Tuần 26
Tiết 51
BÀI 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh được trang bị kiến thức sắp xếp, lọc dữ liệu trên trang tính.
- Kĩ năng:
+ Biết sắp xếp dữ liệu trong trang tính.
+ Biết lọc dữ liệu cụ thể.
+ Từ việc sắp xếp dữ liệu học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính.
- Thái độ:
Nghiêm túc ghi chép, giữ gìn phòng máy.
Sau khi học xong học sinh thấy được tác dụng của bảng tính trong tính toán, quản lí.
II. Phương pháp:
GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu Ngày soạn: 27-2-2010 GSTT: Lê Thị Hồng Vân Ngày dạy: 3-2-2010 Tuần 26 Tiết 51 BÀI 8: SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh được trang bị kiến thức sắp xếp, lọc dữ liệu trên trang tính. - Kĩ năng: + Biết sắp xếp dữ liệu trong trang tính. + Biết lọc dữ liệu cụ thể. + Từ việc sắp xếp dữ liệu học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính. - Thái độ: Nghiêm túc ghi chép, giữ gìn phòng máy. Sau khi học xong học sinh thấy được tác dụng của bảng tính trong tính toán, quản lí. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, quan sát trực quan để hình thành thao tác. Chuẩn bị Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, phòng máy. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà. Hoạt động dạy và học: Ổn định lớp – Kiểm tra sỉ số(1’) Bài mới: Tạo tình huống học tập: Khi tạo trang tính, dữ liệu được lưu theo đúng thứ tự em nhập vào,việc tra cứu họ tên, điểm trung bình sẽ gặp khó khăn nếu như khi dữ liệu của trang tính nhiều mà không được sắp xếp theo thứ tự nào cả. Phần mềm excel cung cấp cho chúng ta tính năng rất quan trọng và hiệu quả đó là sắp xếp và lọc dữ liệu. Chúng ta sang bài mới: Bài 8. SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi GV: Đưa ra bảng tính khoảng 5 dòng và yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự giảm của điểm trung bình. GV: Nhận xét câu trả lời của HS. Sau đó đưa ra một trang tính với dữ liệu không thể hiển thị hết trên một trang màn hình. GV: Giải thích cho HS biết được những khó khăn khi sắp xếp các hàng của bảng dữ liệu này, chỉ cần vài thao tác đơn giản là các em nhanh chóng sắp xếp được dữ liệu. Để biết cách sắp xếp như thế nào chúng ta sang phần 1. Sắp xếp dữ liệu. GV: HS ghi bài vào vở. GV: Theo em hiểu sắp xếp dữ liệu của trang tính là như thế nào? GV: Qua việc tìm hiểu bài trước ở nhà 1 em hãy cho cô biết để sắp xếp dữ liệu em cần thực hiện mấy bước? GV: Nhận xét câu trả lời của HS. Sau đó đặt vấn đề và hướng dẫn HS nếu như không có nút tăng dần hay giảm dần trên thanh công cụ thì làm thế nào để hiển thị chúng. Chú ý: Nếu các nút lệnh đó không có trên thanh công cụ ta thực hiện như sau: B1: Nhấn nút Toolbars Options trên thanh công cụ chuẩn. B2: Nhấn vào Add or Remove Buttons \chọn Standard. B3: Chọn vào trước tên nút cần hiển thị. GV: Thực hiện thao tác sắp xếp trang tính cho HS cả lớp cùng quan sát. GV: Đưa ra trang tính chưa được sắp xếp và yêu cầu HS sắp xếp lại .(Bảng thành tích Seagames 22) GV: Nhận xét các thao tác của HS. GV: Yêu cầu HS nhắc lại thao tác sắp xếp dữ liệu. GV: Cho cả lớp ghi bài vào vở. GV: Sau khi học sinh ghi bài xong, GV cần giới thiệu cho HS biết trên đây là cách sắp xếp nhanh. Ngoài ra, chúng ta còn sắp xếp bằng cách sử dụng hộp thoại Sort trong menu Data. Học sinh sắp xếp lại và đưa ra kết quả. HS ghi bài. HS: Sắp xếp dữ liệu là hoán đổi vị trí các hàng để giá trị dữ liệu trong một hay nhiều cột được sắp thứ tự tăng dần hay giảm dần. HS: Thao tác thực hiện sắp xếp dữ liệu gồm 2 bước: B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột cần sắp xếp dữ liệu. B2: Nháy nút lệnh trên thanh công cụ: Sort Ascending: SX theo thứ tự tăng dần. Sort Descending: SX theo thứ tự giảm dần. HS: Quan sát các thao tác của giáo viên. HS: Lên thực hiện trên máy chủ, các em HS dưới lớp quan sát và cho nhận xét bài làm của bạn đã đúng hay chưa. HS: Trả lời. 1. Sắp xếp dữ liệu Để sắp xếp dữ liệu ta thực hiện như sau: B1: Nháy chuột chọn một ô trong cột cần sx dữ liệu. B2: Nháy nút lệnh trên TCC: Sort Ascending: SX theo thứ tự tăng dần. Sort Descending: SX theo thứ tự giảm dần. C)Củng cố(3’). GV: Đưa ra một bảng tính và yêu cầu một HS lên bảng sắp xếp. D)Dặn dò(1’) Về nhà thực hành trên máy, trả lời câu hỏi 1 SGK. Xem trước phần tiếp theo ở nhà. V)Rút kinh nghiệm: Giáo viên cần bao quát hết hs,theo sát các em trong quá trình giảng bài Đảm bảo nội dung tiết học.
Tài liệu đính kèm: