Giáo án Tin học khối 7 tiết 15: Bài thực hành 3: bảng điểm của em

Giáo án Tin học khối 7 tiết 15: Bài thực hành 3: bảng điểm của em

BÀI THỰC HÀNH 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM

I/ MỤC TIÊU:

a) Kiến thức

- Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính

b) Kỹ năng

- Mở bảng tính, sử dụng được nhiều trang tính trên một bảng tính

(không mở nhiều bảng tính).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, phòng máy (nhóm 2hs/máy), bảng phụ.

- Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tìm hiểu trước nội dung bài thực hành.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 7 tiết 15: Bài thực hành 3: bảng điểm của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 15	Ngày soạn: 
Tuần: 8	Ngày dạy: 
BÀI THỰC HÀNH 3: BẢNG ĐIỂM CỦA EM	
I/ MỤC TIÊU:
a) Kiến thức
- Biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính
b) Kỹ năng
- Mở bảng tính, sử dụng được nhiều trang tính trên một bảng tính 
(không mở nhiều bảng tính).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, phòng máy (nhóm 2hs/máy), bảng phụ.
- Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, tìm hiểu trước nội dung bài thực hành.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
a) Ổn định lớp: tổ chức điểm danh (1’)
b) Nội dung cần dặn dò: yêu cầu học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, có ý thức giữ gìn các thiết bị máy móc.
c) Kiểm tra bài cũ: (6’)
	Câu hỏi:
	1) Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay dữ liệu cố định?
	2) Giả sử cần tính tổng giá trị trong các ô A1 và D3, sau đó nhân với giá trị trong ô D2. Công thức nào trong số các công thức sau đây là đúng?
a) (A1+D3)*D2;	b) =(A1+D3)D2;	c) =(D2*A1)+D3;
d) =(A1+D3)*D2;	e) (A1+D3)*D2;	f) (A1+D3)D2;
d) Bài thực hành
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
16’
Hoạt động 1: Nhập công thức
- GV yêu cầu các nhóm khởi động Excel và hoàn thành bài tập 1:
Sử dụng công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính:
a) 20+15; 20-15; 20x15; 20/15; 205;
b) 20+15x4; (20+15)x4; (20-15)x4; 20-(15x4);
c) 144/6-3x5; 144/(6-3)x5; (144/6-3)x5;
d) 152/4; (2+7)2/7; (32-7)2-(6+5)3; (188-122)/7.
- GV quan sát các nhóm thực hành.
- GV yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- GV viết lên bảng kết quả các công thức.
- Kết luận của GV.
- HS hoạt động theo nhóm (2hs/máy): khởi động Excel, thảo luận và sử dụng công thức để tính các giá trị.
- Nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm đối chiếu kết quả trên bảng.
- Các nhóm lắng nghe và chỉnh sửa lại công thức.
20’
Hoạt động 2: Tạo trang tính và nhập công thức
- GV yêu cầu hs nhập dữ liệu như mẫu sau:
- GV yêu cầu hs nhập các công thức sau vào các ô tương ứng:
E
F
G
H
I
1
= A1+5
= A1*5
= A1+B2
=A1*B2
=(A1+B2)*C4
2
= A1*C4
=B2-A1
=(A1+B2)-C4
=(A1+B2)/C4
=B2^A1-C4
3
=B2*C4
=(C4-A1)/B2
=(A1+B2)/2
=(B2+C4)/2
=(A1+B2+C4)/3
- GV theo dõi quan sát các nhóm thực hành.
- GV yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- Kết luận của GV.
+ Mở rộng: Tại sao ở ô E1 người ta không ghi là “=5+5” mà lại ghi “= A1+5”?
+ Tương tự đặt câu hỏi cho những ô như F1, H1, I1, E2,
- YC hs nhóm khác nhận xét
- GV chốt lại: người ta sử dụng địa chỉ các ô A1, B2, C4 vào các công thức để khi thay đổi giá trị các ô đó thì các công thức sẽ được tự động thay đổi theo (cập nhật), chúng ta không phải thực hiện lại công thức. Đó cũng chính là lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thứcl.
- HS hoạt động theo nhóm: quan sát dữ liệu mẫu và nhập vào trang tính.
- HS lần lượt nhập các công thức vào các ô tính tương ứng như trong bảng dưới đây:
(lưu ý kết thúc việc nhập công thức trong một ô bằng cách nhấn phím Enter)
- Cá nhân đại diện nhóm trình bày kết quả thực hiện các phép tính trên.
- HS nhóm khác nhận xét
- HS ghi nhận.
- HS thảo luận nhóm, một hs đại diện nhóm trả lời. 
- HS nhóm khác đại diện trả lời.
- HS ghi nhận.
2’
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
* Củng cố:
- Cần nắm vững các bước nhập và thực hiện được việc nhập công thức vào một ô tính
- Biết vận dụng việc sử dụng địa chỉ ô tính vào công thức trong trang tính.
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ, làm lại các bài tập thực hành trên máy vi tính nếu có điều kiện.
- Tìm hiểu nội dung bài tập 3,4 trang 26,27 SGK để chuẩn bị tốt cho giờ thực hành tới.
IV/ TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet15.doc