Giáo án Vật lý 7 tuần 20: Sự nhiểm điện do cọ xát

Giáo án Vật lý 7 tuần 20: Sự nhiểm điện do cọ xát

Tiết 20

SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ XÁT

I. Mục tiêu:

 - Mô tả được hiện tượng hoặc thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

 - Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.

II. Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm:

 + 1 thước nhựa dẹt và 1 thanh thủy tinh hữu cơ.

 + 1 mảnh nilông.

 + 1 mảnh vải khô.

 + 1 mảnh kim loại.

 + 1 bút thông mạch.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1308Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 tuần 20: Sự nhiểm điện do cọ xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn:
Tiết 20
SỰ NHIỂM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. Mục tiêu:
	- Mô tả được hiện tượng hoặc thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
	- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm:
	+ 1 thước nhựa dẹt và 1 thanh thủy tinh hữu cơ.
	+ 1 mảnh nilông.
	+ 1 mảnh vải khô.
	+ 1 mảnh kim loại.
	+ 1 bút thông mạch.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(6’)
- Kiểm tra sỉ số
- Hằng ngày, chúng ra sử dụng điện trong sinh hoạt, thường nghe nói về điện: điện giúp đèn sáng, quạt máy có thể quay làm mát... Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của điện là gì? Do đâu mà có điện? Điện có tác dụng gì? Sử dụng điện thế nào cho an toàn?
- Báo cáo sỉ số
2. Hoạt động 2: Nhận biết vật bị cọ xát có tính chất hút các vật khác: (8 phút)
- Yêu cầu các nhóm trình bày các dụng cụ mà nhóm mình đang có.
- Yêu cầu các nhóm tổ chức thực hiện thí nghiệm như yêu cầu H17.1a và H17.1b SGK.
- Gọi HS các nhóm nêu hiện tượng quan sát được qua thí nghiệm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
à Giới thiệu đồ dùng của nhóm mình đang có.
- Tổ chức thí nghiệm như yêu cầu của SGK, quan sát và ghi nhận hiện tượng xáy ra.
à Nêu hiện tượng quan sát được,
- Thảo luận nhóm.
I – Vật nhiễm điện:
˜ Thí nghiệm 1:
Kết luận 1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
3. Hoạt động 3: Nhận biết vật bị cọ xát sẽ bị nhiễm điện: (15 phút)
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm như H17.2 SGK, gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra kết luận 2.
- Các nhóm tổ chức thí nghiệm, quan sát hiện tượng, cử đại diện trình bày kết quả.
- Thảo luận nhóm.
˜ Thí nghiệm 2:
Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Kết luận: Các vật sau khi bị cọ xát hút được các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện. Ta nói các vật đã bị nhiễm điện hay mang điện tích.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu HS tự đọc các câu hỏi phần vận dụng. Thảo luận nhóm để trả lời.
Thảo luận nhóm.
II – Vận dụng:
C1: Khi chải đầu bằng lược nhựa, lược và tóc cọ xát nhau à Chúng bị nhiễm điện à Tóc bị lược hút kéo thẳng ra.
C2: Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí và bị nhiễm điện à Cánh quạt hút bụi. Mép cánh quạt cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất à mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất.
C3: Cánh quạt khi quay cọ xát với không khí và bị nhiễm điện à Cánh quạt hút bụi. Mép cánh quạt cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất à mép cánh quạt hút bụi nhiều nhất.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.(6’)
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
? Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? 
? Vật bị nhiễm điện có tính chất gì? 
- Làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài: Hai loại điện tích.

Tài liệu đính kèm:

  • docl7 tuan 20.doc