Giáo án Tin học 7 học kỳ 2

Giáo án Tin học 7 học kỳ 2

Tiết37:

BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH

A.Mục tiêu:

+ Kiến thức: Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ, chọn mầu phông.

+ Kỹ năng: Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính

+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.

B.Chuẩn bị:

+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.

+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).

C.Tiến trình giờ dạy:

I. Ổn định tổ chức:

Kiểm tra sĩ số:

 

doc 57 trang Người đăng vultt Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết37:
BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ, chọn mầu phông.
+ Kỹ năng: Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: 1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ:
GV: Để định dạng nội dung của một (hoặc nhiều ô tính) em cần chọn ô tính (hoặc các ô tính) đó. Định dạng không làm thay đổi nội dung của các ô tính.
1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ:
GV: cho HS quan sát hình 52 SGK
a. Thay đổi phông chữ:
GV cho HS quan sát hình 53 SGK.
Để thay đổi phông chữ của văn bản hoặc số trong ô tính, em cần thực hiện các bước như minh hoạ trong hình 53 cụ thể là những bước nào?
b. Thay đổi cỡ chữ:
GV cho HS quan Sát hình 54
Các bước cần thực hiện khi thay đổi cỡ chữ là những bước nào?
c.Thay đổi kiểu chữ:
GV cho Hs quan sat hình 55 SGK.
Để định dạng các kiểu chữ đậm, nghiêng hoặc gạch chân, em sử dụng các nút lệnh nào?
Các bước cần thực hiện khi muốn chọn kiểu chữ đậm là gì?
Chú ý: em có thể sử dụng đồng thời nhiều nút này để có các kiểu chữ kết hợp như: vừa đậm, vừa nghiêng vừa gạch chân,
HS lắng nghe
Bước 1:Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
Bước 2: Nháy mũi tên ở ô Font
Bước 3:Chọn phông chữ thích hợp
Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
Bước 2: Nháy mũi tên ở ô size
Bước 3: Chọn cỡ chữ thích hợp
HS: Bold, Italic, Underline
Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
Bước 2: Nháy chuột vào nút Bold để chọn chữ đậm.
Hoạt động 2: 2.Chọn mầu phông:
-GV: Ngầm định, văn bản và số được hiển thị trên màn hình với màu đen. Tuy nhiên em có thể chọn mầu phông chữ như mình muốn để dễ phân biệt, trình bày trang tính đẹp hơn. Để chọn màu cho phông chữ em sử dụng nút lệnh Font Color hình 56.
-GV cho Hs quan sát hình 56
Em hãy nêu các bước chọn màu phông ?
Bước 1: Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng.
Bước 2: Nháy chuột vào nút Font Color
Bước 3: Nháy chuột chọn màu.
IV.Củng cố:
Nhắc lại một số kiến thức vừa học. Trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 56
V.Hướng dẫn về nhà:
Học bài, đọc trước phần 3,4 trang 52,53 sgk.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết38:
BÀI 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH (Tiếp)
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Căn lề trong ô tính, tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số
+ Kỹ năng: Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
HS1: Để chọn màu cho phông chữ, em làm thê nào?
HS2: Để định dạng phông chữ, cỡ chữ, và kiểu chữ em là thế nào?
III.Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: 3.Căn lề trong ô tính
GV: Ngầm định, văn bản được căn thẳng lề trái, còn các số được căn thẳng lề phải trong các ô tính. Tuy nhiên, em có thẻ thay đổi cách căn lề của các nút lệnh trên thanh công cụ. Tác dụng của các nút lệnh này được mô tả trong hình 57.
-Cách sử dụng các nút lệnh này tương tự nhau. GV cho HS quan sát hình 58:
-Em hãy nêu các bước thực hiện để căn thẳng nội dung giữa ô tính?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 59-60.
Trong trường để căn dữ liệu vào giữa nhiều ô ( chứ ko phải 1 ô).Trường hợp này để căn chỉnh dễ dàng em cần thực hiện ntn?
-Căn thẳng mép trái ô
-Căn thẳng mép phải ô
-Căn thẳng giữa ô.
HS:
-Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
-Bước 2: Nháy vào nút center để căn thẳng giữa ô tính.
-Bước 1: Chọn các ô cần căn dữ liệu vào giữa
-Bước 2: Nháy vào nút Merger and Center.
Hoạt động 2: 4.Tăng hoặc giảm số chữ số thập phân của dữ liệu số
GV: Trong khi thực hiện tính toán với các số, có thể em cần làm việc với các số thập phân, chặng hạn điểm trung bình cả năm của các bạn trong lớp em. Tuỳ theo mức độ chính xác em có thể quy định số chữ số sau dấu chấm thập phân. 
-Các nút lệnh nào sau được sử dụng để thay đổi số chữ số sau dấu chấm thập phân của số trong ô tính?
-Khi giảm bớt số chữ số thập phân, chương trình sẽ thực hiện theo quy tắc làm tròn số. Cho HS quan sát hình 62.
 Tăng thêm một chữ số thập phân
Giảm bớt một chữ số thập phân
Hoạt động 3: 5.Tô mầu nền và kẻ đường biên của ô tính
GV cho HS quan sát hình 63.
Em hãy nêu các bước tô màu nền?
Chú ý: Sau khi được sử dụng để tô mầu nền, nút lệnh Fill Color cho em biết màu mới sử dụng trước đó. Để tô nhanh mầu nền cho ô, em chỉ cần nháy chuột trên nút lệnh 
GV cho HS quan sát hình 64-65
Em hãy nêu các bước để kẻ đường biên của các ô tính
Chú ý: Sauk hi được sử dụng để kẻ đường biên, nút lệnh Boder cho thấy kiểu kẻ đường biên mới sử dụng trước đó. Để kẻ nhanh đường biên, em chỉ cần nháy chuột vào nút lệnh 
Bước 1: Chọn ô hoặc các ô cần tô mầu nền
Bước 2: Nháy chuột vào nút Fill Colors để chọn mầu nền.
Bước 3: Nháy chọn mầu nền
Bước 1: Chọn các ô cần kẻ đường biên
Bước 2: Nháy nút Boder để chọ kiểu vẽ đường biên.
Bước 3: Nháy chọn kiểu kẻ đường biên.
IV.Củng cố:
Trả lời câu hỏi 4,5,6 trang 56 SGK.
V.Hướng dẫn về nhà:
Học bài.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết39:
BÀI THỰC HÀNH 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính
+ Kỹ năng: Thực hành thành thạo.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và chuẩn bị phòng máy.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành.
III.Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Phổ biến và kiểm tra an toàn
-Phổ biến nội dung bài thực hành
-Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.
HS nắm được nội dung bài thực hành
Hoạt động 2: Bài luyện tập
Bài tập 1: Thực hành định dạng văn bản và số, căn chỉnh dữ liệu, tô màu văn bản, kẻ đường biên và tô màu nền. Hình 66
YC: 
-Thực hiện định dạng với phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ, màu sác khác nhau; dữ liệu số được căn giữa.
-Hàng A1 có các ô từ A1 đến G1 được gộp thành một ô và nội dung được can giữa bảng.
-Các cột và các hang được tô các mầu nền và kẻ đường biên để dễ phân biệt.
GV hướng dẫn HS
Hs thực hành trên máy
IVCủng cố:
-Đánh giá và nhận xét.
-Vệ sinh phòng máy.
VHướng dẫn về nhà:
Tự thực hành thêm. 
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết40:
BÀI THỰC HÀNH 6: Đ ỊNH DẠNG TRANG TÍNH (tiếp)
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Thực hiện các thao tác căn chỉnh dữ liệu và định dạng trang tính.
+ Kỹ năng: Thực hành thành thạo
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và chuẩn bị phòng máy.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ thực hành.
III.Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Phổ biến và kiểm tra an toàn
-Phổ biến nội dung bài thực hành
-Kiểm tra an toàn điện, an toàn thiết bị.
HS nắm được nội dung bài thực hành
Hoạt động 2: Bài luyện tập
Bài tập 2:
Thực hành lập trang tính, sử dụng công thức, định dạng, căn chỉnh dữ liệu và tô mầu.
Yêu cầu:
-Khởi động chương trình bảng tính Excel
-Lập trang tính với dữ liệu các nước trong khu vực Đông Nam Á như hình 67.
GV hướng dẫn 
HS thực hành:
a.Lập trang tính với các nước trong khu vực Đông Nam Á như hình 67.
b. Lập công thức để tính mật độ dân số của Brunay trong ô E6. Sao chép công thức vào các ô tương ứng cuae cột E để tính mật độ dân số của ccs nước còn lại.
c. Chèn them các hang chống cần thiết, điều chỉnh hang cột và thực hiện các thao tác định dạng văn bản, định dạng số để có trang tính tương tự như hình 68
d. Lưu bảng tính với tên các nước DNA
IVCủng cố:
-Đánh giá và nhận xét.
-Vệ sinh phòng máy.
VHướng dẫn về nhà:
Tự thực hành thêm. 
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết41:
BÀI 7: TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH.
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Xem trang trước khi in, điều chỉnh ngắt trang.
+ Kỹ năng: Học sinh hiểu và nắm được các kiến thức cơ bản, để từ đó giúp thao tác nhanh trên máy vi tính
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: 1.Xem trang trước khi in
Xem trước khi in cho phép em kiểm tra trước những gì sẽ được in ra. Các trang đựoc in ra sẽ giống hệt như hình 70.
Để xem trước khi in, em làm thế nào?
Nháy vào nút Print Preview trên thanh công cụ.
Hoạt động 2: 2. Điều chỉnh ngắt trang
GV: Chương trình bảng tính tự động phân chia trang tính thành các trang tính in tuỳ theo kích cỡ của trang tính.
Tuy nhiên có những trường hợp em cần điều chỉnh lại cho phù hợp, chặng hạn em có thể in trang tính trên hình 69 chỉ trên một trang giấy.
Để điều chỉnh ngắt trang, em cần sử dụng lệnh nào? (quan sát hình 71)
Em hãy nêu các thao tác thực hiện? (quan sát hình 73a-b)
HS: Lệnh Page Break Preview trong bảng chọn view
-Bước1: Hiển thị trang tính trong chế độ Page Break Preview
Bước 2: Đưa con trỏ chuột vào đường kẻ xanh mà em cho rằng đường đó phân chia trang không đúng ý muốn của em. Con trỏ chuột chuyển thành dạng 1 (Đường ngang) hoặc dạng2(đường kẻ đứng) hình 73a
Bước 3: Kéo thả đường kẻ xanh đến vị trí em muốn( Hình 73 b)
IV Củng cố:
Nhắc lại một số kiến thức vừa học. trả lời câu hỏi 1,2 trang 65 sgk.
V Hướng dẫn về nhà:
Học bài đọc tiếp phần 3,4 trang 63-65 sgk.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết42:
BÀI 7:TRÌNH BÀY VÀ IN TRANG TÍNH. (tiếp)
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Đặt lề và hướng giấy in, in trang tính.
+ Kỹ năng: Biết cách chọn 1 ô, 1 hàng, 1 cột, 1 khối. Phân biệt được kiểu dữ liệu số, kí tự.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
HS1:Nêu cách xem trang trước khi in.
HS2:Nêu cách điều chỉnh ngắt trang.
III.Bài  ...  toàn điện, an toàn thiết bị.
HS nắm được nội dung bài thực hành
Hoạt động 2: Bài luyện tập
Bài tập 4: Bảng dưới đây là doanh số bán hàng của công ty kinh doanh máy tính và phụ kiện máy tính Hùng Cường (đơn vị triệu đồng):
Người bán
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tổng theo người bán
Lê Minh Nghĩa
120
185
163
Hoàng Lan Anh
80
96
115
Nguyễn Vũ Hào
143
59
127
Trần Anh Đức
192
104
138
Phạm Trung Hiếu
78
149
190
Tổng theo tháng
Hãy lập bảng tính theo dữ liệu trên.
Đặt công thức tính tổng theo tháng tương ứng.
Trong cột Tổng theo người bán đặt các công thức tính tổng các tháng theo từng người bán hàng.
Chèn thêm 3 cột trước cột cuối cùng (tổng theo người bán) dành cho các tháng 4,5,6. Kiểm tra các công thức tương ứng.
Chèn thêm 3 hàng cho 3 người bán hang nữa.
Thực hiện các thống kê sau:
+ Trong cả 2 quý, doanh số bán hàng cao nhất của một nhân viên trong một tháng là bao nhiêu?
+ Cũng hỏi tương tự với doanh số thấp nhất?
+ Tháng nào công ty có doanh số cao nhất? thấp nhất?
+ Trung bình mỗi tháng công ty có doanh số bán hàng là bao nhiêu?
Lãnh đạo công ty cần biết danh sách các nhân viên theo thứ tự doanh số từ cao đến thấp để bình bàu thi đua. Em hãy giúp họ làm việc này.
Tạo biểu đồ hiển thị tổng doanh số của từng người bán hang và tổng doanh số mỗi tháng.
-GV hướng dẫn.
-GV chữa BT: SBT trang 89.(Bài tập 7)
-HS đọc nội dung y/c BT, suy nghĩ.
-HS thực hành trên máy.
IVCủng cố:
-Kiểm tra sản phẩm thực hành.
-Đánh giá và nhận xét.
-Vệ sinh phòng máy.
VHướng dẫn về nhà:
Tự thực hành thêm. 
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết66:
KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản đã học.
+ Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra.
+ Thái độ: nghiêm túc.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: giấy kiểm tra.
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Đề bài:
Tệp bài làm có tên là A.xls ( A là tên của HS)
Cho mẫu biểu sau:
Số dân của 18 dân tộc đông dân nhất
STT
Dân tộc
Số dân
1
Ba-na
174.5
2
Chăm
132.9
3
Cơ-ho
128.7
4
Dao
620.5
5
Ê-đê
270.3
6
Gia-rai
317.6
7
Hoa
862.4
8
Hrê
113.1
9
Khơ-me
1055.2
10
Kinh
65795.7
11
Mông
787.6
12
Mường
1137.5
13
Nùng
856.4
14
Sán Chay
147.3
15
Sán Dìu
126.2
16
Tày
1477.5
17
Thái
1328.7
18
Xơ-đăng
127.1
Thực hiện các yêu cầu sau:
Nhập dữ liệu như bảng dữ liệu trên.
Sắp xếp các dân tộc theo thứ tự số dân từ cao đến thấp
Lọc ra 5 dân tộc có số dân đông nhất.
Đáp án
Câu 1: 4 điểm
Câu 2: 3 điểm
Câu 3: 3 điểm
IV.Củng cố: 
V.Hướng dẫn về nhà: Ôn tập lai những kiến thức đã học.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết67:
ÔN TẬP
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HDHS các kiến thức đã học qua một số bài tập.
+ Kỹ năng: học sinh làm được bài tập.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ 
III.Bài mới:
Bài tập 1: Hãy kết nối mỗi thành phần ở cột A với thành phần ở cột B tương ứng để thành câu đúng.
A
B
Ô
Hàm
Trang tính
Khối
Kí tự
Công thức
Là một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.
Là biểu thức viết trong ô, bắt đầu là dấu “=”. Toán hạng tham gia vào biểu thức có thể là địa chỉ.
Là dãy các chữ cái, chữ số và kí hiệu.
Là vùng giao nhau giữa cột và hàng của trang tính.
Là công thức được định nghĩa từ trước.
Gồm các cột và các hàng, là miền làm việc chính của bảng tính.
Trả lời: 1d, 2e, 3f, 4a, 5c, 6b.
Bài tập 2: Những phát biểu sau đúng hay sai? Cho biết ý kiến của em bằng cách đánh dấu (x) vào ô (đúng hay là sai) tương ứng.
Đúng Sai 
[ ] [ ] 1. Theo ngầm định, dữ liệu số được căn phải còn dữ liệu kí tự được căn trái.
[ ] [ ] 2. Khi chọn một khối thì tất cả các ô trong khối đó đều đồng thời được kích hoạt.
[ ] [ ] 3. Dữ liệu kí tự không thể căn phải được.
[ ] [ ] 4. Ta có thể thay đổi ô được kích hoạt bằng cách gõ địa chỉ ô mới vào hộp tên.
[ ] [ ] 5. Mỗi lần chỉ có thể xắp xếp dữ liệu trên trang tính theo một tiêu chí duy nhất.
[ ] [ ] 6. Sau khi thực hiện lọc, dữ liệu được sắp xếp lại.
[ ] [ ] 7. Khi dữ liệu thay đổi thì biểu đồ xây dựng từ dữ liệu đó cũng được tự động cập nhật.
[ ] [ ] 8. Khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
[ ] [ ] 9. Khi di chuyển nội dung các ô có công thức, các địa chỉ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
[ ] [ ] 10. Bất kì nhóm ô nào cũng có thể tạo thành một khối hợp lệ, miễn là chúng nằm liền kề nhau.
Trả lời: 1-đúng, 2-sai, 3-sai, 4-đúng, 5-sai, 6-sai, 7-đúng, 8-đúng, 9-sai, 10-sai.
Bài tập 3: Thông thường, các hãng hàng không cần quản lí một cơ sở dữ liệu lớn các thông tin về các chuyến bay gồm: điểm xuất phát, điểm đến, thời gian bay, phi hành đoàn, loại máy bay, có trạm chuyển tiếp không,.Em có nghĩ rằng bảng tính là thích hợp cho việc quản lí này không? Hãy giải thích lựa chọn của em.
Trả lời: Các chương trình bảng tính thao tác trên các thong tin số dưới dạng bang gồm hàng và cột. Do vậy chúng không thật thích hợp cho nhiệm vụ quản lí của các hàng hang không (Các đối tượng quản lí chính không phải là các số và các thao tác chủ yếu không phải là tính toán). Lĩnh vực ứng dụng đầu tiên và phổ biến nhất của chương trình bảng tính là lĩnh vực tài chính, ngân hang.
Bài tâp 4: Hãy kết nối mỗi thành phần ở cột A với thành phần tương ứng ở cột B trong bảng sau để tạo thành câu hợp lí.
A
B
Max(C12:C22)
AVERAGE(A5,A6,A13)
SUM(A1:F1)
Là tổng các số trong các ô hàng thứ nhất từ cột A đến cột F.
Dùng để tô màu nền cho ô.
Là số lớn nhất trong các ô ở cột C từ hàng 12 đến hàng 22.
Dùng để gộp ô và căn giữa.
Dùng để sắp xếp dữ liệu theo thứ tự giảm dần.
Là trung bình cộng của các số trong các ô A5, A6, A13.
Trả lời:
1-c, 	2-f, 	3-d, 	4-b, 	5-a, 	6-e
IVCủng cố: NX tiết học
VHướng dẫn về nhà: Ôn tập lại những kiến thức đã học.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết68:
ÔN TẬP
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: HDHS các kiến thức đã học qua một số bài tập.
+ Kỹ năng: học sinh làm được bài tập.
+ Thái độ: nghiêm túc, tích cực học tập.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án
+ Học sinh: Vở ghi và sách giáo khoa (Tin học dành cho THCS quyển 2).
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong giờ 
III.Bài mới:
Bài tập 5: Chọn phương án ghép đúng.
Mỗi ô trên trang tính có thể chứa: 
(A) số;	(B) Kí tự và số;
(C) Công thức, kí tự, số và thời gian	(D) Công thức và số
Hãy chọn phương án ghép đúng.
Trả lời: phương án (C)
Bài tập 6: Ý kiến nào đúng nhất trong các ý kiến sau:
Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ bị các kí tự của ô B1 đè lên (kể cả kí tự trống và khi ô B1 không có dữ liệu);
Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ bị các kí tự của ô B1 đè lên (trừ kí tự trống);
Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ bị các kí tự của ô B1 đè lên (Kể cả kí tự trống và chỉ khi ô B1 chứa dữ liệu);
Khi nội dung trong ô A1 quá dài thì các kí tự của ô A1 sẽ không bị các kí tự của ô B1 đè lên.
Trả lời: phương án C.
Bài tập 7:
 Một công ty sản xuất điện thoại di động dự định đưa ra thị trường một mẫu điện thoại mới, nhưng chưa quyết định sẽ định giá bán như thế nào. Biết rằng giá thành điện thoại là 980000 đồng và có thể bán với giá từ 1000000 đồng cho tới 1500000 đồng. Nếu bán giá đắt thì lợi nhuận thu được trên mỗi điện thoại lớn hơn nhưng số người mua sẽ ít hơn so với bán giá rẻ. Bộ phận nghiên cứu thị trường cung cấp số lượng dự kiến người mua trong từng trường hợp như sau:
Giá bán (đồng)
Số lượng người mua
1 000 000
20 000
1 200 000
5 000
1 500 000
1 000
Hãy đề xuất giá bán cho điện thoại mới sao cho tổng tiền lợi nhuận cao nhất.
Hướng dẫn:
SBT trang 98.(Bài tập 7)
IVCủng cố: NX tiết học.
VHướng dẫn về nhà: Ôn tập lại những kiến thức đã học, chuẩn bị giờ sau kiểm tra HK.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết69-70:
KIỂM TRA HỌC KÌ
A.Mục tiêu:
+ Kiến thức: Kiểm tra lại những kiến thức cơ bản đã học.
+ Kỹ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào bài kiểm tra.
+ Thái độ: nghiêm túc.
B.Chuẩn bị:
+ Giáo viên: Giáo án và các tài liệu có liên quan.
+ Học sinh: giấy kiểm tra.
C.Tiến trình giờ dạy:
I. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số:
II.Kiểm tra bài cũ:
III.Bài mới:
Đề bài:
Câu 1: Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
Để định dạng nội dung của một (hoặc nhiều ô tính) em cần chọn ô tính (hoặc các ô tính) đó. Sau khi định dạng lại, nội dung cơ bản của các ô tính sẽ được thay đổi tương ứng với kiểu định dạng;
Trên một bảng tính, dữ liệu kiểu số luôn căn lề phải, còn dữ liệu kí tự luôn căn lề trái;
Trong MS Excel, ta chỉ định dạng được phông chữ, kiểu chữ và cỡ chữ, căn lề và tô màu chữ, tô màu nền;
Tạo viền cho các ô tính là một chức năng trong định dạng trang tính;
Câu 2: Hãy cho biết hình b nhận được từ hình a bằng cách chọn phần văn bản rồi dùng nút lệnh nào trong các nút lệnh sau đây:
(A)	(B)	(C)	(D)
Hình a	Hình b
Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa và tác dụng của các nút lệnh trên thanh công cụ Print Preview
Nút lệnh
Tác dụng
Câu 4: Có việc gì khác nhau giữa việc sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ và sử dụng lệnh Data"Sorttrên bảng chọn.
Câu 5: Sử dụng hàm Max(), Min() với 1 cột nào đó sẽ cho kết quả là giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) trong cột đó. Việc sử dụng hàm như thế có tương đương với việc sử dụng lệnh lọc ra 1 giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) trong cột đó hay không?
Đáp án
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: Nút Next: Hiển thị trang in tiếp theo
	Nút Previous: Hiển thị trang in trước đó
	Nút Page Break Preview: Xem dưới dạng ngắt trang
	Nút Setup: Mở hộp thoại thiết đặt trang
	Nút Close: Quay về trang tính Excel
	Nút Margins: Hiện hoặc ẩn các đường lưới trong chế độ Print Previous
	Nút Print: Mở hộp thoại in.
Câu 4: Với việc dung Data"Sort
	-Có thể sắp xếp sử dụng nhiều cột;
	-Có thể thực hiện sắp xếp với nhiều lựa chọn khác nhau.
Câu 5: Không tương đương vì hàm Max (Min) chỉ cho kết quả là giá trị lớn nhất (hoác nhỏ nhất) đó, còn với lệnh lọc thì ngoài giá trị đó ta còn biết vị trí đạt đựơc giá trị đó ở đâu (hàng nào).
IV.Củng cố: Thu bài kiểm tra
V.Hướng dẫn về nhà: Tự ôn tập lại những kiến thức đã học trong năm.
~.~.~.~.~.~.~.~.~.~.o0o.~.~.~.~.~.~.~.~.~.~

Tài liệu đính kèm:

  • doctin 7 2cot ky II chi vc in.doc