Tiết :
Bài thực hành 8:
AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI?
Lớp : 7B
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu và nắm được khái niệm sắp xếp và lọc dữ liệu.
- Vận dụng các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu để làm bài tập.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện được các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu trong bảng tính Excel.
- Từ việc sắp xếp dữ liệu học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính.
- Có thể chèn thêm được ít nhất một hàng trống vào bảng tính Excel.
PHÒNG GD-ĐT HẢI LĂNG TRƯỜNG THCS TT HẢI LĂNG Tiết : Bài thực hành 8: AI LÀ NGƯỜI HỌC GIỎI? Người soạn : Nguyễn Thị Kim Kiều Người dạy : Nguyễn Thị Kim Kiều Ngày soạn : 27/02/2011 Ngày dạy :02/02/2011 Lớp : 7B I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm được khái niệm sắp xếp và lọc dữ liệu. - Vận dụng các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu để làm bài tập. 2. Kỹ năng: - Thực hiện được các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu trong bảng tính Excel. - Từ việc sắp xếp dữ liệu học sinh có thể so sánh dữ liệu trong cùng một bảng tính. - Có thể chèn thêm được ít nhất một hàng trống vào bảng tính Excel. 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tập trung cao độ. - Hiểu và nắm được bài. - Ghi bài đầy đủ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, tranh ảnh, máy chiếu. - SGK, SGV, dụng cụ giảng dạy. 2. Học sinh: - SGK, sách bài tập, dụng cụ học tập. - Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP: - Thuyết trình. - Vấn đáp. - Trực quan. - Phát hiện và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sỉ số. - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Sắp xếp dữ liệu là gì? Nêu các bước sắp xếp dữ liệu? Câu 2: Lọc dữ liệu là gì? Nêu các bước lọc dữ liệu? 3. Triển khai bài mới: - Ở tiết trước chúng ta đã học bài "Sắp xếp và lọc dữ liệu" đã biết được các khái niệm sắp xếp và lọc dữ liệu và các bước thực hiện trong bảng tính Excel. Vậy để có các dữ liệu theo những yêu cầu của chúng ta thì ta phải làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta tìm hiểu bài học ngày hôm nay nhé. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt dộng 1: GV: - Chia học sinh ra thành các nhóm gồm 3-4 em để cùng làm bài tập ở SGK -Yêu cầu học sinh khởi động chương trình bảng tính Excel và mở bảng tính Bang diem lop em đã được lưu trong Bài thực hành 6 và thực hiện theo yêu cầu của bài. HS: Thực hiện GV: Hướng dẫn qua cho học sinh quan sát và làm theo. HS: Thực hiện. GV:.Nhận xét cách làm của học sinh. HS:.Nghe giáo viên hướng dẫn và thực hiện lại. Hoạt dộng 2: GV: -Chia học sinh ra các nhóm gồm 3-4 em. -Yêu cầu học sinh mở SGK và làm theo hướng dẫn HS: làm theo GV: -Gợi ý cho học sinh sử dụng công cụ sắp xếp và lọc dữ liệu để làm bài tập HS: chú ý lắng nghe GV: - Gọi những học sinh khá, giỏi lên thực hiện. Vừa làm vừa nói cho cả lớp cùng nghe và cùng quan sát. - Gọi tiếp 2-3 em không đưa tay lên thực hiện lại HS: thực hiện GV: nhận xét kết quả học sinh làm được Hoạt dộng 3: GV: Mời 1 hoặc 2 học sinh đứng dậy đọc đề bài của Bài tập 3 HS: Thực hiện GV: - Cho học sinh nhắc lại cách sắp xếp hoặc lọc dữ liệu. - Hướng dẫn học sinh cách chèn thêm một hàng trống vào giữa hai hàng HS: chú ý lắng nghe GV: giải đáp một số vấn đề họa sinh chưa hiểu HS: Lắng nghe GV: nhận xét 1. Bài tập 1: a) Thực hiện các thao tác sắp xếp theo điểm các môn học và trung bình. b) Thực hiện các thao tác lọc dữ liệu để chọn các bạn có điểm 10 môn Tin học. c) Hãy lọc ra các bạn có điểm trung bình cả năm là ba điểm cao nhất và các bạn có điểm trung bình là hai điểm thấp nhất. 2. Bài tập 2: a) Mở bảng tính Cac nuoc DNA đã được tạo và lưu trong Bài thực hành 6. b) Hãy sắp xếp các nươc theo: - Diện tích tăng dần hoặc giảm dần. - Dân số tăng dần hoặc giảm dần. - Mật độ dân số tăng dần hoặc giảm dần. - Tỉ lệ dân số thành thị tăng dần hoặc giảm dần. c) Sử dụng công cụ lọc để: - Lọc ra các nước có diện tích là năm diện tích lớn nhất. - Lọc ra các nước có số dân là ba số dân ít nhất. - Lọc ra các nước có mật độ dân số thuộc ba mật độ dân số cao nhất. 3.Bài tập 3: a) Sử dụng trang tính của Bài tập 2, hãy nháy chuột tại một ô ngoài danh sách dữ liệu. Thực hiện các thao tác sắp xếp hoặc lọc dữ liệu. Các thao tác đó thực hiện được không? Tại sao? b) Hãy chèn thêm ít nhất một hàng trống vào giữa hai nước Ma-lai-xia và Mi-an-ma. Nháy chọn ô C3 và thực hiện một số thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu. Quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét. c) Sử dụng lại trang tính của Bài tập 2, hãy chèn thêm ít nhất một cột trống vào giữa cột D và cột E. Thực hiện các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu tương tự như câu a). Cho nhận xét về kết quả nhận được. V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Nêu lại các bước sắp xếp và lọc dữ liệu 2. Dặn dò: - Học sinh về nhà làm bài tập, thực hành thành thạo các thao tác. - Đọc và tìm hiểu trước bài 9 “Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ” SGK, trang 79. VI. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: