Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 1: Thiết bị vào - Ra cơ bản cho máy tính cá nhân

Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 1: Thiết bị vào - Ra cơ bản cho máy tính cá nhân

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết được các thiết bị vào – ra cơ bản và thông dụng nhất.

- Biết được có nhiều loại máy tính cá nhân với các kiểu thiết bị vào – ra khác nhau.

- Biết được một số thiết bị có thể vừa là đầu vào vừa là đầu ra.

- Phẩm chất: Kiên nhẫn, chăm chỉ, cẩn thận,.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, Giáo án.

- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

 

docx 5 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Bài 1: Thiết bị vào - Ra cơ bản cho máy tính cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỘNG
BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO - RA CƠ BẢN CHO MÁY TÍNH CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được các thiết bị vào – ra cơ bản và thông dụng nhất.
- Biết được có nhiều loại máy tính cá nhân với các kiểu thiết bị vào – ra khác nhau.
- Biết được một số thiết bị có thể vừa là đầu vào vừa là đầu ra.
- Phẩm chất: Kiên nhẫn, chăm chỉ, cẩn thận,..
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, Giáo án.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, hoạt động cá nhân trả lời nhanh câu hỏi: Theo em, nên nói “một chiếc máy tính xách tay” hay “một bộ máy tính xách tay”? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS dựa vào hiểu biết cá nhân tìm câu trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện HS báo cáo kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định:
- GV đánh giá, chuẩn hóa và dẫn dắt vào bài học: Ta nên nói “một chiếc máy tính xách tay” vì máy tính xách tay thường nhỏ gọn và có thể xách đi khắp mọi nơi mà không cần mang các linh kiện cồng kềnh như máy để bàn. Vậy những linh kiện cồng kềnh đó là gì => bài mới
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính để bàn
a) Mục tiêu:  HS nắm được các thành phần cơ bản của máy tính, đặc biệt là các thiết bị vào – ra cho máy tính để bàn.
b) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi tìm hiểu thông tin mục 1 sgk/tr5, 6 kết hợp quan sát máy tính để bàn tại phòng máy và trình bày vào vở viết các nội dung sau:
1. Hãy cho biết các thành phần cơ bản của máy tính? 
2. Chỉ ra các thiết bị vào, các thiết bị ra cơ bản của máy tính để bàn.
Thời gian hoạt động: 5 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc thông tin sgk.5,6 kết hợp quan sát các thiết bị cơ bản của máy tính để bàn.
- Hoạt động cặp đôi thảo luận hoàn thành yêu cầu.
- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện cặp đôi báo cáo.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, dẫn dắt sang nội dung mới.
1. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính để bàn
+ Các thành phần cơ bản của máy tính: Bộ nhớ ngoài, bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ trong, các thiết bị vào – ra
+ Thiết bị vào: bàn phím, chuột, webcam, micro,
+ Thiết bị ra: màn hình, loa, 
Hoạt động 2: Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính xách tay
a) Mục tiêu: HS nắm được các thiết bị vào – ra cho máy tính xách tay.
b) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin mục 2 sgk/tr6 kết hợp quan sát máy tính xách tay tại phòng máy và trình bày vào vở viết các nội dung sau:
1. Điểm khác nhau giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay? 
2. Máy tính xách tay dùng bộ phận nào để thay thế chuột máy tính? 
3. Máy tính xách tay có khả năng gì? Làm thế nào cho máy tính để bàn có khả năng thu nhận thông tin dạng hình ảnh như máy tính xách tay?
Thời gian hoạt động: 6 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc thông tin sgk.6 kết hợp quan sát các thiết bị cơ bản của máy tính xách tay.
- Hoạt động nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu.
- GV theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, dẫn dắt sang nội dung mới.
2. Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính xách tay.
- Máy tính xách tay tích hợp cả 4 bộ phận thành chung một khối. Bên trong máy tính có sẵn loa, micro và camera.
- Máy tính xách tay dùng tấm chạm để thay thế chuột máy tính. Tấm chạm có hình chữ nhật để chạm ngón tay điều khiển máy tính.
- Máy tính xách tay thường có khả năng nhận thông tin và xuất thông tin ra dưới dạng hình ảnh và âm thanh.
Hoạt động 3:  Thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh.
a) Mục tiêu:  HS nắm được những thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh.
b) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi tìm hiểu thông tin mục 3 sgk/tr6 kết hợp quan sát điện thoại thông minh, máy tính bảng và trình bày vào vở các nội dung sau:
1. Theo em bộ phận nào của máy tính bảng, điện thoại thông minh có chức năng tương tự với bàn phím và tấm chạm của máy tính xách tay?
3. Ưu điểm của máy tính bảng?
Thời gian hoạt động: 5 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát hình ảnh, thảo luận và hoàn thành yêu cầu.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện cặp đôi báo cáo.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Thiết bị vào –ra cơ bản cho máy tính bảng và điện thoại thông minh
- Màn hình cảm ứng vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra cho máy tính.
- Bàn phím ảo thường có ở những máy tính bảng và điện thoại thông minh.
- Ưu điểm của máy tính bảng là gọn nhẹ, nhỏ như cuốn sổ tay nhưng vẫn thực hiện được nhiều chức năng như máy tính cá nhân.
- Điện thoại thộng minh có thể coi là một máy tính bảng thu nhỏ.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời bài 1,2,3 SGK/tr7.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành vào vở các bài tập 1, 2, 3/SGK/tr7.
Thời gian hoạt động: 4 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS dựa vào nội dung kiến thức vừa học, kết hợp hiểu biết hoàn thành vào vở các bài tập theo yêu cầu.
Dự kiến SP:
Câu 1. Thân máy, màn hình, bàn phím, chuột
Câu 2. Tivi cảm ứng, điện thoại cảm ứng, laptop màn hình cảm ứng, đồng hồ thông minh, 
Câu 3. Máy tính xách tay thường dùng tấm chạm (TOUCHPAD) để thay thế chuột máy tính.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo kết quả. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận nhận định:
- GV đánh giá, nhận xét và chuẩn hóa.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi vận dụng trong SGK/tr7:
Bố mẹ định hướng máy tính cho em làm phương tiện học tập. Em sẽ chọn loại máy tính nào? Tại sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tìm hiểu, trả lời câu hỏi.
Dự kiến sản phẩm:
- Em sẽ chọn máy tính xách tay. Vì khi dùng máy tính xách tay em dễ dàng mang đi và học ở những địa điểm khác nhau.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_bai_1_thiet_bi_vao_ra_co_ban_cho_may_t.docx