I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi
2.Kỹ năng
- Biết cách TN,theo dõi TN và khai thác các số liệu thu thập được từ TN về sự sôi.
3.Thái độ
- Cẩn thận,tỉ mỉ, kiên trì, trung thực
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Mỗi nhóm:
- Một giá đỡ thí nghiệm - Một kẹp vạn năng
- Một kiềng và lưới kim loại - Một bình cầu đáy bằng, có nút cao su để cắm nhiệt kế
Tuần 33 tiết 32 Ngày soạn : 18/ 04/ 2009. Bài 28 Sự sôi I. Mục tiêu 1.Kiến thức - Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi 2.Kỹ năng - Biết cách TN,theo dõi TN và khai thác các số liệu thu thập được từ TN về sự sôi. 3.Thái độ - Cẩn thận,tỉ mỉ, kiên trì, trung thực II. chuẩn bị của Gv và hs Mỗi nhóm: - Một giá đỡ thí nghiệm - Một kẹp vạn năng - Một kiềng và lưới kim loại - Một bình cầu đáy bằng, có nút cao su để cắm nhiệt kế - Một đèn cồn, một đồng hồ - Một nhiệt kế thuỷn ngân Cho mỗi học sinh : - Chép bảng 28.1 SGK vào một trang vở - Một tờ giấy kẻ ô khổ vở HS III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Đề bài Câu 1 (0,5 đ) Khoanh tròn câu trả lời đúng trong các câu sau: Trong các câu trả lời sau, theo em câu trả lời nào đúng: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít C. Nước trong cốc càng nóng D. Nước trong cốc càng lạnh Câu 2 (0,5 điểm). Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ: A. Sương đọng trên lá cây B. Sương mù C. Hơi nước D. Mây Câu 3 (4 điểm). Hãy nêu hai ví dụ về hiện tượng ngưng tụ? Câu 4 (5điểm). Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương sáng trở lại. Giảithích: Đáp án và biểu điểm Câu 1: Chọn đáp án đúng 0,5 điểm Đáp án: C Câu 2: Chọn đáp án đúng 0,5 điểm Đáp án: C Câu 3: Mỗi VD lấy đúng, chính xác 2 điểm VD1: Hơi nước trong đám mây ngưng tụ thành mưa VD2: Hơi nước trong không khí ngưng tụ thành các hạt sương đong trên lá cây. Câu 4 ( 5 điểm ) Giải thích đúng: Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt sương này lại bay hơi hết vào không khí . *) Tổ chức tình huống học tập : HS đọc mẩu hội thoại mở bài ĐVĐ : chúng ta phải tiến hành TN kiểm tra dự đoán để khẳng định ai đúng, ai sai 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nêu dụng cụ TN? HS tiến hành lắp TN GV lưu ý : + Không để nhiệt kế chạm vào đáy + Đun nước đến 400C mới bắt đầu bấm thời gian +Đảm bảo an toàn khi làm TN GV:Sau khi HS tiến hành TN xong, HS ghi kế quả vào bảng,đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả TN GV giải thích tại sao trongTN nước không sôi ở 100 độ C Nội dung cơ bản I.TN về sự sôi 1.Tiến hành TN Dụng cụ : Cách tiến hành: Lưu ý khi tiến hành TN Kết quả: ở trên mặt nước ở trong lòng nước - Hiện tượng I: Có một ít hơi nước bay lên. - Hiện tượng II: Mặt nước bắt đầu xáo động. - Hiện tượng III: Mặt nước bắt đầu xáo động mạnh, hơi nước bay lên rất nhiều. - Hiện tượng A: Các bọt khí bắt đầu xuất hiện ở đáy bình. - Hiện tượng B: : Các bọt khí nổi lên - Hiện tượng C: Các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to, khi tới mặt thoáng thì vỡ tung. Nước sôi sùng sục. GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn ra giấy kẻ ô vuông Lưu ý : Trục nằm ngang là trục thời gian,trục thẳng đứng là trục nhiệt độ HS ghi nhận xét về đường biểu diễn + Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ, đường biểu diễn có đặc điểm gì? + Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểmgì? 2.Vẽ đường biểu diễn - Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi,thể hiện đường biểu diễn là một đường thẳng nằm ngang. 4. Tổng kết - Vẽ lại đường biểu diễn vào vở 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm hết bài tập trong SBT - Đọc phần “có thể em chưa biết” - Đọc và trả lời trước các câu hỏi bài 29 SGK Tuần 34 Tiết 33 Ngày soạn : 24/ 04/ 2009 Bài 29 Sự sôi (tiếp) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi 2.Kỹ năng - Vận dụng kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến đặc điểm của sự sôi. 3. Thái độ - Nghiêm túc, tích cự học tập. II. chuẩn bị của Gv và hs Mỗi HS : - Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở - Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông. Cả lớp : - Một bộ dụng cụ thí nghiệm về sự sôi đã làm ở bài trước III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới Hoạt động của GV - HS Nội dung cơ bản GV đặt bộ TN lên bàn HS: + Đại diện nhóm mô tả dụng cụ thí nghiệm + Cách bố trí thí nghiệm HS : Nêu khái niệm và nhận xét vẽ đường biểu diễn ở tiết học trước HS thảo luận nhóm về câu trả lời GV: Tổ chức cho hs thảo luận HS : Cá nhân tự chữa vào vở những câu trả lời và kết luận GV: + Giới thiệu các chất lỏng khác cũng rút ra kết luận tương tự + Giới thiệu bảng 29.1 HS theo dõi bảng nhiệt độ sôi của một số chất HS hoạt động CN để trả lời các câu hỏi C7, C8, C9. + HS trả lời GV thống nhất câu trả lời đúng. 1. Trả lời câu hỏi 2. Rút ra kết luận C5 Bình đúng C6 (1) 1000C (2) Nhiệt độ sôi (3) Không thay đổi (4) Bọt khí (5) Mặt thoáng III. Vận dụng C7 - Vì nhiệt độ này xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. C8- Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ của nước, còn nhiệt độ sôi của nước thấp hơn nhiệt độ sôi của rượu. C9 - Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước - Đoạn BC ứng với quá trình nước đang sôi. 4. Tổng kết - GV yêu cầu hs rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi - Gv hướng dẫn hs làm bt 28- 29 SBT ? Sự sôi và sự bay hơI khác nhau như thế nào HS thảo luận trả lời GV chốt kiến thức. 5. Hướng dẫn về nhà : - Trả lời lại các câu hỏi SGK - Học thuộc lòng phần ghi nhớ. - Làm hết bài tập trong SBT - Đọc phần "có thể em chưa biết" - Nhắc hs trả lời các câu hỏi tiết sau học bài “ Tổng kết chương II: Nhiệt học”
Tài liệu đính kèm: