Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính

Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được các thành phần cơ bản của trang tính, bao gồm: ô, hàng, ô được chọn, địa chỉ ô tính, hộp tên và thanh công thức.

- Bước đầu làm quen với thao tác nhập dữ liệu vào các ô tính.

- Bước đầu hình thành được khả năng tổ chức thông tin dưới dạng bảng thuận lợi cho việc quản lí.

2. Về năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học:

Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh để biết được: các thành phần cơ bản của một trang tính, nhận dạng được khối trong trang tính.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

 + Hoạt động nhóm để thảo luận về tình huống có vấn đề ở hoạt động khởi động để bước đầu nhận biết được các thành phần cơ bản của trang tính.

 + Hoạt động nhóm để nhập dữ liệu vào bảng tính.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập kế hoạch hỗ trợ bạn bè và người thân của em khi họ cần hỗ trợ về chương trình bảnh tính.

2.2. Năng lực Tin học

- Biết lựa chọn và thao tác với các thành phần cơ bản của trang tính để hình thành được khả năng tổ chức thông tin dưới dạng bảng thuận lợi cho việc quản lí.

- Sử dụng được chương trình bảng tính để nhập hay chỉnh sửa dữ liệu trong bảng tính.

 

doc 9 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 2: Các thành phần cơ bản của trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 Ngày soạn:
Tuần 6 Tiết: 11, 12
MÔ ĐUN II: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
BÀI 2. Các thành phần cơ bản của trang tính 
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của trang tính, bao gồm: ô, hàng, ô được chọn, địa chỉ ô tính, hộp tên và thanh công thức.
- Bước đầu làm quen với thao tác nhập dữ liệu vào các ô tính.
- Bước đầu hình thành được khả năng tổ chức thông tin dưới dạng bảng thuận lợi cho việc quản lí.
2. Về năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: 
Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh để biết được: các thành phần cơ bản của một trang tính, nhận dạng được khối trong trang tính.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
 + Hoạt động nhóm để thảo luận về tình huống có vấn đề ở hoạt động khởi động để bước đầu nhận biết được các thành phần cơ bản của trang tính.
 + Hoạt động nhóm để nhập dữ liệu vào bảng tính.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập kế hoạch hỗ trợ bạn bè và người thân của em khi họ cần hỗ trợ về chương trình bảnh tính.
2.2. Năng lực Tin học
- Biết lựa chọn và thao tác với các thành phần cơ bản của trang tính để hình thành được khả năng tổ chức thông tin dưới dạng bảng thuận lợi cho việc quản lí.
- Sử dụng được chương trình bảng tính để nhập hay chỉnh sửa dữ liệu trong bảng tính.
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học: - Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, 
2. Học liệu:
- GV: SHD tin học 7, tài liệu tham khảo
- HS: SHD tin học 7, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn. 
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: HS thấy được tình huống có vấn đề, định hướng cho HS nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho HS đi tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: hoạt động nhóm đọc và trả lời câu hỏi ở mục A.
c) Sản phẩm: các câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu yêu cầu:
+ Hoạt động cá nhân đọc và nghiên cứu mục A. Khởi động – SHD
+ Hoạt động nhóm trả lời 3 câu hỏi mục A.
* HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc và nghiên cứu mục A.
+ Sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
Các nhóm khác nhận xét góp ý, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV chốt kết quả chung của các nhóm.
GV đặt vấn đề giới thiệu vào bài học mới 
1. Mỗi cột của bảng tính thể hiện thông tin:
Tên một số sông ngòi ở Việt Nam như Sông Hồng, Sông Mê Kông
Lưu vực của các một số sông ngòi tại Việt nam.
Tổng lượng nước, tổng lượng nước mùa cạn, tổng lượng nước mùa lũ của một số sông ngòi tại Việt Nam.
2. Số 982.0 nằm ở ô giao của cột D và hàng thứ 4 của trang tính, Thể hiện tổng lượng nước của sông Đồng Nai trên một năm.
3. Hàng thứ 5 của trang tính biểu hiện “Tổng lượng nước mùa cạn” của từng con sông trong một năm.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Các thành phần cơ bản trên trang tính
a) Mục tiêu: HS biết được các thành phần cơ bản trên trang tính.
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động cặp đôi, thảo luận để trả lời được câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV và báo cáo rõ ràng trước lớp.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin mục a để xác định được các thành phần cơ bản của trang tính.
- GV chiếu hình vẽ trong SHD/34.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi phần 1b. 
* HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS hoạt động cá nhân đọc thông tin phần 1a.
- HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi phần 1b.
* Báo cáo, thảo luận 
- 1 HS nêu các thành phần cơ bản của trang tính.
- Đại diện 1 cặp đôi lên báo cáo.
- HS khác nhận xét.
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét, tổng hợp.
GV chốt lại các thành phần cơ bản trên trang tính.
1. Các thành phần cơ bản trên trang tính
a) Thông tin
(SHD)
Gồm: hộp tên, thanh công thức, tên cột, tên hàng, ô tính đang được chọn.
b) Đáp án B. Trang tính được chia thành các cột và các hàng.
Hoạt động 2.2: Nhận dạng khối trong trang tính 
Mục tiêu: HS nhận dạng được khối trong trang tính
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời được các câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV và báo cáo rõ ràng trước lớp.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu hoạt động cá nhân tự đọc phần 2a/SHD.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận phần b vào bảng nhóm.
* HS thực hiện nhiệm vụ 
+ HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi phần 2b.
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét và chốt lại cách xác định địa chỉ của khối trong trang tính.
2. Nhận dạng khối trong trang tính
- Địa chỉ của ô tính nằm trên hàng 12 cột E là E12
- Địa chỉ của ô tính trong hình chữ nhật có hai đỉnh là các ô E10 và C6 là C6:E10
- Tất cả các ô tính thuộc cột C là C:C
- Tất cả các các ô tính thuộc các cột A, B và C là A:C
Hoạt động 2.3: Nhập dữ liệu vào trang tính 
Mục tiêu: HS biết cách nhập, sửa dữ liệu trong trang tính.
b) Nội dung: HS tự đọc nội dung phần 3 trong SHD.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV.
d) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tự tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu hoạt động cá nhân tự đọc phần 3/SHD.
? Nêu cách nhập và sửa dữ liệu trong trang tính?
* HS thực hiện nhiệm vụ 
+ HS tự đọc thông tin phần 3/SHD rồi trả lời câu hỏi của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo
- HS khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
3. Nhập dữ liệu vào trang tính
(SHD/36)
- Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính ta nháy chuột chọn ô đó và gõ dữ liệu vào từ bàn phím rồi kết thúc việc nhập dữ liệu bằng cách chọn ô tính khác hoặc nhán phím Enter.
- Để sửa dữ liệu của một ô cần nháy đúp chuột vào ô đó (hoặc nhấn phím F2) và sửa tương tự như khi soạn thảo văn bản.
Tiết 2. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: HS thực hiện được thao tác nhập dữ liệu vào bảng tính.
b) Nội dung: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
c) Sản phẩm: HS thực hành được nhiệm vụ GV đã giao, HS trả lời được câu hỏi của GV
 d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm, thảo luận, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
GV chiếu nhiệm vụ cùng với thời gian cho nhiệm vụ đó lên máy chiếu. 
Yêu cầu các nhóm thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ theo khung thời gian đã chỉ ra.
Yêu cầu: Sau khi làm xong nhiệm vụ sau 30 phút, yêu cầu các nhóm dừng hoạt động thực hành. 
* HS thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm
- Nhóm khác nhận xét 
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
* Nhập dữ liệu vào bảng tính và quan sát kết quả
1. Để mở mới một bảng tính, em khởi động chương trình bảng tính, mở bảng chọn File và nháy chuột vào lệnh New.
Để mở một tệp bảng tính đã có trên máy tính, em mở thư mục lưu tệp và nháy đúp chuột trên biểu tượng của tệp.
2. Khi bạn chọn ô B2 rồi gõ 1992 và nhấn Enter thì lúc này nó sẽ tự động nhảy xuống ô kế tiếp là B3
3. Khi bạn di chuyển đến ô tính E2 rồi nhập văn bản Aladdin và cây đèn thần thì lúc này nếu độ rộng của ô E2 không đủ để viết thì nó sẽ tự động ghi chèn qua các cột kế bên. Sau khi nhấn Enter thì mặc dù nó có bị ghi đè lên các cột kế bên nhưng trang tính vẫn sẽ tự động hiểu là bạn vẫn đang làm việc trên ô tính E2 nên nó sẽ tự động nhảy xuống dòng kế tiếp là ô E3
4.
5. Bạn có thể làm thao tác giống như các phần 1,2,3,4
6. Lưu bảng tính với một tên khác
Em có thể lưu bảng tính đang được mở với một tên khác bằng cách sử dụng lệnh Save As trên bảng chọn File.
7. Để đóng chương trình bảng tính Exel bạn chọn:
Đánh giá kết quả hoạt động nhóm: GV sử dụng 2 công cụ
Công cụ 1: Đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm 
STT
Tiêu chí
Thang điểm
1
Kỹ năng soạn thảo văn bản nhanh, chính xác
Thang điểm tối đa 3 điểm
2
Kỹ năng nhập thêm dữ liệu dạng số và dạng văn bản cho một ô tính khác. 
Thang điểm tối đa 3 điểm
3
Kỹ năng ghi lại bản tính.
Thang điểm tối đa 3 điểm
4
Kỹ năng mở và đóng chương trình bảng tính.
Thang điểm tối đa 1 điểm
Mẫu phiếu đánh giá: Nhóm .
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tổng điểm
HS1
3
2
2
1
8
HS2
Công cụ 2: Đánh giá sự hoạt động nhóm của HS
STT
Tiêu chí
Thang điểm
1
Mức độ sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ GV giao và nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ.
Thang điểm tối đa 5 điểm
2
Tinh thần hợp tác và hỗ trợ bạn khi cần thiết.
Thang điểm tối đa 5 điểm
Mẫu phiếu đánh giá: Nhóm .
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tổng điểm
HS1
4
4
8
HS2
GV: Cho HS cộng tổng điểm của mỗi HS ở cả 2 loại phiếu đánh giá để có kết quả tổng hợp.
Sau đó căn cứ vào sản phẩm của HS để nhận xét: Ưu điểm, tồn tại và kết quả của các HS và các nhóm tham gia thực hành.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
Mở rộng kiến thức về cách nhập dữ liệu vào bảng tính.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân đưa ra ý kiến của mình về cách tổ chức thông tin của hai bảng tính. 
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
 d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS trả lời.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 
- GV chiếu hai bảng tính ở hình a và hình b/37.
- Yêu cầu hoạt động cá nhân quan sát hai bảng tính rồi trả lời câu hỏi:
? Nêu sự khác nhau giữa cách tổ chức thông tin của hai bảng tính trên?
* HS thực hiện nhiệm vụ 
+ HS quan sát, so sách cách trình bày ở hai bảng tính rồi trả lời câu hỏi của GV.
* Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo
- HS khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
Sự khác nhau giữa hai bảng tính trên là trong bảng tính ở hình b thì lúc này tên của các con sông thay vì là ở các cột như ở bảng a thì bây giờ tên của các con sông đã chuyển thành các hàng như hình b, tương tự như các thông tin về lưu vực, tổng lượng nước cũng đã được đảo ngược nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_vnen_modul_2_bai_2_cac_thanh_phan_co_b.doc