghi vở.
2. Biểu diễn thông tin 
a. Biểu diễn thông tin:
- Nghiên cứu trả lời câu hỏi của giáo viên. 
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
b. Vai trò của biểu diễn thông tin.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên. Liên hệ thực tế trong đời sống hàng ngày để rút ra kết luận về vai trò của biểu diễn thông tin.
- Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.
Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa. Cho biết: Để biểu diễn thông tin trong máy tính như thế nào? 
- -Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung cho cả lớp ghi vở.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa. 
- Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung, thống nhất ý kiến ghi vở. 
- Máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy Bit, chỉ gồm hai ký hiệu là 1 và 0
Hoạt động 4: Củng cố – Ra bài tập về nhà
- Về nhà học kỹ bài cũ
Chuẩn bị bài mới: 
Bài 3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính.
Tuần:
3
Ngày soạn: 
Tiết:
5
Ngày dạy: 
Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ NHỜ MÁY TÍNH
I. Mục tiêu:
Học song bài này học sinh có thể nhận biết được:
Một số khả năng của máy tính
Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?
Một số điều chưa thể của máy tính.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Giáo án.
Kiến thức.
Các ví dụ vận dụng trong thực tế.
2. Học sinh:
Chuẩn bị bài cũ ở nhà.
Chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số lớp.
Kiểm tra vệ sinh phòng học.
Kiểm tra tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
Hãy cho biết thông tin được biểu diễn thành mấy dạng? Là những dạng nào?
Nêu vai trò của biểu diễn thông tin. 
Học sinh: Trả lời
3. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khả năng của máy tính
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận theo nhóm tìm hiểu một số khả năng của máy tính.
- Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung cho cả lớp ghi vở.
1. Một số khả năng của máy tính
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa theo yêu cầu của giáo viên.
- Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung, thống nhất ý kiến ghi vở. 
- Một số khả năng của máy tính
+ Khả năng tính toán nhanh.
+ Tính toán với tốc độ chính xác cao.
+ Khả năng lưu trữ lớn.
+ Khả năng làm việc không mệt mỏi.
Hoạt động 2: Em có thể sử dụng máy tính điện tử vào những việc gì? 
ĐVĐ: Chúng ta đã biết được một số khả năng của máy tính. Vậy em có thể dùng máy tính vào những việc như thế nào?
- Yêu cầu học sinh dự đoán.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa
- Gọi đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung cho cả lớp ghi vở.
2. Có thể sử dụng máy tính điện tử vào những việc gì?
- Chú ý lắng nghe câu hỏi của giáo viên. Nêu dự đoán có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì? ( Hoạt động cá nhân)
- Đọc thông tin trong sách giáo khoa
- Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét chung, thống nhất ý kiến ghi vở. 
- Chúng ta có thể sử dụng máy tính điện tử vào những việc như sau:
Thực hiện các tính toán.
Tự động hóa các công việc văn ... 107.
HS: Làm bài tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của GV.
Bài tập
- Định dạng văn bản
+ Định dạng kí tự.
+ Định dạng đoạn văn bản.
- Định dạng kí tự: Đánh dấu đoạn văn bản cần định dạng:
+ Sử dụng nút lệnh.
+ Sử dụng hộp thoại Font.
- Định dạng đoạn văn bản: Đưa con trỏ chuột vào đoạn văn bản cần định dạng:
+ Sử dụng nút lệnh.
+ Sử dụng hộp thoại Paragraph.
- Định dạng trang in: File -> Page Setup
- Chèn hình: Insert -> Picture -> From File
- Tạo bảng: Insert -> Table. Kéo thả chuột để chọn hàng và cột.
- Bài tập “Dế mèn”
4. Củng cố
- GV nhận xét về ý thức, kết quả làm bài của HS.
- Nhấn mạnh lại các kiến thức cơ bản.
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc trước bài thực hành số 9.
Tuần:
33
Ngày soạn: 
17/04/2011
Tiết:
63+64
Ngày dạy: 
20/04/2011
Bài thực hành 9: DANH BẠ RIÊNG CỦA EM
I. Mục tiêu
HS có thể tạo được một bảng đơn giản, soạn thảo và biên tập nội dung trong các ô của bảng.
Vận dụng các kĩ năng định dạng để trình bày nội dung trong các ô của bảng.
Thay đổi được độ rộng các cột và độ cao của các hang của bảng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Giáo án
Kiến thức
Phòng máy
2. Học sinh
Bài cũ ở nhà
III. Tiến hành lên lớp
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra vệ sinh phòng học
Kiểm tra tác phong học sinh
2. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Cách tạo danh bạ riêng của em.
- Yêu cầu HS tạo danh bạ riêng của em như mẫu dưới đây.
Họ và tên	Địa chỉ	Điện thoại	Chú thích
Lê Ngọc Mai	T6 - Kiến Thành	123456789	Lớp 6A
- Yêu cầu HS thực hành trên máy điền tên của các bạn trong lớp vào bảng.
1. Cách tạo danh bạ riêng của em.
- Thực hành ngay trên máy theo yêu cầu của GV
Hoạt động 2: Soạn báo cáo kết quả học tập của em.
- Yêu cầu HS tạo bảng theo mẫu dưới đây và điền kết quả học tập của mình vào. 
Kết quả học tập Học kì I của em
Môn học	Điểm KT	Điểm thi	Trung bình
Điểm KT
Học kỳ
Trung bình
Ngữ văn	
Lịch sử	
Địa lí	
Toán	
Vật lí	
Tin học	
Công nghệ	
GDCD	
Âm nhạc	
Mỹ thuật
2. Soạn báo cáo kết quả học tập của em.
- Thực hành ngay trên máy theo yêu cầu của GV
Tuần:
34
Ngày soạn: 
24/04/2011
Tiết:
65
Ngày dạy: 
27/04/2011
Bài Thực Hành Tổng Hợp
DU LỊCH BA MIỀN
I. MỤC TIÊU.
- Thực hành các kỹ năng biên tập, định dạng văn bản
- Chèn hình ảnh vào văn bản, tạo và chỉnh sửa bảng
-Thay đổi độ rộng các cột và độ cao các hàng của bảng một cách thích hợp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: văn bản hoàn chỉnh, phòng thực hành, các hình ảnh giống SGK trong máy
2. Học sinh : học sinh chèn hình ảnh, cách tạo bảng và chỉnh sửa bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra:
HS1: Hãy nêu cách mở và sử dụng hộp thoại Formatpicture
HS2: Nêu cách chèn hàng, cộ vào bảng , cách thay đổi độ rộng các hàng, các cột
GV: Nhận xét., cho điểm
3. Dạy học bài mới.
Hoạt động của thày 
Hoạt động của trò
-GV: Nêu mục tiêu của tiết thực hành
-Gv: Yêu cầu học sinh mở văn bản đã tạo ở tiết trước
-GV: Em hãy tạo bảng gồm 3 cột với số hàng tuỳ ý.
?Nếu ta quên chưa gõ tiêu đề của bảng, ta làm như thế nào để gõ nó sau khi đã tạo bảng.
-GV: Hướng dẫn học sinh gõ nội dung cho bảng
-GV: Lưu ý học sinh cách di chuyển qua các ô bằng chuột hoặc bằng phím mũi tên.
-GV: Yêu cầu học sinh định dạng tiêu đề bngr và định dạng nội dung văn bản trong các ô theo mẫu.
-GV: Kiểm tra, theo dõi, giúp đỡ các nhóm học sinh 
-GV: Yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trong văn bản mẫu.
-GV: yêu cầu học sinh thực hành chèn hình ảnh tương tự SGk vào văn bản.
-GV: yêu cầu học sinh chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên trang, chọn bố trí Square
-GV: Hướng dẫn học sinh chỉnh kích cỡ hình ảnh, hướng của ảnh bằng chuột, chỉnh độ đậm, nhạt, màu sắc của hình ảnh bằng thanh công cụ Format picture
-GV:nhận xét, chốt lại vấn đề 
HĐ1: tạo bảng và chỉnh sửa bảng.
-HS: mở văn bản “ dulichbamien” trong Mydocument.
-HS: Thực hành tạo bảng gồm 3 cột.bằng nhiều cách khác nhau.
-HS: ta cần đưa con trỏ chuột lên dòng phía trên bảng rồi nháy chuột để đưa con trỏ text đến đó và gõ tiêu đề bảng
-HS: Thực hành gõ nội dung cho bảng bằng kỹ năng gõ 10 ngón, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
HS: Thực hành định dạng tiêu đề bảng, định dạng nội dung văn bảng trong các ô theo văn bản mẫu hoặc tuỳ theo ý tưởng của mình.
HĐ2: Chèn hình ảnh, chỉnh sửa hình ảnh và hoàn thiện văn bản
-HS:Quan sát hình ảnh trong vănbản
-Hs thực hành chèn hình ảnh vào văn bản dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
-Hs: Chọn kiếu bố trí Square và chỉnh sửa vị trí của hình ảnh trên trang
-HS: Thực hành chỉnh kích cỡ, hướng, độ sáng tối và màu sắc của hình ảnh.
-Hs: hoàn thiện bài thực hành và lưu văn bản.
4. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập tiết sau kiểm tra bài thực hành.
Tuần:
34
Ngày soạn: 
24/04/2011
Tiết:
66
Ngày dạy: 
27/04/2011
Bài Thực Hành Tổng Hợp
DU LỊCH BA MIỀN (tt)
I. Mục tiêu
HS có thể tạo được một bảng , soạn thảo và biên tập nội dung trong các ô của bảng.
Vận dụng các kĩ năng định dạng để trình bày nội dung trong các ô của bảng.
Thay đổi được độ rộng các cột và độ cao của các hang của bảng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
Giáo án
Kiến thức
Phòng máy
2. Học sinh
Bài cũ ở nhà
III. Tiến hành lên lớp
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sỉ số
Kiểm tra vệ sinh phòng học
Kiểm tra tác phong học sinh
2. Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: 
- Yêu cầu HS tạo danh bạ riêng của em như mẫu dưới đây.
Lịch khởi hành hàng ngày
Đi từ Hà Nội
Thời gian đến
Hạ Long – Đảo Tuần Châu
6h00
9h00
Phong Nha – Huế
Cần Thơ – bạc Liêu
- Yêu cầu:
+ Gõ nội dung quảng bá và sửa lỗi, nếu cần thiết.
Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn càng giống mẫu càng tốt.
Chèn hình ảnh và chỉnh vị trí của hình ảnh
Tạo bảng, gõ và định dạng nội dung trong bảng
- Thực hành ngay trên máy theo yêu cầu của GV 
Tuần:
35
Ngày soạn: 
01/05/2011
Tiết:
67
Ngày dạy: 
04/05/2011
KIỂM TRA THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh củng cố lại một số kiến thức, kĩ năng về soạn thảo văn bản.
II. ĐẾ BÀI: 
KIỂM TRA THỰC HÀNH
Tin học 6 (45 phút)
ĐỀ 1:
Câu 1: Thực hiện soạn thảo đoạn văn sau vào và chèn hình minh họa (4 đ), định dạng phông chữ, màu sắc cho bài thơ (1đ)
Thăm Trường Xưa
Rảo bước về thăm mái trường xưa 
Lối cũ người đây vẫn đậm đà 
Vẫn lời thầy giảng vang theo gió 
Vẫn tiếng ve kêu hối hả lòng 
Sương mai vương lại trên nhành lá 
Chiếc lá bàng rơi khẽ một mình 
Câu 2: Tạo bảng gồm 4 cột – 3 dòng, rồi nhập nội dung vào (4đ). định dạng phông chữ, màu sắc cho các nội dung (1đ)
STT
Họ và tên
Năm sinh
Lớp
1
Phạm Thị Dung
18/08/1995
9A
2
KIỂM TRA THỰC HÀNH
	Tin học 6 (45 phút)
ĐẾ 2: 
Câu 1: Thực hiện soạn thảo đoạn văn sau vào và chèn hình minh họa (4 đ), định dạng phông chữ, màu sắc cho bài thơ (1đ)
Trường Cũ
Đã lâu rồi không về thăm trường cũ
Nhớ hàng cây nhớ ghế đá thân thương
Nhớ thầy cô nhớ những buổi tan trường
Nhớ lớp học ôi vô vàn thương nhớ
Thời gian ơi xin hãy quay trở lại
Mang em về kỷ niệm dấu yêu
Ngồi nơi đây mà nhớ lại bao điều
Thầy cô đã mở đường em tiếp bước
Câu 2: Tạo bảng gồm 4 cột – 3 dòng, rồi nhập nội dung vào (4đ). định dạng phông chữ, màu sắc cho các nội dung (1đ)
STT
Họ và tên
Số điện thoại
Ghi chú
1
Trần Thanh An
0781 3868008
2
KIỂM TRA THỰC HÀNH
Tin học 6 (45 phút)
ĐẾ 3: 
	Câu 1: Thực hiện soạn thảo đoạn văn sau vào và chèn hình minh họa (4 đ), định dạng phông chữ, màu sắc cho bài thơ (1đ)
Hoài Thương
Tuổi học trò con đã đi qua
Ghi lại tim con không chỉ là một thời mưa nắng
Cũng không phải là mây hồng ... áo trắng
Mà một thời sâu lắng nghĩa thầy cô
Bao tháng ngày lòng con vẫn băn khoăn
Có đơn vị nào cân đo tình nghĩa đó
Bao trắc trở cuộc đời con nhớ rõ
Lá chắn – Thầy Cô – che chở cho con
Câu 2: Tạo bảng gồm 4 cột – 4dòng, rồi nhập nội dung vào (4đ). định dạng phông chữ, màu sắc cho các nội dung (1đ)
STT
Họ và tên
Năm sinh
Lớp
1
Bành Thị Lộ Liễu
18/08/1995
6A
2
KIỂM TRA THỰC HÀNH
Tin học 6 (45 phút)
ĐẾ 4: 
	Câu 1: Thực hiện soạn thảo đoạn văn sau vào và chèn hình minh họa (4 đ), định dạng phông chữ, màu sắc cho bài thơ (1đ)
Thầy ơi!
Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi thầy nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của thầy
Lúc xưa thầy vỗ về...
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại thầy?!
	Câu 2: Tạo bảng gồm 4 cột – 4 dòng, rồi nhập nội dung vào (4đ). định dạng phông chữ, màu sắc cho các nội dung (1đ)
STT
Họ và tên
Số điện thoại
Ghi chú
1
Ngu Thừa Chí
0939109901
2
Tuần:
36
Ngày soạn: 
08/05/2011
Tiết:
68
Ngày dạy: 
11/05/2011
ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học:
 a/ Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập lại kiến thức toàn bộ trong chương 4 đã học trong học kỳ II.
 b/ Kỹ năng: Biết vận dụng các bài lý thuyết vào thực hành.
 c/ Thái độ: Chuẩn bị cho thi chất lượng học kỳ II.
II. Chuẩn bị:
a/ Giáo viên:
Máy vi tính, giáo án, sách giáo khoa tin học – Bộ giáo dục và đào tạo, sách GV tham khảo, tranh ảnh tư liệu có liên quan đến bài học, các câu hỏi và các dạng bài tập (tự luận..)
b/ Học sinh:
SGK – Vở ghi.
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kết hợp trong khi học sinh thực hành trên máy tính.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* HĐ1:
GV: Hướng dẫn học sinh Ôn tập lại kiến thức của chương IV 
- Trả lời các câu hỏi và bài tập sau mỗi bài học trong sách.
- Giáo viên gợi ý và giải đáp cho học sinh những câu hỏi và bài tập khó
HS: Ôn tập lý thuyết trả lời các câu hỏi đề xuất những câu khó hỏi giáo viên trực tiếp trên lớp.
* HĐ2: 
GV: Hướng dẫn học sinh Ôn tập lại các thao tác soạn thảo văn bản
HS: Lên thực hành trên máy chiếu và ghi chép thông tin.
* HĐ3: 
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành trên máy tính ôn tập lại các kỹ năng, thao tác đã học.
HS : Thực hành trên máy tính
I. Lý thuyết: 
Chương IV: Soạn thảo văn bản
Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản
Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
Bài 15: Chỉnh sơả văn bản
Bài 16: Định dạng văn bản
Bài 17: Định dạng đoạn văn
Bài 18: Trình bày trang văn bản và in
Bài 19: Tìm kiếm và thay thế.
Bài 20: Thêm hình ảnh để minh họa.
Bài 21: Thình bày cô đọng bằng bảng
II. Thực hành: 
Bài thực hành số 5: Văn bản đầu tiên của em.
Bài thực hành số 6: Em tập chỉnh sửa văn bản
Bài Thực hành số 7: Em tập trình bày văn bản.
Bài thực hành số 8: Em viết báo tường.
Bài thực hành số 9: Danh bạ riêng của em
Bài thực hành tổng hợp: Du lịch 3 miền
 4. Củng cố: 
- Nhấn mạnh những bài học cần lưu ý để tập trung cho thi học kỳ
 5. Hướng dẫn về nhà: 
- Thực hành các thao tác yêu cầu theo các bước đã học 
- Ôn tập kỹ bài để chuận bị cho thi chất lượng đạt kết quả cao.
Tuần:
37
Ngày soạn: 
15/05/2011
Tiết:
69+70
Ngày dạy: 
18/05/2011
KIỂM TRA HỌC KỲ II

Tài liệu đính kèm:

  • docTin 6.doc