I. Mục tiêu: Phạm Huy
1. Về kiến thức: - Biết được phần mềm bảng tính điện tử dùng để làm gì và một số tính năng ưu việt của nó
- Biết được một số thành phần cơ bản trong cửa sổ làm việc của excel và một số nhóm lệnh, nút lệnh tương tự như Word.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các tính năng ưu việt của bảng tính điện tử.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra một số lệnh, nhóm lệnh trong excel cũng giống như trong word
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được một số tính năng ưu việt của excel mà trong Word không thực hiện được hoặc thao tác thực hiện sẽ khó hơn.
Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết theo KHBD: CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC BÀI 1: LÀM QUEN VỚI BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. Mục tiêu: Phạm HuySP Tin 6 Anh Nguyet + Pham Huy 1. Về kiến thức: - Biết được phần mềm bảng tính điện tử dùng để làm gì và một số tính năng ưu việt của nó - Biết được một số thành phần cơ bản trong cửa sổ làm việc của excel và một số nhóm lệnh, nút lệnh tương tự như Word. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau: - Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các tính năng ưu việt của bảng tính điện tử. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra một số lệnh, nhóm lệnh trong excel cũng giống như trong word - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được một số tính năng ưu việt của excel mà trong Word không thực hiện được hoặc thao tác thực hiện sẽ khó hơn. 2.2. Năng lực Tin học: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau: Năng lực C (NLc): - Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu sử dụng một số tính năng ưu Việt của chương trình bảng tính khi giải quyết công việc. Năng lực D (NLd): - Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học. 3. Về phẩm chất: Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau: - Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm. - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Thiết bị dạy học: - Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 2. Học liệu: - GV: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, file word Hình 1.1/SGK, bảng phụ - HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. III. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động 1: Mở đầu ( 5 phút) a) Mục tiêu: - Biết được một số công việc trong thực tế có sử dụng dạng bảng b) Nội dung: - Một số số liệu trong thực tế cuộc sống có sử dụng dạng bảng c) Sản phẩm: - Câu trả lời của HS: Bảng điểm của lớp em, thời khóa biểu, bảng tổng sắp huy chương segame31, d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu hs hoạt động nhóm (Mỗi nhóm 6 bạn) thảo luận thống nhất kết quả trên giấy A4: Em hãy trình bày một số số liệu trong thực tế cuộc sống có sử dụng dạng bảng? * HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận bài tập trong phiếu học tập và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. * Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu đại diện nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình bày và trả lời các câu hỏi phản biện. Một số số liệu trong thực tế cuộc sống có sử dụng dạng bảng: Bảng điểm của lớp em, thời khóa biểu, bảng tổng sắp huy chương segame 31, - HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản biện. * Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ năng hoạt động nhóm của HS. Từ đó hướng dẫn học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới. * Nội dung: một số số liệu trong thực tế cuộc sống có sử dụng dạng bảng: Bảng điểm của lớp em, thời khóa biểu, bảng tổng sắp huy chương segame 31, 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động 2.1: Từ bảng trong văn bản đến bảng tính điện tử (8 phút) a) Mục tiêu: - Biết được phần mềm bảng tính điện tử dùng để làm gì và một số tính năng ưu việt của nó b) Nội dung: - Phần mềm bảng tính điện tử c) Sản phẩm: - Khái niệm về phần mềm bảng tính điện tử và một số tính năng ưu việt d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1. Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1: Bằng phần mềm soạn thảo văn bản Word đã học em có thể tính được tổng cân nặng? Chiều cao lớn nhất? Trung bình chỉ số BMI hay không? Câu 2: Khi giá trị dữ liệu cân nặng của bạn Lê Trung Dũng nhập sai không phải 56.5 mà là 46.5 thì em phải làm gì để có dữ liệu đúng? Câu 3 : Để khắc phục vấn đề trên chúng ta cần phần mềm nào? Câu 4: Phần mềm bảng tính điện tử là gì? * HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. * Báo cáo, thảo luận - GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động. + Câu 1: Bằng phần mềm soạn thảo văn bản Word ta có thể bổ sung, thêm vào và tính được tổng cân nặng, chiều cao lớn nhất, trung bình chỉ số BMI + Câu 2: Ta phải tính lại tổng cân nặng và trung bình chỉ số BMI + Câu 3: Chúng ta cần có phần mềm bảng tính điện tử + Câu 4: Phần mềm bảng tính điện tử là công cụ để tính toán các dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng, tự động tính toán theo công thức cho trước, phân tích và tổng hợp dữ liệu, trình bày thông tin trực quan dưới dạng biểu đồ. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV: Nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. - HS cả lớp quan sát, lắng nghe GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về bảng trong văn bản đến bảng tính điện tử - GV chốt kiến thức: - Bảng trong Word có thể bổ sung chèn vào, tính toán được nhưng phải tính lại khi dữ liệu bị nhập sai - Phần mềm bảng tính là công cụ để tính toán các dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng, tự động tính toán theo công thức cho trước, phân tích và tổng hợp dữ liệu; trình bày thông tin trực quan dưới dạng biểu đồ 1. Từ bảng trong văn bản đến bảng tính điện tử - Phần mềm bảng tính là công cụ để tính toán các dữ liệu được trình bày dưới dạng bảng, tự động tính toán theo công thức cho trước, phân tích và tổng hợp dữ liệu; trình bày thông tin trực quan dưới dạng biểu đồ Hoạt động 2.2: Bảng tính điện tử EXCEL (7 phút) a) Mục tiêu: - Biết được một số phần mềm bảng tính điện tử - Biết được các thành phần cơ bản trong cửa sổ làm việc của excel và một số nhóm lệnh, nút lệnh như cửa sổ Word. b) Nội dung: - Các thành phần chính trong bảng tính điện tử excel c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập - Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: + Câu 1: Em hãy nêu một số phần mềm bảng tính điện tử mà em biết? + Câu 2: Quan sát hình 2/SGK và nêu : Cửa sổ làm việc của Phần mềm bảng tính điện tử nào? Có những vùng nào giống và khác cửa sổ làm việc Word? Một số hàm thông dụng nằm ở dải lệnh nào, nhóm lệnh nào? * HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. - Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. * Báo cáo, thảo luận - GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả hoạt động. + Câu 1: Excel, Google Sheets, Open office Calc, + Câu 2: * Trong Hình 2: - Cửa sổ làm việc của phần mềm Excel - Có một số vùng làm việc giống Word như vùng nút lệnh, vùng thanh điều hướng và trạng thái, vùng các ô dữ liệu. Phần mềm excel có thêm một số hàm thông dụng để tính toán, dải lệnh data, thanh công thức. - Một số hàm thông dụng nằm ở dải lệnh Home nhóm lệnh Editting - HS cả lớp quan sát, lắng nghe, nhận xét. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm về bảng tính điện tử Excel Gv: Chốt kiến thức ghi bảng: - Có nhiều phần mềm bảng tính điện tử như: Excel, Google Sheets, Open office Calc, - Cửa sổ làm việc Excel có nhiều lệnh giống cửa sổ làm việc Word. Có thêm một số hàm thông dụng, dải lệnh data, thanh công thức để xử lý dữ liệu. - HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở 2. Bảng tính điện tử Excel - Có nhiều phần mềm bảng tính điện tử như: Excel, Google Sheets, Open office Calc, - Cửa sổ làm việc Excel có nhiều lệnh giống cửa sổ làm việc Word. Có thêm một số hàm thông dụng, dải lệnh data, thanh công thức để xử lý dữ liệu. Hoạt động 2.3: Thực hành làm quen với bảng tính (10 phút) a) Mục tiêu: - Biết mở và sử dụng một số chức năng của phần mềm bảng tính. b) Nội dung: - Làm quen với phần mềm bảng tính excel c) Sản phẩm: - Thao tác thực hành được trên máy với 5 bài tập SGK/trang 38 d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập - GV: Y/c HS mở máy và thực hiện các BT sau: Bài 1: Mở văn bản “bảng chỉ số BMI” trong ổ đĩa D (văn bản bảng chỉ số BMI đã được chuẩn bị sẵn trong máy lưu vào ổ đĩa D) và sao chép bảng chỉ số này vào trong Excel như hình dưới Bài 2: Tính tổng cân nặng vào ô dưới cùng cột cân nặng Bài 3: Sửa dữ liệu cân nặng em Lê Trung Dũng thành 46.5 và quan sát kết quả ô tổng cộng cân nặng có đúng không? Nêu nhận xét? Bài 4: Thao tác tạo biểu đồ theo các bước phía dưới: Bài 5: Lưu tệp với tên khác là “Thuchanh.xlsx” * HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, thống nhất thao tác trên máy theo yêu cầu của giáo viên - GV thực hành mẫu, sử dụng Hình 1.1 file word (Phụ lục) - Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. * Báo cáo, thảo luận - GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động. - GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. - HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành của HS. GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm Gv: Chốt kiến thức ghi bảng: - Excel đã làm sẵn một số lệnh tính toán, vẽ biểu đồ rất dễ dùng. HS: Lắng nghe, theo dõi, ghi bài vào vở 3. Thực hành làm quen với bảng tính: Các bước thực hiện: Bài 1: Vào ổ đĩa D nháy đúp vào văn bản “bảng chỉ số BMI” và chọn vùng có bảng dữ liệu 6x6 nhấn chuột phải chọn copy Nháy đúp vào biểu tượng Excel để mở cửa sổ Excel và chọn 1 ô nháy chuột phải chọn paste. Bài 2: Chọn ô phía dưới cột cân nặng Chọn dải lệnh Home, nháy chuột vào lệnh Autosum và chọn lệnh sum và nhấn enter Bài 3: chọn ô cân nặng của em Lê trung Dũng và sửa lại 46.50 nhấn enter Dữ liệu ô tổng cộng được cập nhật lại đúng mà không cần phải thao tác tính lại. Bài 4: B1: Nháy chọn các ô họ tên và chiều cao B2: Nháy chọn dải lệnh Insert, nháy chọn biều đồ hình cột và chọn 1 biểu đồ đầu tiên trong nhóm Bài 5: Nháy chuột chọn file/save as Xuất hiện hộp thoạt gõ tên tệp là “Thuchanh” nhấn enter. Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút) a) Mục tiêu: - Tổ chức trò chơi “AI NHANH HƠN” thông qua các câu hỏi trắc nghiệm b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm c) Sản phẩm: - Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập - Giới thiệu trò chơi và luật chơi “AI NHANH HƠN” * Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội; mỗi đội chọn ra 3 bạn xếp thành 2 hàng chơi tiếp sức. Bạn thứ 1 đọc câu hỏi trên bảng phụ rồi ghi đáp án lên bảng, xong quay về chuyền phấn cho bạn thứ 2 rồi xuống đứng cuối hàng. Bạn thứ 2 đọc câu hỏi trên bảng phụ rồi ghi đáp án lên bảng, có thể sửa đáp án của đồng đội làm trước, xong quay về chuyền phấn cho bạn thứ 3, Tiến hành đến khi hoàn thành các câu hỏi hoặc đến khi hết thời gian 2 phút. * Câu hỏi: Câu 1: Phần mềm bảng tính không có tính năng nào sau đây? A. Tính toán B. Vẽ biểu đồ C. Gửi tin nhắn D. Trình bày dữ liệu dưới dạng bảng Câu 2: Đâu là phần mềm bảng tính điện tử A. Excel B. Word C. Paint D. Facebook Câu 3: Phần mềm bảng tính có chức năng chính là gì? A. Quản trị dữ liệu. B. Soạn thảo văn bản và quản trị dữ liệu. C. Nhập và xử lí dữ liệu dưới dạng bảng. D. Nhập và tính toán giống như máy tính cầm tay Casio. Câu 4: Nhóm lệnh (Autosum) nằm ở đâu? A. Nhóm lệnh font, dải lệnh Home B. Nhóm lệnh Editting, dải lệnh View C. Nhóm lệnh cells, dải lệnh Home D. Nhóm lệnh Editting, dải lệnh Home Câu 5: Tính năng ưu việt của chương trình bảng tính là gì? A. Trình bày thông tin dưới dạng bảng B. Phân tích và tổng hợp dữ liệu, tạo biểu đồ C. Tính toán và sử dụng các hàm có sẵn D. Các ý A,B,C đều đúng Câu 6: Khởi động phần mềm bảng tính excel em thao tác như thế nào? A. Nháy chuột vào biểu tượng Excel trên màn hình B. Nháy chuột phải vào biểu tượng Excel trên màn hình C. Nháy đúp chuột vào biểu tượng Excel trên màn hình D. Nháy đúp chuột vào biểu tượng bất kỳ * HS thực hiện nhiệm vụ - Tiến hành trò chơi: + Cử thành viên tham gia trò chơi; + Đặt tên đội; + Cử trọng tài; + Cổ vũ * Báo cáo, thảo luận - Trọng tài: Thông báo hết thời gian hoặc trò chơi kết thúc. Gọi đại diện các nhóm nhận xét chéo. Công bố kết quả: * Đáp án: 1- C; 2 - A; 3 - B; 4 - D; 5 - D; 6 - C - Tuyên bố đội thắng cuộc. * Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kết quả cuối cùng Đáp án: 1 - C; 2 - A; 3 - B; 4 - D; 5 - D; 6 - C; Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút) a) Mục tiêu: - Vận dụng các kiến thức đã học để giải bài tập liên quan b) Nội dung: - Tìm số đo chiều cao lớn nhất, trung bình chỉ số BMI và điền thêm vào bảng c) Sản phẩm: - Kết quả thực hiện thao tác trên máy tính của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập - Thao tác thực hiện tương tự bài 2 lần lượt các lệnh Max, Average để tính chiều cao lớn nhất và trung bình chỉ số BMI ? * HS thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, thống nhất thao tác trên máy theo yêu cầu của giáo viên - Hướng dẫn, hỗ trợ: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. * Báo cáo, thảo luận - GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động. - GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. - HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác. * Kết luận, nhận định - GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Cho điểm các nhóm làm tốt. - GV chính xác hoá các thao tác của HS. - GV chốt kiến thức. Các bước thực hiện: Bài 2: Chọn ô phía dưới cột chiều cao - Chọn dải lệnh Home, nháy chuột vào lệnh Autosum và chọn lệnh Max và nhấn enter - Chọn dải lệnh Home, nháy chuột vào lệnh Autosum và chọn lệnh Average và nhấn enter Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Hoàn thành các câu hỏi tự kiểm tra trang 38/SGK vào vở bài tập - Thực hành lại các bài từ bài 1 đến bài 5, mục 3/SGK - Chuẩn bị bài mới, đọc trước nội dung Bài 2: “Làm quen với trang tính” Phụ lục * File word Hình 1.1/SGK STT Họ và tên chiều cao (m) Cân nặng (kg) BMI Đánh giá 1 Lê Trung Dũng 1.50 56.50 25.11 Thừa cân 2 Nguyễn Thảo Hoa 1.52 47.70 20.65 Bình thường 3 Đoàn Thu Huyền 1.48 40.15 18.33 Thiếu cân 4 Vũ Mạnh Huy 1.55 49.70 20.69 Bình thường 5 Trần Thanh Vân 1.60 55.25 21.58 Bình thường
Tài liệu đính kèm: